Thế nào là trường từ vựng?
Trường từ vựng là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
Phát biểu nào sau đây là sai về trường từ vựng?
- Lưu ý:
+ Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
+ Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác nhau về từ loại.
+ Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
Các từ: “tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?
Các từ: “tàn nhẫn, độc ác, lạnh lùng” thuộc trường từ vựng bản chất con người.
Những từ: “nhìn, nếm, nghe, sờ” được sắp xếp vào trường từ vựng nào?
Những từ: “nhìn, nếm, nghe, sờ” được sắp xếp vào trường từ vựng hoạt động giác quan (thính giác, vị giác, thị giác, xúc giác).
Từ ngữ nào dưới đây không mang nghĩa “bông hoa”?
Từ “hoa mắt” không thuộc trường từ vựng các bông hoa.
Trong các phương án sau, phương án nào sắp xếp các từ đúng với trường từ
vựng văn học?
Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn, câu thơ... là những đối tượng thuộc văn học.
Từ nào dưới đây không cùng trường từ vựng với các từ còn lại?
“Suy nghĩ” thuộc trường từ vựng “trí tuệ” trong khi các từ còn lại thuộc trường từ vựng “hoạt động con người”.
Các từ in đậm trong bài thơ sau đây thuộc trường từ vựng nào?
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
(Hồ Xuân Hương)
Các từ in đậm đều liên quan đến ếch nhái.
Các từ in đậm trong đoạn văn sau thuộc trường từ vựng nào?
Nhưng không phải vì thấy mẹ tôi chưa đoạn tang thầy tôi mà đã chửa đẻ với người khác mà tôi có những cảm giác đau đớn ấy. Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu của nó. Tôi cười dài trong tiếng khóc.
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
các từ in đậm trên đều nói về cảm xúc của con người.
Các từ in đậm trong câu sau thuộc trường từ vựng nào?
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực.”
(Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng)
các từ in đậm trên thể hiện thái độ nhìn nhận của con người.
Việc đặt tên và sắp xếp các từ ngữ vào các trường từ vựng sau là đúng hay sai?
1. Tâm trạng của con người: buồn, vui, phấn khởi, sung sướng, rầu rĩ, tê tái, ...
2. Bệnh về mắt: quáng gà, cận thị, viễn thị, đau mắt đỏ,bụi ắt, thong manh, ...
3. Các tư thế hoạt động của con người: nằm, ngồi, chạy, nhảy, lăn, bay, bò, lết, bơi,
đứng, cúi ...
4. Mùi vị: thơm, cay , đắng, ngọt, chua, cay, đắng, nồng, lợ, tanh, ...
các trường từ vựng trên đều chính xác.
Trường từ vựng “mắt” có những trường nhỏ sau đây:
- Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con ngươi, lông mày, lông mi, ...
- Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, vui tính, lờ đờ, tinh anh, toét, mù, lòa, ...
- Cảm giác của mắt: choáng, quáng, hoa, cộm, ...
- Bệnh về mắt: cận thị, viễn thị, loạn thị, thong manh, ...
- Hoạt động của mắt: nhìn, trông, thấy, liếc, nhòm, ...
các trường trên chưa chính xác hoàn toàn.
- Bộ phận của mắt: lòng đen, lòng trắng, con người, lông mày, lông mi, ...
- Đặc điểm của mắt: đờ đẫn, vui tính, lờ đờ, tinh anh, toét, mù, lòa, …
Các ý trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” được sắp xếp theo trình tự nào?
Các ý trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” được sắp xếp theo trình tự không gian,
thời gian và diễn biến các sự việc.