Đề bài
Câu 1: Vai trò chính của đột biến gen trong quá trình tiến hóa là
A. cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
B. quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa.
C. làm thay đổi đột ngột tần số alen của quần thể.
D. làm giảm đa dạng di truyền và làm nghèo vốn gen của quần thể.
Câu 2: Ở người, cơ quan nào sau có vai trò chủ yếu trong điều hòa áp suất thẩm thấu?
A.Thận. B.Tim.
C. Mạch máu. D. Phổi.
Câu 3: Ở thực vật C4, chu trình Canvin diễn ra ở
A. tế bào chất của tế bào mô giậu.
B. màng tilacoit của lục lạp ở tế bào mô giậu.
C. tế bào chất của tế bào bao bó mạch.
D. chất nền của lục lạp ở tế bào bao bó mạch.
Câu 4: Trong nội dung học thuyết của mình, Menđen đã không đề cập đến nội dung nào sau đây?
A. Có sự phân li đồng đều của các nhiễm sắc thể về các giao tử trong quá trình giảm phân.
B. Có sự phân li đồng đều của các nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền về các giao tử.
C. Trong tế bào các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau.
D. Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định.
Câu 5: Châu chấu là động vật có hình thức trao đổi khí qua
A. hệ thống ống khí.
B. mang.
C. phổi.
D. bề mặt cơ thể.
Câu 6: Quá trình tiêu hóa của động vật nhai lại
A. gồm có tiêu hóa học và tiêu hóa sinh học nhờ vi sinh vật cộng sinh
B. gồm tiêu hóa cơ học và tiêu hóa sinh học xảy ra trong manh tràng.
C. gồm có tiêu hóa cơ học, tiêu hóa hóa học và tiêu hóa sinh học.
D. gồm có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học nhờ enzim tiêu hóa.
Câu 7: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, một nucleoxom gồm
A. 146 nucleotit và 8proteinhiston.
B. 146 cặp nucleotit và 8 proteinhiston.
C. 8 cặp nucleotit và 146proteinhiston.
D. 8 nucleotit và 146 proteinhiston
Câu 8: Khi nói về đột biến đa bội, đặc điểm nào sau đây đúng?
A. Được sử dụng để lập bản đồ gen.
B. Làm thay đổi hình thái NST.
C. Không gặp ở động vật.
D. Góp phần hình thành nhiều loài thực vật cóhoa.
Câu 9: Có bao nhiêu nhân tố sau đây là các nhân tố phụ thuộc mật độ giúp điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể?
I. Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài.
II. Sự cạnh tranh giữa các cá thể khác loài.
III. Sự di cư của một số cá thể trong đàn hoặc cả đàn.
IV. Sinh vật kí sinh và gây bệnh cho vật chủ của chúng.
V. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các mùa trong năm.
VI. Lượng mưa giảm gây ra hạn hán.
A.3. B.4.
C. 5. D. 6.
Câu 10: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Bộ xương khủng long nằm trong các lớp đá có màu trắng.
B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
C. Mã di truyền ở các loài khác nhau hầu như đều giống nhau.
D. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
Câu 11: Trong một chuỗi thức ăn của hệ sinh thái dưới nước, mắc xích đầu tiên là.
A. sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
B. sinh vật sản xuất.
C. sinh vật sản xuất hoặc sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
D.các loại tảo đơn bào, vi khuẩn quang hợp và thực vật nổi
Câu 12: Quá trình hoạt hóa axit amin trong dịch mã
A. cần có năng lượng ATP và enzimđặc hiệu.
B. giúp gắn axit amin vào đầu 5’ củatARN.
C. là quá trình gắn ngẫu nhiên axit aminvới tARN.
D. xảy ra trong nhân tếbào.
Câu 13: Ở người, huyết áp có thể tăng lên trong bao nhiêu trường hợp sau đây?
I.Một học sinh vừa mới chạy bộ 2 vòngsân banh.
