Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 2 - Chương II - Phần tiến hóa - Sinh 12

Đề bài

Câu 1: Người ta chia giai đoạn phát triển của Trái Đất thành:

A. 6 đại và 12 kỉ. B. 5 đại và 12 kỉ. C. 6 đại và 11 kỉ. D. 5 đại và 11 kỉ.

Câu 2: Thí nghiệm của Milơ đã chứng minh:

A. các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy.

B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy trong điều kiện sinh học.

C. các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành nhờ con đường tổng hợp sinh học.

D. ngày nay các hợp chất hữu cơ vẫn được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học.

Câu 3: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:
I. Tiến hóa hóa học II. Tiến hóa sinh học III. Tiến hóa tiền sinh học
Các giai đoạn trên diễn ra theo thứ tự đúng là:

A. I → III → II B. II→ III→I C. I → II → III D. III → II → I

Câu 4: Fox thực hiện thí nghiệm đã tạo ra prôtêin nhiệt nhằm chứng minh điều gì?

A. Sự hình thành các hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất vô cơ đơn giản.

B. Trong điều kiện nguyên thủy, chất hữu cơ được hình thành từ năng lượng tự nhiên.

C. Các đơn phân axit amin kết hợp được với nhau tạo thành chuỗi polipeptit đơn giản.

D. Các đơn phân nuclêôtit kết hợp với nhau tạo thành đại phân tử axit nuclêic.

Câu 5: Mô tả nào dưới đây về lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất là không đúng?

A. Trong kỉ Cambri, lượng ôxi trên Trái Đất cơ bản là giống lượng ôxi trên Trái Đất hiện nay và hầu hết các ngành động vật ngày nay được phát sinh trong thời kì này.

B. Trong kỉ Cambri, lượng ôxi trên Trái Đất bằng 5$\%$ lượng ôxi trên Trái Đất hiện nay và một số ngành động vật như ngày nay được phát sinh trong thời kì đó.

C. Thực vật có mạch xuất hiện đầu tiên vào kỉ Đêvôn (cách đây khoảng 409 triệu năm).

D. Bò sát khổng lồ đầu tiên xuất hiện vào kỉ Pecmi (cách đây khoảng 290 triệu năm).

Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về các biến động khí hậu và địa chất là không đúng?

A. Sự phát triển của băng hà là nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí hậu, khí hậu lạnh tương ứng tới sự phát triển của băng hà.

B. Chuyển động của quá trình kiến tạo núi thường kèm theo động đất và núi lửa nhưng không làm phân bố lại đại lục địa.

C. Các đại lục địa có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi sự phân bố đất liền.

D. Mặt đất có thể bị nâng lên hoặc tụt xuống do đó nước biển rút ra hay tiến sâu vào bờ.

Câu 7: Cho các nhận xét sau:
1. Hóa thạch là di tích các sinh vật để lại trong lớp đất đá.
2. Thời gian bán rã của C14 là khoảng 5730 năm.
3. Khi nghiên cứu tuổi địa tầng bằng thời gian bán rã của đồng vị phóng xạ, sai sót là trên 10%.
4. Người ta sử dụng 2 loại đồng vị phóng xạ là C12 và U238 để tính tuổi địa tầng.
5. Hóa thạch là bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
6. Lớp vỏ Trái Đất không thống nhất mà được chia thành từng vùng riêng biệt gọi là các phiến kiến tạo.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 8: Bằng chứng thuyết phục nhất cho thấy nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người?

A. Khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận giữ.

B. Khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.

C. Sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.

D. Thời gian mang thai 270 - 275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Câu 9: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở?

A. Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại trung sinh.

B. Kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.

C. Kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại trung sinh.

D. Kỉ Cácbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh.

Câu 10: Ý nào sau đây không phải là một trong các bước hình thành sự sống đầu tiên trên Trái Đất bằng con đường hóa học?

A. Hình thành nên các phân tử hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.

B. Trùng phân các đơn phân thành các đại phân tử.

C. Hình thành nên những tế bào nhân sơ đầu tiên.

D. Tương tác giữa các đại phân tử hình thành nên tế bào sơ khai.

Câu 11: Thuộc tính nào dưới đây không phải là thuộc tính của côaxecva?

A. Có thể hấp thụ các hợp chất hữu cơ trong dung dịch.

B. Có khả năng lớn dần lên và biến đổi cấu trúc nội tại.

C. Có khả năng phân chia thành những giọt nhỏ dưới tác dụng cơ giới.

D. Là dạng sống đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất có cấu tạo tế bào.

Câu 12: Cây hạt trần và bò sát khổng lồ phát triển hưng thịnh ở đại Trung sinh do:

A. Sự phát triển của cây hạt trần là nguồn thức ăn dồi dào của các loài lưỡng cư - thức ăn của bò sát khổng lồ.

B. Biển tiến sâu vào đất liền, cá và thân mềm phong phú làm cho bò sát quay lại đời sống dưới nước và phát triển mạnh.

C. Khí hậu ấm áp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thực vật hạt trần, kéo theo sự phát triển của bò sát.

