Hình ảnh nào lặp lại trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ "ông Đồ"?
Hình ảnh “hoa đào” được lặp lại ở khổ đầu và cuối.
Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi nào?
Những ông đồ trong xã hội cũ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời khi chữ Nho bị xem nhẹ
Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm nào?
Trong bài thơ, hình ảnh ông đồ già thường xuất hiện trên phố vào thời điểm xuân về, hoa đào nở rộ.
Hình ảnh ông đồ già trong bài thơ gắn bó với vật dụng nào dưới đây?
Hình ảnh ông đồ già trong bài thơ gắn bó với nghiên bút, mực tàu, giấy đỏ, bức liễn.
Hai câu thơ: “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay” nói lên điều gì?
Hai câu thơ trên ca ngợi ông đồ có hoa tay, viết câu đối rất đẹp.
Hai câu thơ nào dưới đây thể hiện tình cảnh đáng thương của ông đồ?
Ông đồ vẫn ngồi đấy – Qua đường không ai hay là câu thơ thể hiện tình cảm đáng thương của ông đồ.
Việc viết chữ thư pháp không còn thịnh hành dẫn đến điều gì?
Việc viết chữ thư pháp không còn thịnh hành dẫn đến thiếu vắng trong nền văn hóa
Bài thơ "Ông đồ" gửi đến chúng ta bài học gì?
Bài thơ gửi đến chúng ta bài học trong việc giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống.