Đề bài
Câu 1. Khi nói về bệnh Phêninkêtô niệu ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
1. Bệnh Phêninkêtô niệu là do lượng axitamin tirôxin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.
2. Có thể phát hiện ra bệnh Phêninkêtô niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
3. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin Phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.
4. Bệnh Phêninkêtô niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin Phêninalanin thành Tirôxin trong cơ thể.
5. Chọc dò dịch ối, sinh thiết tua nhau thai có thể phát hiện được bệnh Phêninkêtô niệu khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ.
A. 2 B. 1
C. 3 D. 4
Câu 2. Hiện nay, một trong những biện pháp ứng dụng liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhằm tìm cách chữa trị các bệnh di truyền ở người là
A. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.
B. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để ức chế hoạt động của gen gây bệnh.
C. làm biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể thành các gen lành.
D. bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.
Câu 3. Trong các biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người, biện pháp nào sau đây nhằm hạn chế các tác nhân đột biến?
A. Tạo môi trường sạch
B. Sàng lọc trước sinh
C. Liệu pháp gen
D. Tư vấn di truyền
Câu 4. Cho các biện pháp sau:
(1) Bảo vệ môi trường sống trong sạch.
(2) Tư vấn di truyền.
(3) Sàng lọc trước sinh.
(4) Liệu pháp gen.
(5) Mở các trung tâm bảo trợ xã hội dành cho người bị tật, bệnh di truyền.
Số phương án đúng để bảo vệ vốn gen của loài người là
A. 4 B. 5
C. 2 D. 3
Câu 5. Bằng các làm tiêu bản tế bào đề quan sát bộ NST thì không phát hiện sớm trẻ mắc hội chứng nào sau đây?
A. Hội chứng Claiphento
B. Hội chứng Tớc-nơ
C. Hội chứng AIDS
D. Hội chứng Đao
Câu 6. Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình “cấm kết hôn trong vòng 3 đời” là
A. Đột biến xuất hiện với tần số cao ở thế hệ sau.
B. Thế hệ sau kém phát triển dần.
C. Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình.
D. Thế hệ sau có những biểu hiện suy giảm trí tuệ.
Câu 7. Trong di truyền y học tư vấn, phát biểu không đúng khi nói về việc xét nghiệm trước sinh ở người là:
A. Mục đích xét nghiệm trước sinh là xác định người mẹ sinh con trai hay gái để giúp người mẹ quyết định có nên sinh hay không.
B. Kĩ thuật chọc ối và sinh thiết nhau thai là để tách lấy tế bào phôi cho phân tích ADN cũng như nhiều chi tiết hóa sinh.
C. Các xét nghiệm trước sinh đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ sinh con bị các khuyết tật di truyền mà vẫn muốn sinh con.
D. Mục đích xét nghiệm trước sinh là để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay không.
Câu 8. Trong chẩn đoán trước sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát
A. Tính chất của nước ối
B. tế bào tử cung của người mẹ
C. tế bào thai bong ra trong nước ối
D. Cả A và B
Câu 9. Kỹ thuật chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai đặc biệt hữu ích đối với:
A. Bệnh di truyền phân tử làm rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể
B. Việc xác định bệnh do đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST
C. Việc xác định kiểu gen của bệnh nhân
D. Đột biến gen
Câu 10. Phát biểu không đúng về liệu pháp gen là:
A. Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến.
B. Dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.
C. Có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành.
D. Nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học.
Câu 11. Con đường nào sau đây không lây truyền HIV
A. Muỗi đốt
B. từ mẹ sang con
C. truyền máu
D. dùng chung bàn chải đánh răng
Câu 12. Người ta tiến hành chọc dò dịch ối để sàng lọc trước sinh ở một bà mẹ mang thai, trong các tiêu bản quan sát tế bào dưới kính hiển vi, người ta nhận thấy ở tất cả các tế bào đều có sự xuất hiện của 94 NST đơn đang phân li về 2 cực của tế bào, trong đó có 6 NST đơn có hình thái hoàn toàn giống nhau. Một số nhận xét được rút ra như sau:
(1) Các tế bào trên đang ở kì sau của quá trình giảm phân 1.