D. Do sự phát sinh của nhiều loài chim, thú ở kỉ Triat (đại Trung sinh) - nguồn thức ăn quan trọng của bò sát cổ.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng trôi dạt lục địa?

A. Trôi dạt lục địa là do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động.

B. Trôi dạt lục địa là do sự di chuyển của các phiến kiến tạo.

C. Cách đây khoảng 180 triệu năm, lục địa đã trôi dạt nhiều lần và làm thay đổi các đại lục, đại dương.

D. Hiện nay, các lục địa không còn trôi dạt nữa.

Câu 14: Dựa vào những biến đổi về địa chat, khí hậu, sinh vật, người ta chia lịch sử Trái Đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là

A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

B. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh.

C. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

D. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh.

Câu 15: Có bao nhiêu nội dung sau đây là sai khi đề cập đến quá trình phát sinh và phát triển sự sống?

(1) Sự sống ban đầu xuất hiện ở nước sau đó mới lên cạn.

(2) Sự sống chỉ được lên cạn sau khi phương thức tự dưỡng xuất hiện.

(3) Sinh vật dị dưỡng có trước, sinh vật tự dưỡng xuất hiện sau.

(4) Ngày nay, sinh vật ở nước chiếm ưu thế hơn so với sinh vật ở cạn.

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 16: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thú và chim xuất hiện đầu tiên ở:

A. kỉ Tam điệp thuộc đại Trung sinh. B. kỉ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh.

C. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh. D. kỉ Thứ ba thuộc đại Tân sinh.

Câu 17: Trong đại Cổ sinh, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ

A. Silua. B. Pecmi. C. Carbon (Than đá). D. Cambri.

Câu 18: ... là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.

A. Sinh vật cổ B. Sinh vật nguyên thủy C. Hóa thạch D. Cổ sinh vật học

Câu 19: Vì sao loài người sẽ không biến đối thành một loài nào khác ?

A. Vì điều kiện tự nhiên hiện nay không giống điều kiện tự nhiên trong lịch sử.

B. Vì con người không còn phát sinh đột biến.

C. Vì con người không còn chịu tác động của các nhân tố sinh học.

D. Vì con người có khả năng thích nghi một cách chủ động với mọi điều kiên sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí.

Câu 20: Phát biểu nào sau đây là đúng ?

A. Loài người có nguồn gốc sâu xa từ vượn người ngày nay.

B. Loài người và vượn người ngày nay có chung nguồn gốc.

C. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.

D. Vượn người ngày nay tiến hoá thành loài người.

Câu 21: Một số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người:

A. Chữ viết và tư duy trừu tượng.

B. Các cơ quan thoái hóa (ruột thừa, nếp thịt nhỏ ở khóe mắt).

C. Sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống.

D. Sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động vật có xương sống.

Câu 22: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau : khỉ Rhesut : 91,1%; tinh tinh : 97,6%; khỉ Capuchin : 84,2%; vượn Gibbon : 94,7%; khỉ Vervet : 90,5%. Căn cứ vào kết quả này có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là :

A. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin

B. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Rhesut

C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet

D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin

Câu 23: Đầu kỉ Carbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là:

A. xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ.

B. dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát.

C. cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim.

D. cây có mạch và động vật di cư lên cạn.

Câu 24: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên

A. các giọt coacerva. B. các tế bào nhân thực.

C. các tế bào sơ khai. D. các đại phân tử hữu cơ.

Câu 25: Hiện nay, người ta giả thiết rằng trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, phân tử tự nhân đôi xuất hiện đầu tiên có thể là

A. ARN B. ADN C. lipid D. protein

Câu 26: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam Điệp (Triat) có lục địa chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:

A. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.

B. Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.

C. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim.

D. Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng

Câu 27: Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?

A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.

B. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người.

C. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.

D. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.

Câu 28: Trong lịch sử phát triển của Trái Đất, thời kì nào có đặc điểm: các lục địa liên kết với nhau, băng hà; phân hoá bò sát và côn trùng?

A. Than đá. B. Pecmi. C. Tam điệp. D. Jura.

Câu 29: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái đât, sự kiện nào dưới đây không diễn ra trong quá trình tiến hoá hoá học?

A. Từ các chất vô cơ hình thành các chất hữu cơ đơn giản.

B. Hình thành tế bào sơ khai.

C. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên chuỗi pôlipeptit đơn gian.

D. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic.

Câu 30: Chim thuỷ tổ có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm điêm sau?

1. Kích thước lớn, có nhiều đặc điểm giống bò sát.

2. Kích thước bằng chim bồ câu hiện nay, còn mang nhiều đặc điểm của bò sát.

3. Mang một số đặc điểm của chim như: có lông vũ do vảy sừng biến thành, chi trước biến thành cánh.

4. Leo trèo được trên cây.

Phương án đúng là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4

Lời giải chi tiết

1

2

3

4

5

D

A

A

C

A

6

7

8

9

10

B

C

C

C

C

11

12

13

14

15

D

C

D

A

A

16

17

18

19

20

A

A

D

B

A

21

22

23

24

25

A

A

B

C

A

26

27

28

29

30

B

D

B

B

C