Câu 1:
Trả lời câu 1 (trang 20 SGK Ngữ văn 8, tập 1):
Nhân vật người cô:
- Lời nói cay nghiệt, độc ác và bảo thủ trước những lề lối tàn nhẫn của xã hội cũ.
- Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi nhẫn tâm "mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không”.
- Cố gieo rắc vào đầu đứa cháu hoài nghi để chia rẽ tình mẹ con.
- Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối, sáo rỗng.
- Khi đứa cháu khóc bà cô vẫn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu.
= > Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con, muốn đứa cháu "khinh miệt và ruồng rẫy mẹ" bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa, nham hiểm.
Câu 2
Trả lời câu 2 (trang 20 SGK Ngữ văn 8, tập 1):
Tình yêu mãnh liệt của chú bé Hồng đối với người mẹ bất hạnh được thể hiện qua:
- Hơn 1 năm không có tin tức của mẹ nhưng Hồng vẫn không hề trách cứ, ghét bỏ mẹ.
- Tưởng tượng ra vẻ mặt rầu rầu, hiền từ của mẹ.
- Nhận ra dã tâm chia rẽ tình mẫu tử của bà cô độc ác, Hồng vẫn luôn yêu thương, kính trọng mẹ.
- Muốn nghiến nát những cổ tục đã đày đọa mẹ, thấu hiểu hoàn cảnh, nỗi đau mẹ đã phải trải qua.
- Gặp lại mẹ, Hồng sung sướng, hạnh phúc, quên hết những uất ức, khổ cực khi phải sống trong gia đình giả dối, nhẫn tâm.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 20 SGK Ngữ văn 8, tập 1):
Chất trữ tình:
- Tình huống truyện độc đáo, nội dung đặc sắc.
- Dòng cảm xúc của nhân vật được thể hiện mãnh liệt qua trạng thái xót xa và yêu thương mẹ vô bờ bến.
- Cách thể hiện thông qua kết cấu lớp lang, hình ảnh so sánh gây ấn tượng mạnh, giàu sức biểu cảm. Lời văn dạt dào tình cảm.
Câu 4:
Trả lời câu 4 (trang 20 SGK Ngữ văn 8, tập 1):
Qua văn bản trích, em hiểu hồi kí là một thể loại ghi lại những điều còn nhớ sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc.
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 20 SGK Ngữ văn 8, tập 1):
- Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:
+ Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em: Hồi kí Những ngày thơ ấu, tiểu thuyết Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời, Hai nhà nghỉ…
+ Thấu hiểu, đồng cảm với những thân phận nhỏ bé bị o ép trong xã hội cũ.
+ Nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.
- Trong đoạn trích những ngày thơ ấu:
+ Phê phán những hủ tục cũ qua nhân vật bà cô.
+ Bày tỏ niềm xót thương và trân trọng đối với người mẹ và bé Hồng.
=> Niềm xót thương, đồng cảm với phụ nữ, trẻ em; qua đó thể hiện những phẩm chất cao quý của họ.