Có thể thay thế từ gian lao trong bản dịch bài thơ Đi đường bằng từ nào
“khó khăn” là từ phù hợp có thể thay thế.
Từ “trùng san” được lặp lại mấy lần trong bài thơ Đi đường ?
Từ “trùng san” được lặp lại 3 lần
Trong bài thơ, từ “Tẩu lộ” được nhắc lại mấy lần?
Trong bài thơ, từ “Tẩu lộ” được nhắc lại 2 lần
Nhận định nào nói đúng nhất triết lí sâu xa của bài thơ Đi đường ?
Đường đời nhiều gian lao, thử thách nhưng nếu con người kiên trì và có bản lĩnh thì sẽ đạt được thành công.
Dòng nào nói đúng nhất tâm trạng của tác giả được thể hiện ở hai câu thơ cuối bài Đi đường ?
Tâm trạng của tác giả là sự thanh thản, ung dung
Câu thơ nào trong bài Đi đường diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ, thử thách ?
Câu thơ thứ ba diễn tả rõ nhất sự trải dài bất tận của những dãy núi trên chặng đường đầy gian khổ
Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ Đi đường ?
Điệp từ là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong bài thơ
Mượn sự kiện đi đường đầy gian nan, Hồ Chí Minh muốn khẳng định triết lí gì?
Đường đời chông gai, chứa đựng nhiều khó khăn, vất vả nhưng nếu cố sức vượt qua thì sẽ có niềm vui và hạnh phúc to lớn.
Bài thơ “Đi đường” thể hiện tinh thần gì của Bác Hồ?
Tính kiên trì, vượt qua mọi khó khăn, thử thách và thái độ lạc quan là tinh thần của Bác trong văn bản