(2) Thai nhi có thể mắc hội chứng Đao hoặc hội chứng Claiphentơ.
(3) Thai nhi không thể mắc hội chứng Tơcnơ.
(4) Đã có sự rối loạn trong quá trình giảm phân của bố hoặc mẹ.
(5) Có thể sử dụng liệu pháp gen để loại bỏ những bất thường trong bộ máy di truyền của thai nhi.
Số kết luận đúng là:
A. 2 B. 3
C. 4 D. 5
Câu 13. Để tư vấn di truyền có kết quả cần sử dụng phương pháp nào?
A. Phương pháp phả hệ.
B. Phương pháp tế bào.
C. Phương pháp phân tử.
D. Phương pháp nghiên cứu quần thể.
Câu 14 Nhờ enzyme nào mà hệ gen của virus HIV có thể cài xen vào hệ gen của người
A. ADN polimerase
B. Helicase
C. ARN polimerase
D. Transciptase Reverse
Câu 15. ở người bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn a trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Bố mẹ có kiểu gen nào để sinh con gái mắc bệnh với tỉ lệ 25%?
A. XaXa × XaY
B. XAXa × XAY
C. XAXA × XaY
D. XAXa × XaY
Câu 16. Bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị bệnh, mẹ nhìn màu bình thường nhưng mang gen bệnh, khả năng họ sinh con bị bệnh mù màu là:
A. 12,5% B. 25%
C. 50%. D. 75%.
Câu 17. Gen quy định nhóm máu ở người gồm 3 alen: IA, IB, IO. Trong trường hợp biết nhóm máu của bố, mẹ sẽ xác định được kiểu gen của bố, mẹ nếu con có nhóm máu
A. AB B. A
C. O D. B
Câu 18. Bệnh máu khó đông ở người được xác định bởi gen lặn nằm ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X, alen trội tương ứng quy định máu đông bình thường. Một người phụ nữ mang gen bệnh ở thể dị hợp lấy chồng khỏe mạnh thì khả năng bị bệnh của những đứa con họ như thế nào ?
A. 100% con trai bị bệnh.
B. 50% con trai bị bệnh.
C. 25% con trai bị bệnh.
D. 12,5% con trai bị bệnh.
Câu 19. Ở một gia đình, nghiên cứu sự di truyền của một căn bệnh di truyền, các nhà tư vấn di truyền xây dựng được phả hệ dưới đây
Có thể xác định chính xác được tối đa kiểu gen của bao nhiêu người từ phả hệ nói trên?
A. 2 B. 6
C. 5 D. 4
Câu 20. Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hây xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên.
A. (1)XX, (2)XYa , (3)XYa, (4)XX, (5)XYA
B. (1)XAXa, (2)XaY, (3)XaY, (4)XAXa, (5)XaY..
C. (1)XaXa , (2)XAY, (3)XAY, (4)XaXa, (5)XAY.
D. (1)XX, (2)XYA, (3)XYA, (4)XX, (5)XYA
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.A | 2.D | 3.A | 4.A | 5.C |
6.C | 7.A | 8.C | 9.B | 10.D |
11.A | 12.A | 13.A | 14.D | 15.D |
16.C | 17.C | 18.B | 19.C | 20.B |
Câu 1
Các phát biểu đúng là: (1),(4)
(2) sai,(5) sai, nguyên nhân gây bệnh là đột biến gen nên quan sát hình dạng NST, làm tiêu bản TB không thể phát hiện nguyên nhân
(3) sai, Phe là a.a thiết yếu không thể loại bỏ hoàn toàn
Chọn A
Câu 2
Chọn D (Liệu pháp gen)
Câu 3
Tạo môi trường sạch là biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người, biện pháp nào sau đây nhằm hạn chế các tác nhân đột biến
Chọn A
Câu 4
Ý (5) không thuộc bảo vệ vốn gen của loài người
Chọn A
Câu 5
Không thể phát hiện hội chứng AIDS bằng cách làm tiêu bản bộ NST được vì nguyên nhân của hội chứng này ở mức độ phân tử (gen của virus đã được cài xen vào hệ gen người)
Các phương án khác đều là hội chứng do lệch bội nên có thể quan sát thấy.