II. Một học sinh nằm nghỉ ngơi nghe nhạc thưgiãn.
III. Một cụ già bị xơ vữađộngmạch.
IV. Một người bị mất nhiều máu do tai nạn giaothông.
A.1. B.4.
C. 3. D. 2.
Câu 14: Trên một đồi thông Đà lạt, các cây thông mọc liền rễ nhau, nước và muối khoáng do rễ cây này hút có thể dẫn truyền sang cây khác. Khả năng hút nước và muối khoáng của chúng còn được tăng cường nhờ một loại nấm rễ, để đổi lại cây thông cung cấp cho nấm rễ các chất hữu cơ từ quá trình quang hợp. Cây thông phát triển tươi tốt cung cấp nguồn thức ăn cho xén tóc, xén tóc lại trở thành nguồn thức ăn cho chim gõ kiến và thằn lăn. Thằn lằn bị trăn sử dụng làm nguồn thức ăn, còn chim gõ kiến là đối tượng săn mồi của cả trăn và diều hâu. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Quan hệ giữa các cây thông là quan hệ cộng sinh.
II. Quan hệ giữa cây thông với nấm rễ là quan hệ kí sinh – vật chủ.
III. Sinh vật tiêu thụ bậc 3 bao gồm chim gõ kiến, thằn lằn và trăn.
IV. Quan hệ giữa gõ kiến và thằn lằn là quan hệ cạnh tranh.
V. Nếu số lượng thằn lằn giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa trăn và diều hâu ít gay gắt hơn.
A.4. B.2.
C. 1. D. 3.
Câu 15: Có bao nhiêu loại phân tử sau đây được cấu tạo từ các đơn phân là các nuclêôtit?
I.Hoocmôninsulin.
II.ARNpôlimeraza.
III.ADNpôlimeraza.
IV. Gen.
A.3. B.2.
C. 1. D. 4.
Câu 16: Trong các phát biểu sau về tác động đa hiệu của gen, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Tác động đa hiệu của gen là hiện tượng một gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau
II. Trong cơ thể, nhiều tính trạng khác nhau có thể chỉ do một cặp gen alen quy định.
III. Thực chất của hiện tượng tác động đa hiệu của gen là protein tạo ra từ gen đó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng.
IV. Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ kéo theo sự biến đổi ở một loạt các tính trạng mà gen đó chi phối.
A.1. B.2.
C. 3. D. 4.
Câu 17: Ở người, gen trong ti thể
A. có thể có nhiều bản sao khác nhau trong một tế bào.
B. có số lần nhân đôi bằng số lần nhân đôi của gen trong nhân tế bào.
C. có số lần phiên mã bằng số lần phiên mã của gen trong nhân tế bào.
D. được bố và mẹ truyền cho con thông qua tế bào chất của giao tử.
Câu 18: Mối quan hệ cạnh tranh giữa các sinh vật là nguyên nhân dẫn đến
A. sự suy giảm nguồn lợi củacon người.
B. sự suy giảm đa dạng sinh học.
C. Sự tiến hóa củasinh vật.
D. Mất cân bằng sinh học trong quầnxã.
Câu 19: Khi nói về sinh trưởng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật hai lá mầm.
II. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật hạt kín.
III. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng chiều dài của thân và rễ.
IV. Sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên.
A.2. B.4.
C. 1. D. 3.
Câu 20: Chức năng nào sau đây không thuộc về hệ tuần hoàn?
A. Đưa các sản phẩm tổng hợp của tế bào đến nơi cần (hoocmôn, enzim, kháng thể…).
B. Thải các chất cặn bã ra ngoài (khí CO2, ure, các chất độc…).
C. Vận chuyển các chất cần thiết từ môi trường ngoài vào tế bào (oxi, chất dinh dưỡng).
D. Đưa các sản phẩm phân hủy trong quá trình dị hóa đến cơ quan bài tiết.
Câu 21: Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Dạng đột biến này thường
A. làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
B. gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
C. làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
D. làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Câu 22: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
I. Sử dụng thiên địch thay cho thuốc trừ sâu hóa học.
II. Khai thác rừng triệt để nhằm lấy dược liệu cung cấp cho y học.
III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên.
IV. Tăng cường sử dụng nước để tạo vòng tuần hoàn nước.
V. Xây dựng hệ thống xả chất thải xa bờ, cấm xả chất thải gần khu dân cư.
A.1. B.2.
C. 3. D. 4.
Câu 23: Khi nói về quá trình hấp thụ nước và ion khoáng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hấp thụ nước theo cơ chế thẩm thấu, không cần năng lượng ATP.
B. Hấp thụ ion khoáng luôn cần có năng lượng ATP.
C. Quá trình hô hấp ở rễ có liên quan đến quá trình hấp thụ ion khoáng.
D. Hấp thụ ion khoáng phải gắn liền với hấp thụ nước.
Câu 24: Loại đột biến nào sau đây có thể làm xuất hiện alen mới?
A. Độtbiến gen.
B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. Đột biến nhiễm sắc thể.
D. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 25: Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hình thành loài khác khu vực địa lí diễn ra chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian.
II. Hình thành loài khác khu vực địa lí gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
III. Hình thành loài khác khu vực địa lí thường xảy ở các động vật có khả năng phát tán mạnh.
IV. Hình thành loài khác khu vực địa lí không xảy ra đối với thực vật.
V. Cách li địa lí là nguyên nhân gây ra sự khác biệt về tần số alen giữa các quần thể cách li.
VI. Nếu giữa các quần thể cách li thường xuyên diễn ra sự di nhập gen thì sẽ nhanh dẫn đến hình thành loài mới.
A.1. B.2.
C. 3. D. 4.
Câu 26: Khi nghiên cứu ở 4 loài sinh vật thuộc 1 chuỗi thức ăn trong một quần xã, người ta thu được số liệu dưới đây:
Loài | Số cá thể | Khối lượng trung bình mỗicá thể (g) | Bình quân năng lượng trên một đơn vị khốilượng (calo). |
1 | 50 000 | 0,2 | 1 |
2 | 25 | 20 | 2 |
3 | 2500 | 0,004 | 2 |
4 | 25 | 600 000 | 0,5 |
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I.Loài 4 là thuộc dinh dưỡng cấpcao nhất.
II. Chuỗi thức ăn trên có 4 bậc dinhdưỡng.
III. Loài 1 thuộc bậc dinh dưỡngcấp 2.
IV. Loài 2 thuộc sinh vật tiêu thụ bậc3.
A.1. B.2.
C. 3. D. 4.
Câu 27: Một gen trên nhiễm sắc thể thường với các alen của nó tạo ra được 10 kiểu gen khác nhau trong quần thể. Số phép lai tối đa liên quan đến gen này có thể có trong quần thể là
A. 100. B.45.
C. 55. D. 110.
Câu 28: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám, alen a quy định thân đen ; Alen B quy định cánh dài, alen b quy định cánh cụt. Theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, có bao nhiêu phép lai cho đời con có 3 loại kiểu hình?
I.♀\(\dfrac{{AB}}{{ab}}\)× ♂\(\dfrac{{AB}}{{ab}}\)
II. ♀\(\dfrac{{AB}}{{ab}}\)× ♂\(\dfrac{{Ab}}{{aB}}\)
III. ♀\(\dfrac{{Ab}}{{ab}}\)× ♂ \(\dfrac{{AB}}{{ab}}\)
IV. ♀\(\dfrac{{Ab}}{{ab}}\)× ♂\(\dfrac{{aB}}{{ab}}\)
A.2. B.4.
