Đề bài
Câu 1. Một quần thể thực vật lưỡng bội, ở thế hệ xuất phát (P) gồm toàn có thể có kiểu gen Aa. Nếu tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ, cấu trúc di truyền của quần thể này ở thay đổi theo hướng
A. Thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng.
B. Thể đồng hợp tăng thể dị hợp giảm
C. Thể đồng hợp tăng, thể dị hợp tăng.
D. Thể đồng hợp giảm thể dị hợp giảm.
Câu 2. Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là: 0,1AA : 0,6Aa : 0,3aa. Theo lý thuyết tần số alen a của quần thể này là bao nhiêu?
A. 0,6 B. 0.4
C. 0,9 D. 0.3
Câu 3. Một quần thể gồm toàn cá thể có kiểu gen Aa. Theo lí thuyết, tần số alen a của quần thể này là
A. 0,1 B. 0,2
C. 0,4 D. 0,5
Câu 4. Một quần thể thực vật có cấu trúc di truyền: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa. Tần số alen A và a của quần thể này lần lượt là
A. 0,2 và 0,8. B. 0,4 và 0,6
C. 0,8 và 0,2. D. 0,6 và 0,4
Câu 5. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,6. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu gen Aa trong quần thể là:
A. 0,48 B. 0,16
C. 0,32 D. 0,36.
Câu 6. Một quần thể có tỷ lệ kiểu gen: 0,09 AA : 0,42 Aa : 0,49 aa. Tần số alen a của quần thể là
A. 0,09 B. 0,49.
C. 0,3 D. 0,7
Câu 7. Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Bb là 0,6. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử (Bb) trong quần thể là:
A. 0,15 B. 0,3
C. 0,36 D. 0,12
Câu 8. Một quần thể tự thụ phấn, thế hệ P có tỉ lệ kiểu gen 0,2AA : 0,8Aa. Ở F3, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 0,4 B. 0,125
C. 0,2 D. 0,1
Câu 9. Quần thể nào dưới đây có cấu trúc di truyền đạt trạng thái cân bằng?
QT 1: 1AA;
QT 2: 0,5AA : 0,5Aa;
QT 3: 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa;
QT 4: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
A. 1 và 2 B. 1 và 4
C. 1 và 3 D. 2,3 và 4
Câu 10. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,2. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen aa trong quần thể này là
A. 0,16 B. 0,32
C. 0,04 D. 0,64
Câu 11. Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen Aa là 0,4. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen Aa trong quần thể sẽ là bao nhiêu?
A. 0,05 B. 0,025
C. 0,02 D. 0,01
Câu 12. Ở người, gen qui định nhóm máu ABO gồm 3 alen IA, IB, IO nằm trên NST thường. Trong đó alen IA, IB là đồng trội so với alen IO. Xét một quần thể người cân bằng di truyền có tần số các alen IA = 0,5; IB = 0,3; IO = 0,2. Một cặp vợ chồng trong quần thể này đều có nhóm máu B. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng có nhóm máu O là:
A. 2/49 B. 1/4
C. 2/98 D. 47/98.
Câu 13. Một quần thề có 100% cá thể mang kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ. Tính theo lí thuyết, thành phần kiểu gen ở thế hệ thứ ba là
A. 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.
B. 0,375AA : 0,25Aa : 0,375aa.
C. 0,2AA : 0,4Aa : 0,4aa.
D. 0.4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa
Câu 14. Một quần thể thực vật gồm 400 cây có kiểu gen AA, 400 cây có kiểu gen Aa và 200 cây có kiểu gen aa. Tần số kiểu gen Aa của quần thể này là
A. 0,4 B. 0,5
C. 0,6 D. 0,2
Câu 15. Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,7AA + 0,2Aa + 0,1aa = 1. Tần số alen A của quần thể này là
A. 0,7 B. 0,8
C. 0,2 D. 0,1
Câu 16. Gen 1 và gen 2 nằm trên các cặp NST thường và phân ly độc lập, mỗi gen có 4 alen khác nhau. Gen 3 và 4 cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và liên kết không hoàn toàn, mỗi gen có 3 alen. Gen 5 có 2 alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X và Y. Số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể là:
A. 38700 B. 37800
C. 3600 D. 20700
Câu 17. Gen A có 2 alen, gen D có 3 alen, 2 gen này cùng nằm trên một NST. Số loại kiểu gen dị hợp tử tối đa có thể được tạo ra trong quần thể cây tứ bội là
A. 15 B. 140
C. 120 D. 126
Câu 18. Nếu xét một gen có 3 alen (a1, a2, a3) nằm trên nhiễm sắc thể thường thì số loại kiểu gen tối đa về gen này trong một quần thể ngẫu phối là:
A. 4 B. 6
C. 8 D. 10
Câu 19. Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 4 alen thuộc đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 6 alen thuộc nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến; số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
A. 300. B. 294
C. 35 D. 24.
Câu 20. Trong một quần thể ngẫu phối xét 3 gen :gen thứ nhất và gen thứ 2 nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau,gen thứ 3 nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Gen thứ nhất có 3 alen,gen thứ 2 có 3 alen,gen thứ 3 có 4 alen.Trong quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen khác nhau
A. 1134 B. 48
C. 504 D. 360
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.B | 2.A | 3.D | 4.A | 5.A |
6.D | 7.A | 8.D | 9.B | 10.D |
11.B | 12.A | 13.D | 14.A | 15.B |
16.D | 17.C | 18.B | 19.B | 20.C |
Câu 1
Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ sẽ thay đổi theo hướng tăng đồng hợp và giảm dị hợp (SGK Sinh 12 trang 70).
P: Aa × Aa → F1: 1AA:2Aa:1aa ; tỉ lệ dị hợp đã giảm 1 nửa.
Chọn B
Câu 2
Phương pháp:
Quần thể có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa
Tần số alen \({p_A} = x + \frac{y}{2} \to {q_a} = 1 - {p_A}\)
Cách giải:
Một quần thể ngẫu phối có thành phần kiểu gen là: 0,1AA : 0,6Aa : 0,3aa
Tần số alen a: \({q_a} = z + \frac{y}{2} = 0,3 + \frac{{0,6}}{2} = 0,6\)
Chọn A
Câu 3
Quần thể chỉ có kiểu gen Aa vậy tần số alen A = tần số alen a = 0,5
Chọn D
Câu 4
Phương pháp:
Quần thể có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa
Tần số alen pA\(= x + \frac{y}{2} \to {q_a} = 1 - {p_A}\)
Cách giải:
Quần thể có cấu trúc di truyền: 0,04AA : 0,32Aa : 0,64aa
Tần số alen pA\(= 0,04 + \frac{{0,32}}{2} = 0,2 \to {q_a} = 1 - {p_A} = 0,8\)
Chọn A
Câu 5
Phương pháp:
Tần số alen pA +qa = 1
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa +q2aa =1
Cách giải:
Tần số alen a = 1 – 0,6 = 0,4 → tỷ lệ kiểu gen Aa = 2×0,6×0,4 = 0,48
Chọn A
Câu 6
Phương pháp:
Quần thể có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa
Tần số alen pA\(= x + \frac{y}{2} \to {q_a} = 1 - {p_A}\)
Cách giải:
Tần số alen a = \(0,49 + \frac{{0,42}}{2} = 0,7\)
Chọn D
Câu 7
Phương pháp:
Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền\(x + \frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}AA:\frac{y}{{{2^n}}}Aa:z + \frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}aa\)
Cách giải:
Sau 2 thế hệ tỷ lệ Bb= \(\frac{{0,6}}{{{2^2}}} = 0,15\)
Chọn A
Câu 8
Phương pháp:
Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền\(x + \frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}AA:\frac{y}{{{2^n}}}Aa:z + \frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}aa\)
Cách giải:
Tỷ lệ Aa ở F3 :\(\frac{{0,8}}{{{2^3}}} = 0,1\)
Chọn D
Câu 9
Quần thể có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa
Quần thể cân bằng di truyền thoả mãn công thức: \(\frac{y}{2} = \sqrt {x.z}\)
Quần thể đạt cân bằng di truyền là 1,4
Chọn B
Câu 10
Phương pháp:
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc p2AA + 2pqAa +q2aa =1
Cách giải:
Tần số alen a = 1- 0,2 = 0,8
Tần số kiểu gen aa = 0,82 = 0,64
Chọn D
Câu 11
Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tần số kiểu gen Aa = 0,4/24 =0,025
Chọn B
Câu 12
Quy ước gen :IAIA:IAIO: nhóm máu A
IBIB:IBIO : nhóm máu B
IOIO: nhóm máu O IAIB: nhóm máu AB
Xét quần thể có thành phần phần kiểu gen là : IA = 0,5; IB = 0,3; IO = 0,2
Người có nhóm máu B sẽ có tỉ lệ kiểu gen như sau : IBIB = 0,32 =0,09; IBIO = 2×0,2×0,3=0,12 → 3IBIB:4IBIO
Xác suất để cặp vợ chồng sinh con có nhóm máu O là khi hai vợ chồng này có kiểu gen IBIO .Tỉ lệ sinh con có nhóm máu O là : \(\frac{4}{7} \times \frac{4}{7} \times \frac{1}{4} \times \frac{1}{2} = \frac{2}{{49}}\)
Chọn A
Câu 13
Phương pháp:
Quần thể tự thụ phấn có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có cấu trúc di truyền\(x + \frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}AA:\frac{y}{{{2^n}}}Aa:z + \frac{{y(1 - 1/{2^n})}}{2}aa\)
Cách giải:
Sau 3 thế hệ tự thụ phấn, cấu trúc di truyền của quần thể sẽ là (x=z=0; y=1)\(\frac{{(1 - 1/{2^3})}}{2}AA:\frac{1}{{{2^3}}}Aa:\frac{{(1 - 1/{2^3})}}{2}aa \leftrightarrow \frac{7}{{16}}AA:\frac{1}{8}Aa:\frac{7}{{16}}aa\) hay 0.4375AA : 0,125Aa : 0,4375aa
Chọn D
Câu 14
Tần số kiểu gen Aa = \(\frac{{400Aa}}{{400AA + 400Aa + 200aa}} = 0,4\)
Chọn A
Câu 15
Phương pháp:
Quần thể có cấu trúc di truyền: xAA:yAa:zaa
Tần số alen \({p_A} = x + \frac{y}{2} \to {q_a} = 1 - {p_A}\)
Cách giải:
Quần thể có cấu trúc di truyền: 0,7AA:0,2Aa:0,1aa
Tần số alen \({p_A} = 0,7 + \frac{{0,2}}{2} = 0,8 \to {q_a} = 1 - {p_A} = 0,2\)
Chọn B
Câu 16
Phương pháp:
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên NST thường: \(\frac{{n(n + 1)}}{2}\) kiểu gen hay \(C_n^2 + n\)
Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng NST giới tính X
+ giới XX : \(\frac{{n(n + 1)}}{2}\) kiểu gen hay \(C_n^2 + n\)
+ giới XY : n kiểu gen
Nếu gen nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y
+ giới XX: \(\frac{{n(n + 1)}}{2}\) kiểu gen hay \(C_n^2 + n\)
+ giới XY: n2
Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó
Cách giải:
Gen 1, 2 nằm trên các NST thường , PLĐL mỗi gen có 4 alen
Gen 3,4 nằm trên X không có trên Y, mỗi gen có 3 alen, liên kết không hoàn toàn.
Gen 5 nằm trên vùng tương đồng của X và Y, có 2 alen.
Gen 1 , gen 2 cho số kiểu gen là \(\frac{{r(r + 1)}}{2} = \frac{{4(4 + 1)}}{2} = 10\)
Trên NST X có 3 gen: 3,4,5 số kiểu gen ở giới XX là: \(\frac{{3 \times 3 \times 2\left( {3 \times 3 \times 2 + 1} \right)}}{2} = 171\)
Giới XY có 3×3×2×2=36 kiểu gen
Vậy số kiểu gen tối đa là 10×10×(171+36) = 20700
Chọn D
Câu 17
Phương pháp:
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó
Số kiểu gen tối đa của quần thể tứ bội của 1 gen có r alen: \(\frac{{r\left( {r + 1} \right)\left( {r + 2} \right)\left( {r + 3} \right)}}{{4!}}\)
Số kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen
Cách giải:
Số kiểu gen dị hợp tối đa là \(\frac{{r\left( {r + 1} \right)\left( {r + 2} \right)\left( {r + 3} \right)}}{{4!}} - r = 120;r = 2 \times 3\)
Trong đó r là số kiểu gen đồng hợp
Chọn C
Câu 18
Phương pháp:
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên NST thường: \(\frac{{n(n + 1)}}{2}\) kiểu gen hay \(C_n^2 + n\)
Cách giải:
Số kiểu gen của gen này là \(C_3^2 + 3 = 6\)
Chọn B
Câu 19
Phương pháp:
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên NST thường: \(\frac{{n(n + 1)}}{2}\) kiểu gen hay \(C_n^2 + n\)
Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng NST giới tính X
+ giới XX : \(\frac{{n(n + 1)}}{2}\) kiểu gen hay \(C_n^2 + n\)
+ giới XY : n kiểu gen
Cách giải:
Xét gen thứ nhất: có 4 alen thuộc vùng không tương đồng của NST X:
- Ở giới dị giao tử có 4 kiểu gen
- ở giới đồng giao tử có \(\frac{{r(r + 1)}}{2} = \frac{{4 \times 5}}{2} = 10\)
- Có tối đa 14 kiểu gen về gen này.
Xét gen thứ 2 có 6 alen thuộc NST thường: số kiểu gen tối đa là: \(\frac{{r(r + 1)}}{2} = \frac{{6 \times 7}}{2} = 21\)
Vậy số kiểu gen tối đa trong quần thể về 2 gen này là: 21×14 = 294 KG
Chọn B
Câu 20
Phương pháp:
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên NST thường: \(\frac{{n(n + 1)}}{2}\) kiểu gen hay \(C_n^2 + n\)
Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng NST giới tính X
+ giới XX : \(\frac{{n(n + 1)}}{2}\) kiểu gen hay \(C_n^2 + n\)
+ giới XY : n kiểu gen
Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó
Cách giải:
Gen I có số kiểu gen trong quần thể: \(\frac{{3 \times (3 + 1)}}{2} = 6\)
Gen II có số kiểu gen trong quần thể: \(\frac{{3 \times (3 + 1)}}{2} = 6\)
Gen III có số kiểu gen trong quần thể:
+ ở giới XX: có \(\frac{{4 \times (4 + 1)}}{2} = 10\)
+ ở giới XY: có 4 kiểu gen.
Vậy trong quần thể có tối đa 6×6×(10+4) =504
Chọn C