Thông thường, một từ ngữ có nghĩa rộng:
Tùy vào từng trường hợp mà có thể thay thế được hoặc không.
Từ nào có thể bao hàm nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn sau?
"Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ao ước thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ".
(Tôi đi học, Thanh Tịnh)
Các từ in đậm trên nói về cảm xúc của cậu bé lần đầu đến trường.
Từ “khái quát” trong cấp độ khái quát nghĩa của nghĩa từ ngữ có thể được thay bằng từ nào?
Từ “bao quát” cũng có nghĩa là bao hàm, chứa đựng giống như từ “khái quát”.
Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, nông dân, công nhân, nội trợ?
Các từ đã cho đều nói về những nghề nghiệp, công việc trong xã hội.
Nghĩa của từ nào dưới đây có phạm vi bao hàm nghĩa của các từ còn lại?
Những từ trên đề nói về hành động của sự vật.
Điền từ còn thiếu
Chủ đề là (…) và (…) mà văn bản biểu đạt.
Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
Muốn tìm hiểu chủ đề của văn bản, cần tìm hiểu những yếu tố nào?
Tất cả các yếu tố của văn bản mới làm rõ được chủ đề của toàn văn bản.
Có các phương tiện chủ yếu nào để thể hiện sự liên kết giữa các đoạn văn?
Phương tiện để liên kết giữa các đoạn văn là các từ ngữ liên kết và câu nối.
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời:
(1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
(2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.
(Theo Lê Trí Viễn)
Hai đoạn văn trên liệt kê những khâu nào của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học?
Đoạn trên liệt kê khâu tìm hiểu, đoạn dưới liệt kê khâu cảm thụ văn học.
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
(1) Bắt đầu là tìm hiểu. Tìm hiểu phải đặt bài văn vào hoàn cảnh lịch sử của nó. Thế là cần đến khoa học, lịch sử, lịch sử dân tộc, có khi cả lịch sử thế giới.
(2) Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ. Hiểu đúng bài văn đã tốt. Hiểu đúng cũng bắt đầu thấy nó hay, nhưng chưa đủ.
(Theo Lê Trí Viễn)
Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên là gì?
Từ “bắt đầu”, “sau” là các từ liên kết của hai đoạn văn.
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 6 - 8:
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi
có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh
các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào
khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng.
Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm
như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy
vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Giữa hai đoạn văn trên có quan hệ ý nghĩa như thế nào?
Đoạn văn phía dưới với đoạn văn phía trên có mối liên kết về mặt ý nghĩa thời
gian. Đoạn trên nói về “trước đó”, đoạn dưới nói về hiện tại.
Đọc hai đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi :
Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hòa An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại khác. Trước mắt tôi trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp. Sân nó rộng, mình nó cao hơn trong những buổi trưa hè đầy vắng lặng. Lòng tôi đâm ra lo sợ vẩn vơ.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn là:
Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn là: “nhưng.”
Với cụm từ "trước đó mấy hôm"; đặt ở đầu hai đoạn văn giúp chúng liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa.
Với cụm từ " trước đó mấy hôm"; đặt ở đầu hai đoạn văn giúp chúng liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch.
Tìm một từ thích hợp làm phương tiện liên kết trong hai đoạn văn sau:
“Không dừng lại ở việc hủy hoại bản thân người mắc tệ nạn xã hội, thảm họa này còn gây
nguy hại đến những người xung quanh. Có những gia đình con giết cha mẹ chỉ vì không
xin được tiền mua ma tuý. Lại có những người cha, người mẹ già nua còm cõi đi thăm
con đang nằm tù. Biết bao đau xót, biết bao bi thương. Và cũng từ đây, tệ nạn xã hội kìm
hãm sự phát triển của đất nước vì đã làm thui chột đi những thế hệ người rường cột; phá
hủy những tế bào xã hội vô cùng quan trọng.
[...] biết bao tác hại mà tệ nạn xã hội đã đang và sẽ gây ra, tuổi trẻ hôm nay cần nâng
cao tinh thần: Hãy tránh xa tệ nạn xã hội.”
Với biết bao tác hại mà tệ nạn xã hội đã đang và sẽ gây ra, tuổi trẻ hôm nay cần
nâng cao tinh thần: Hãy tránh xa tệ nạn xã hội.
Từ liên kết còn thiếu ở dấu [...] cần mang ý nghĩa liên kết về nội dung như thế nào?
Từ “với” có ý nghĩa nối tiếp với nội dung.