“Tức nước vỡ bờ” xuất xứ từ tác phẩm nào?
“Tức nước vỡ bờ” xuất xứ từ tác phẩm Tắt đèn
“Tức nước vỡ bờ” xuất xứ từ tác phẩm nào?
“Tức nước vỡ bờ” xuất xứ từ tác phẩm Tắt đèn
Văn bản: “Tức nước vỡ bờ” có sự kết hợp các phương thức biểu đạt nào dưới
đây?
“Tức nước vỡ bờ” là sự kết hợp của miêu tả, biểu cảm, tự sự.
Tắt đèn của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào
“Tắt đèn” thuộc thể loại tiểu thuyết.
Đọan trích Tức nước vỡ bờ được trích từ chương thứ bao nhiêu của tác phẩm
“Tắt đèn”?
“Tức nước vỡ bờ” thuộc chương thứ XVIII
Điền vào chỗ trống từ thích hợp để được một định nghĩa hoàn chỉnh về một thể
loại văn học:
“ |...| là một tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”
“Tiểu thuyết là một tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian”
Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Tức nước vỡ bờ?
“Tức nước vỡ bờ” không sử dụng nghệ thuật châm biếm.
Nhận định nào sau đây nói đúng nhất nội dung chính của đoạn trích Tức nước vỡ
bờ?
Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh khổ cực, khiến họ phải liều mạng chống lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
Em hiểu gì về nhan đề “Tức nước vỡ bờ”?
Tức nước vỡ bờ ý chỉ khi bị bóc lột, con người sẽ vùng dậy đấu tranh.
Tình huống truyện của văn bản “Tức nước vỡ bờ” là gì?
Tình huống truyện của văn bản “Tức nước vỡ bờ” là cảnh đánh nhau của chị Dậu với tên cai lệ.
Em hiểu gì về chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
Chị Dậu là người phụ nữ yêu chồng, thương con, giàu đức hi sinh đồng thời không chịu khuất phục trước cái ác.