Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương III - Sinh 12

Đề bài

Câu 1. Thành phần kiểu gen của một quần thể ngẫu phối có tính chất

A. đặc trưng và ổn định

B. không đặc trưng nhưng ổn định

C. không đặc trưng và không ổn định

D. đặc trưng và không ổn định

Câu 2. Quần thể giao phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì:

A. có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể về mặt sinh sản

B. không có sự cách li trong giao phối giữa các cá thể thuộc các quần thể khác nhau trong một loài

C. có sự giao phối có lựa chọn giữa các cá thể trong quần thể

D. sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra không thường xuyên

Câu 3. Điều không đúng khi nói về quần thể giao phối là:

A. các cá thể giữa các quần thể khác nhau của một loài không giao phối với nhau

B. có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình

C. tần số tương đối của các alen thuộc mỗi gen có tính đặc trưng

D. điểm đặc trưng của quần thể giao phối là giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể

Câu 4. Tần số tương đối của một alen được tính bằng:

A. tỉ lệ % các kiểu hình của alen đó trong quần thể

B. tỉ lệ % số giao tử mang alen đó trong quần thể.

C. tỉ lệ % các kiểu gen chứa alen đó trong quần thể

D. tỉ lệ % số tế bào 2n mang alen đó trong quần thể.

Câu 5. Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đó:

A. có tính ổn định nhưng không đặc trưng cho từng quần thể

B. không có ổn định nhưng đặc trưng cho từng quần thể

C. không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể

D. Có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể

Câu 6. Điều kiện cơ bản để một quần thể đạt trạng thái cân bằng là các cá thể trong quần thể

A. có khả năng sinh sản tốt

B. có sức sống tốt

C. có sự giao phối ngẫu nhiên

D. có số lượng tương đối lớn

Câu 7. Một quần thể xuất phát có cấu trúc di truyền 0,72 AA : 0,16 Aa : 0,12 aa qua 5 thế hệ ngẫu phối đều tuân theo định luật Hacđi - Vanbec thì tần số tương đối của alen A và alen a lúc đó là

A. 0,8 A : 0,2 a B. 0,6 A : 0,4 a

C. 0,7 A : 0,3 a D. 0,9 A : 0,1 a

Câu 8. Một quần thể ngẫu phối tuân theo định luật Hacdi – Vanbec có tần số alen A = 0,8 và a = 0,2. Tần số của mỗi alen này sau 10 thế ngẫu phối là:

A. 0,6 A : 0,4 a B. 0,8 A : 0,2 a

C. 0,2 A : 0,8 a D. 0,7 A : 0,3 a

Câu 9. Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ > alen a quy định hoa trắng. Trong quần thể cân bằng di truyền các cây hoa đỏ chiếm tỉ lệ 36%, tần số tương đối của các alen A và a là

A. 0,6 A : 0,4 a B. 0,8 A : 0,2 a

C. 0,2 A : 0,8 a D. 0,4 A : 0,6 a

Câu 10. Theo sự di truyền nhóm máu của người, IAIA và IAIO biểu hiện máu A; IBIB và IBIO biểu hiện máu B; IAIB biểu hiện máu B; IOIO biểu hiện máu O. Một quần thể người đã ở trạng thái cân bằng có tỉ lệ 0,28 máu A, 0,28 máu B, 0,08 máu AB và 0,36 máu O thì tần số các alen qui định nhóm máu là

A. 0,2 IA : 0,2 IB : 0,6 Io

B. 0,1 IA : 0,3 IB : 0,6 Io

C. 0,6 IA : 0,2 IB : 0,2 Io

D. 0,5 IA : 0,3 IB : 0,2 Io

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

A

2

A

3

A

4

B

5

D

6

C

7

A

8

B

9

C

10

A

Câu 1

Thành phần kiểu gen của một quần thể ngẫu phối có tính chất đặc trưng và ổn định. Khi đã đạt trạng thái cân bằng thì thành phần kiểu gen không thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Chọn A.

Câu 2

Quần thể giao phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá thể trong quần thể về mặt sinh sản. Chính mối quan hệ về sinh sản là cơ sở đảm bảo cho quần thể tồn tại trong không gian và theo thời gian.

Chọn A.

Câu 3

Điểm đặc trưng của quần thể giao phối là giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể. Mỗi quần thể có 1 vốn gen đặc trưng, thể hiện bởi tần số alen. Quần thể giao phối có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa dạng về kiểu hình.

Chọn A.

Câu 4

Tần số tương đối của một alen được tính bằngtỉ lệ % số giao tử mang alen đó trong tổng số các giao tử của quần thể.

Chọn B.

Câu 5

Trong một quần thể giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số tương đối của các alen thuộc một gen nào đócó tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.

Chọn D.

Câu 6

Điều kiện cơ bản để một quần thể đạt trạng thái cân bằng là các cá thể trong quần thểgiao phối ngẫu nhiên với nhau.

Chọn C.

Câu 7

Tần số alen không thay đổi qua các thế hệ.

Tần số alen A: \(\frac{{0,72 \times 2 + 0,16}}{2}\) = 0,8

Tần số alen a: 1 – 0,8 = 0,2

Chọn A.

Câu 8

Tần số alen không thay đổi qua các thế hệ.

Tần số alen A: 0,8

Tần số alen a: 0,2

Chọn B.

Câu 9

%aa (trắng) = 100% - 36% = 64% = 0,64.

=>tần số alen a: qa = \(\sqrt {0,64}\) = 0,8 => pA = 1 – 0,8 = 0,2

Chọn C.

Câu 10

Tần số alen IO: rO = \(\sqrt {0,36}\) = 0,6.

Để tính tần số alen IA: (pA + rO)2 = %IAI- + %IOIO = 0,28 + 0,36 = 0,64

=>pA + rO = \(\sqrt {0,64}\) = 0,8 => pA = 0,8 – 0,6 = 0,2

=>qB = 1 – 0,6 – 0,2 = 0,2

Chọn A.

Cách khác (không phải cách làm tổng quát): Ta thấy tỷ lệ nhóm máu A và B bằng nhau

=>pA = qB = \(\frac{{1 - 0,6}}{2}\) = 0,2.