Soạn bài Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô-gíc) siêu ngắn

Trả lời câu 1 (SGK, trang 127, Ngữ Văn 8, tập 2)

a) - Lỗi: Quần áo, giày dép là đồ dùng sinh hoạt, không nằm trong nhóm đồ dùng học tập.

- Sửa: Chúng em đã giúp các bạn học sinh những vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và các vật dụng sinh hoạt khác.

b) - Lỗi: Thanh niên và bóng đá là hai khái niệm không đồng chất với nhau.

- Sửa: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn tới thành công.

c) - Lỗi: Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố là ba khái niệm không đồng chất với nhau.

- Sửa: Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945.

d) - Lỗi: Trí thức và bác sĩ không phải là hai khái niệm đồng chất với nhau

- Sửa: Em muốn trở thành bác sĩ hay kĩ sư?

e) - Lỗi: Hay về nghệ thuật đã bao gồm sắc sảo về ngôn từ

- Sửa: Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn giàu ý nghĩa về nội dung.

d) - Lỗi: Cao gầy và mặc áo ca-rô không phải hai từ đồng chất

- Sửa: Trên sân ga còn chỉ còn lại hai người. Một người cao gầy, còn một người thấp béo.

h) - Lỗi: Cần cù, chịu khó không phải nguyên nhân dẫn tới kết quả yêu thương chồng con

- Sửa: Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị đã đảm đang, gánh vác mọi trách nhiệm nhà chồng.

i) - Lỗi: có được

- Sửa: Nếu như không phát huy những đức tính tốt đẹp của người phụ nữ xưa thì phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể đảm đương được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó.

k) - Lỗi: Có hại cho sức khỏe đã bao gồm việc giảm tuổi thọ

- Sửa: Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe của chính mình, vừa gây hại cho sức khỏe của những người xung quanh.

Trả lời câu 2, SGK, trang 128, Ngữ Văn 8, tập hai.

Ví dụ:

Tác phẩm “Tắt đèn” tác giả đề cập đến nhiều vấn đề ở nông thôn Việt Nam và cái đói của gia đình chị Dậu.