Chọn C
Câu 6
Cơ sở khoa học của luật hôn nhân gia đình “cấm kết hôn trong vòng 3 đời” là Gen lặn có hại có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình
Chọn C
Câu 7
Xét nghiệm trước sinh là xét nghiệm phân tích ADN, NST thai nhi để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay không.
Chọn A.
Câu 8
Trong chẩn đoán trước sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm khảo sát tế bào thai bong ra trong nước ối xem có sự bất thường về bộ NST hay không.
Chọn C
Câu 9
Kĩ thuật trên đặc biệt hữu ích cho việc xác định bệnh do đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST
Chọn B
Câu 10
Liệu pháp gen là việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến, gồm 2 biện pháp: đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh hoặc thay thế gen bệnh bằng gen lành.
Chọn D.
Câu 11
HIV là virus gây suy giảm miễn dịch ở người, chúng chỉ có thể nhân lên trong tế bào người nên muỗi đốt sẽ không dẫn tới lây truyền HIV
Chọn A
Câu 12
(1) sai vì bộ NST của các tế bào này là 94: 2 = 47 (thể ba) và có sự phân li của NST đơn nên các tế bào này đang thực hiện nguyên phân.
(2) sai vì có 6 NST đơn có hình thái hoàn toàn giống nhau nên dạng thể 3 này phải xảy ra ở NST thường hoặc trường hợp 3X, thai nhi không thể mắc hội chứng Claiphentơ.
(3) đúng, vì hội chứng Tơcnơ có số lượng NST là 45.
(4) đúng, hiện tượng này có thể do sự rối loạn trong quá trình giảm phân của bố hoặc mẹ.
(5) sai, liệu pháp gen chỉ có thể loại bỏ gen bệnh và nên không thể tác động lên những bệnh di truyền do đột biến số lượng NST gây nên.
Chọn A.
Câu 13
Để tư vấn di truyền cần sử dụng phương pháp phả hệ (theo dõi sự di truyền của bệnh trong các các người có quan hệ ho hàng với cặp vợ chồng cần tư vấn)
Chọn A
Câu 14
Axit nucleic của virus HIV là ARN, chúng phải thực hiện phiên mã ngược nhờ enzyme phiên mã ngược (Transciptase Reverse) để tạo ra ADN sau đó mới cài xen vào hệ gen của người được.
Chọn D
Câu 15
Để sinh con gái bị bệnh thì cả bố và mẹ đều phải mang alen a.
XAXa × XaY → XaXa = 25%
Chọn D
Câu 16
Cặp vợ chồng này: XaY × XAXa → XAXa: XAY:XaXa:XaY → XS sinh con mù màu là 50%
Chọn C
Câu 17
Nếu con có nhóm máu O thì ta có thể xác định kiểu gen của bố mẹ, khi đó bố mẹ sẽ có kiểu gen dị hợp về nhóm máu đã biết.
Chọn C
Câu 18
M:máu đông bình thường,m:bị bệnh
Người vợ có kiểu gen XMXm,người chồng bình thường có kiểu gen XMY =>50% con trai sinh ra bị bệnh
Chọn B
Câu 19
Ta thấy bố mẹ bình thường (5,6) sinh con gái bị bệnh → gen gây bệnh là gen lặn nằm trên NST thường.
Quy ước gen: A- bình thường; a – bị bệnh
- Tất cả những người bị bệnh có kiểu gen: aa (1,9)
- Tất cả những người có bố, mẹ hoặc con bị bệnh có kiểu gen Aa: 3,5,6
Vậy biết được kiểu gen của 5 người
Chọn C
Câu 20
Người phụ nữ (1), (4) sinh con trai bị máu khó đông có kiểu gen XAXa
Người (2),(3),(5) bị máu khó đông có kiểu gen XaY
Chọn B