C. 3. D. 1.
Câu 29: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, ở F5có
A. tần số alen thay đổi, hiệu số các kiểu gen đồng hợp không đổi.
B. tần số alen và hiệu số của các kiểu gen đồng hợp đều thay đổi.
C. tần số alen và hiệu số của các kiểu gen đồng hợp đều không đổi.
D. tần số alen không đổi, hiệu số các kiểu gen đồng hợp thay đổi.
Câu 30: Người ta chuyển 1 số vi khuẩn E. coli từ môi trường nuôi cấy với N14 sang môi trường nuôi cấy N15 (Nitơ phóng xạ). Sau một thời gian, khi phân tích ADN của các E.coli thì tỷ lệ phân tử ADN có mang N14 chiếm 12,5%. Biết rằng số lần nhân đôi của các phân tử ADN như nhau. Mỗi phân tử ADN đã nhân đôi
A. 5 lần. B.3lần.
C. 6 lần. D. 4 lần.
Câu 31: Ở một loài thực vật, xét 3 cặp gen quy định 3 tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau; các gen trội là trội hoàn toàn. Đem lai hai cơ thể đều dị hợp về 3 cặp gen, xác suất thu được kiểu gen đồng hợp ở đời con là
A. 1/16. B.2/64.
C. 1/64. D. 1/8.
Câu 32: Cho phép lai: P ♀AaBb × ♂AaBb. Trong quá trình giảm phân ở một số tế bào của cơ thể đực, một nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa và một nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II, giảm phân I diễn ra bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, đời con có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen độtbiến?
A.36. B.72.
C. 48. D. 84.
Câu 33: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Alen B quy định quả tròn là trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Biết rằng hai cặp alen Aa và Bb nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1:1?
A.4. B.10.
C. 8. D. 12.
Câu 34: Đem lai cây M dị hợp 3 cặp gen (Aa, Bb, Dd) có kiểu hình thân cao, hoa kép, màu đỏ với cơ thể có kiểu hình thân thấp, hoa đơn, màu trắng, thu được 1 thân cao, hoa kép, màu trắng: 1 thân cao, hoa đơn, màu đỏ: 1 thân thấp, hoa kép, màu trắng: 1 thân thấp, hoa đơn, màu đỏ. Biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, Nếu đem cây M tự thụ phấn thì F1 thu được tối đa bao nhiêu kiểu hình khác nhau?
A.8. B. 6.
C. 12. D. 4.
Câu 35: Khi làm tiêu bản tạm thời nhiễm sắc thể của tế bào tinh hoàn châu chấu đực. Một học sinh quan sát thấy trong 1 tế bào (tế bào X) có 2 nhóm nhiễm sắc thể đơn đang di chuyển về 2 cực của tế bào. Biết rằng quá trình phân bào không xảy ra đột biến. Nhận định nào sau đâyđúng?
A. Tế bào X tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể khác nhau.
B. Số lượng nhiễm sắc thể ở mỗi nhóm trong tế bào X là giống nhau.
C. Tế bào X đang diễn ra kỳ sau giảm phân I.
D. Số chuỗi polinucleotit trong tế bào X là 22.
Câu 36: Ở người, bệnh mù màu do gen lặn a trên vùng không tương đồng của NST X qui định; alen A qui định mắt bình thường. Một quần thể người cân bằng di truyền, tỷ lệ giới tính là 1:1, có tỷ lệ người bị bệnh là 4,32%. Xác suất để 2 người bình thường trong quần thể lấy nhau sinh con bình thườnglà
A. 95%. B.99,1%.
C. 97,8%. D. 96,3%.
Câu 37: Tính trạng khối lượng của quả được di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp, trong đó các alen trội qui định quả to, các alen lặn qui định quả nhỏ phân li độc lập với nhau. Các alen qui định quả to đều làm gia tăng kiểu hình một liều lượng như nhau. Ở một loài cây, khối lượng quả dao động trong khoảng từ 0,5 đến 4,5kg. Người ta lai cây có khối lượng quả 0,5kg với cây có khối lượng quả 4,5kg cho ra đời con tất cả đều cho quả 2,5kg. Trong đời F2, tất cả quả của các cây đều được cân. Kết quả cho thấy F2 có đủ các loại quả với khối lượng khác nhau và số cây cho quả to nhất chiếm tỷ lệ 1/256. Theo lí thuyết có bao nhiêu nhận định sau đâyđúng?
