Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 2 - Chương IV - Sinh 12

Đề bài

Câu 1. Trong quần thể, ưu thế lai chỉ cao nhất ở F1 và giảm dần ở các thế hệ sau vì

A. tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng

B. tỉ lệ dị hợp tăng, tỉ lệ đồng hợp giảm.

C. tỉ lệ phát sinh biến dị tổ hợp giảm nhanh.

D. tần số đột biến tăng.

Câu 2. Phương pháp nào sau đây đạt hiệu quả tốt nhất trong việc duy trì ưu thế lai ở một giống cây trồng?

A. Cho tự thụ phấn bắt buộc.

B. Nhân giống vô tính bằng giâm cành.

C. cho giao phấn ngẫu nhiên.

D. Trồng bằng hạt đã qua chọn lọc.

Câu 3. Bước chuẩn bị quan trọng nhất để tạo ưu thế lai là

A. bồi dưỡng, chăm sóc giống.

B. tạo giống thuần chủng, chọn đôi giao phối.

C. kiểm tra kiểu gen về các tính trạng quan tâm.

D. chuẩn bị môi trường sống thuận lợi cho F1.

Câu 4. Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là việc chọn tạo ra các giống

A. Lúa B. Dưa hấu

C. Nho D. Cà chua

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?

A. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào số lượng alen trội có mặt trong kiểu gen.

B. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.

C. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.

D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

Câu 6. Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm

A. tăng tỉ lệ thể dị hợp.

B. giảm tỉ lệ thể đồng hợp.

C. tăng biến dị tổ hợp.

D. tạo dòng thuần chủng.

Câu 7. Phương pháp chủ yếu để tạo ra biến dị tổ hợp trong chọn giống vật nuôi, cây trồng là

A. sử dụng các tác nhân hoá học.

B. thay đổi môi trường

C. sử dụng các tác nhân vật lí.

D. lai giống.

Câu 8. nhân tố quy định giới hạn năng suất của một giống là:

A. Điều kiện khí hậu

B. chế độ dinh dưỡng

C. Kỹ thuật nuôi trồng

D. kiểu gen của giống

Câu 9. Đâu là ứng dụng của tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

A. Cừu Dolly

B. Tạo giống lúa lùn IR8

C. Tạo giống cà chua tứ bội

D. tạo ra những con bò có kiểu hình giống hệt nhau từ 1 phôi ban đầu

Câu 10. Những loài thực vật nào có thể thực hiện chọn giống bằng biến dị tổ hợp

A. Những loài sinh sản sinh dưỡng

B. Những loài sinh sản hữu tính

C. Những loài sinh sản bằng bào tử

D. Loài thực vật nào cũng có thể thực hiện bằng phương pháp trên

Lời giải chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

1

A

2

B

3

B

4

A

5

D

6

D

7

D

8

D

9

B

10

B

Câu 1

Trong quần thể, ưu thế lai chỉ cao nhất ở F1 và giảm dần ở các thế hệ sau vì tỉ lệ dị hợp giảm, tỉ lệ đồng hợp tăng.

Chọn A

Câu 2

Để giữ được ưu thế lai (giữ được kiểu gen quy định các kiểu hình có lợi) thì ta nên sử dụng phương pháp nhân giống vô tính: VD : giâm, chiết, ghép, nuôi cấy mô – tế bào.

Chọn B

Câu 3

Bước chuẩn bị quan trọng nhất là : tạo giống thuần chủng, chọn đôi giao phối

Vì khi lai 2 dòng thuần chủng với nhau sẽ có nhiều cơ hội hơn tạo ra ưu thế lai ở F1 . Do đó cần kiểm tra kĩ xem giống có thuần chủng không

Chọn B

Câu 4

Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là lúa . Vì hiện nay nước ta đã tạo ra được nhiều giống lúa mới và cho năng suất cao

Chọn A

Câu 5

Phát biểu đúng về ưu thế lai là :

Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.

Chọn D

Câu 6

Khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm tạo điều kiện để làm tăng sự xuất hiện của các cá thể có kiểu gen đồng hợp → tạo dòng thuần chủng hình thành dòng thuần chủng

Chọn D

Câu 7

Biến dị tổ hợp được tạo ra do sự tổ hợp lại vật chất di truyền qua sinh sản.

Chọn D

Câu 8

Kiểu gen của một giống quy định giới hạn năng suất của giống đó. Dù được chăm sóc tốt, điều kiện thuận lợi đến đâu thì năng suất của giống cũng có 1 giới hạn nhất định

Chọn D

Câu 9

Ý B là thành tựu của tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Ý Alà thành tựu của công nghệ tế bào; C là của gây đột biến; D là cấy truyền phôi

Chọn B

Câu 10

Chỉ những loài sinh sản hữu tính (có sự tổ hợp lại vật chất di truyền) mới có thể thực hiện bằng phương pháp trên.

Chọn B