Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì ?
Lựa chọn cách nói trực tiếp, không vòng vo, tác giả khẳng định mục đích chính của việc học là học đạo lí, học làm người bằng sự so sánh, liên tưởng đến hiện tượng có thật: ngọc không mài không thành đồ vật.
Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán ?
Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán là khiến cho nước mất nhà tan
Các “phép học” mà Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài tấu của mình là những phép nào ?
Các “phép học” mà Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài tấu của mình là:
- Học tuần tự từ những điều đơn giản tới những điều phức tạp.
- Học rộng nắm gọn những vấn đề cơ bản.
- Học phải áp dụng vào thực tế, học đi đôi với hành.
Câu văn nào thể hiện rõ nhất tác dụng của các “phép học” mà Nguyễn Thiếp nêu lên ?
Ý nghĩa của phép học chân chính: tác giả dùng cách nói tăng tiến để thấy được mối quan hệ giữa giáo dục với chính trị: giáo dục tạo ra người tài đức, đất nước có người tài thì sẽ thái bình thịnh trị.
Nhận định nào sau đây nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Người ta đua nhau lối học hình thức cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường” ?
Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi.
Trong văn bản gửi cho vua Quang Trung, Nguyễn Thiếp đã đề cập đến ba điều mà các bậc làm vua nên biết. Đó là ba điều gì?
Quân đức (đức của vua), dân tâm (lòng dân), học pháp (phép học).
Câu nào sau đây trong đoạn trích "Bàn luận về phép học" nêu rõ vai trò của việc học?
Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người , kẻ đi học là học điều ấy.
Theo Nguyễn Thiếp, muốn học tốt thì phải làm gì?
Học phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành.