Phân tích chi tiết tác phẩm Tôi đi học

I. Mở bài

- Giới thiệu đôi nét về tác giả Thanh Tịnh: Nhà văn với những sáng tác toát lên vẻ đẹp đằm thắm, tình cảm êm dịu, trong trẻo.

- Vài nét về văn bản “Tôi đi học”: in trong tập “Quê mẹ”, xuất bản 1941, kể lại những kỉ niệm và cảm xúc của nhân vật “tôi” trong buổi tựu trường đầu tiên

II. Thân bài

1. Cơ sở để nhân vật tôi có những liên tưởng về ngày đầu tiên đi học của mình

- Biến chuyển của cảnh vật sang thu: Cuối thu, thời điểm tựu trường, cảnh thiên nhiên với lá rụng nhiều, mây bàng bạc khiến lòng người nhẹ nhàng mà bồi hồi nhớ lại

- Hình ảnh những em bé núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường,…

⇒ gợi nhớ, cơ sở liên tưởng tương đồng tự nhiên

2. Những hồi tưởng của nhân vật tôi

a. Tâm trạng khi cùng mẹ đi trên đường đến trường

- Cảnh vật, con đường vốn rất quen nhưng lần này cảm thấy lạ.

- Tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình, cảm thấy trang trọng, đứng đắn hơn.

- Bỡ ngỡ, lúng túng

⇒ Từ ngữ gợi tả, nghệ thuật so sánh, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, cụ thể: tâm trạng bỡ ngỡ của “tôi” trong bổi tựu trường đầu tiên

b. Khi đứng giữa sân trường và nghe gọi tên vào lớp học

- Không khí của ngày hội tựu trường: náo nức, vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng.

- Cảm thấy nhỏ bé so với trường, lo sợ vẩn vơ.

- Hồi hộp, lo sợ chờ nghe gọi tên mình.

- Khi sắp vào lớp học thì lo sợ, bật khóc

⇒ Diễn tả sinh động tâm trạng của nhân vật “tôi” với từng cung bậc, cảm xúc, có nhiều trạng thái cảm xúc đối lập, tâm trạng phức tạp

c. Khi ngồi trong lớp học

- Cảm thấy vừa xa lạ, vừa gần gũi với mọi vật, với nguời bạn ngồi bên …

+ Làm quen, tìm hiểu phòng học, bàn ghế, … ⇒ thấy quyến luyến.

⇒ Tâm trạng, cảm giác của nv “tôi” khi ngồi trong lớp học, đón nhận giờ học đầu tiên hợp tự nhiên, sinh động, hấp dẫn.

3. Hình ảnh những người lớn

- Ông đốc: hình ảnh một người thầy, một người lãnh đạo rất hiểu tâm lý trẻ, hiền từ, bao dung …

- Thầy giáo trẻ vui vẻ, giàu lòng yêu thương

⇒ Thể hiện rõ trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ trẻ, đồng thời yạo môi trường giáo dục thân thiện, là nguồn nuôi dưỡng tâm hồn các em.

⇒ Truyện kết thúc tự nhiên, khép lại bài văn nhưng mở ra một bầu trời mới, một khoảng không gian mới, tình cảm mới.

III. Kết bài

- Khẳng định lại những nét tiêu biểu về nghệ thuật làm nên thành công của đoạn trích: Miêu tả tinh tế, chân thật diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo và giọng điệu trữ tình, trong sáng.

- Đoạn trích ngắn gọn nhưng để lại trong lòng người bao niềm bồi hồi, xúc động khi nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình

Câu hỏi trong bài