I. Các cây ở F2 có 27 kiểu gen khác nhau.
II. Ở F2, cây cho quả nhỏ nhất chiếm tỉ lệ cao nhất.
III. Cây cho quả 1 kg có kiểu gen dị hợp về tính trạng khối lượng quả.
IV. Hoàn toàn có thể tạo ra giống thuần chủng cho quả có khối lượng 4 kg.
A. 1. B.4.
C. 2. D. 3.
Câu 38: Ở người bệnh đục thủy tinh thể ở mắt do gen trội A quy định, bệnh giòn xương do gen trội B quy định. Hai gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Người đàn ông bị đục thủy tinh thể lấy vợ bị bệnh giòn xương đã sinh ra một người con trai khỏe mạnh bình thường và đang chuẩn bị đón đứa con thứ hai chào đời. Biết rằng cả cha chồng và cha vợ đều không mắc 2 bệnh này. Có bao nhiêu phát biểu sau đây phù hợp với bệnh cảnh của gia đình?
I. Mẹ chồng và mẹ vợ chắc chắn mắc ít nhất 1 bệnh trên.
II. Xác suất đứa con thứ hai không mắc bệnh nào là 56,25%.
III. Người con trai đầu lòng chỉ có một kiểu gen duy nhất.
IV. Xác suất đứa con thứ hai mắc cả hai bệnh bằng với xác suất không mắc bệnh nào.
A.1. B.2.
C. 3. D.4.
Câu 39: Ở một loài thú, khi cho con cái thuần chủng lông trắng, quăn với con đực thuần chủng lông trắng, thẳng F1 thu được 100% con lông trắng, quăn. Cho con đực F1 lai phân tích thu được Fa có tỉ lệ kiểu hình: 9 con lông trắng, quăn: 6 con lông trắng, thẳng: 4 con cái lông đen, thẳng: 1 con cái lông đen, quăn. Biết tính trạng dạng lông là quăn hay thẳng, do một gen quy định. Theo lí thuyết, trong số các con lông trắng, quăn ở Fa con cái chiếm tỉlệ
A.5/9. B.1/6.
C. 4/9. D. 1/9.
Câu 40: Ở một loài thực vật, sự di truyền của 2 cặp tính trạng được quy định bởi 2 cặp gen, trội – lặn hoàn toàn. Trong đó, alen A quy định thân thấp; alen a quy định thân cao; alen B quy định hoa tím; alen b quy định hoa trắng. Cho lai 2 cây P có kiểu gen khác nhau, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình: 7 cây thân thấp, hoa tím: 5 cây thân thấp, hoa trắng: 1 cây thân cao, hoa tím: 3 cây thân cao, hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về sự di truyền của 2 tính trạng nói trên?
I. Hai cây P đem lai dị hợp về hai cặp gen Aa, Bb.
II. Các cây thân thấp, hoa tím ở F1 đều có kiểu gen dị hợp.
III. Trong số cây thân cao, hoa tím ở F1, tỉ lệ cây thuần chủng chiếm 6,25%.
IV. F1 có tối đa 9 kiểu gen khác nhau.
A.1. B.3.
C. 2. D. 4.
Lời giải chi tiết
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A | A | D | A | A |
6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | B | D | B | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
C | A | D | C | C |
16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | A | C | A | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 |
D | B | B | A | C |
26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | A | A | C | D |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
D | B | D | B | B |
36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
D | A | C | C | A |
Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học tại Tuyensinh247.com