I. MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
Sự biểu hiện của gen qua nhiều bước như vậy nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài cơ thể chi phối.
II. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG.
Kiểu gen, môi trường và kiểu hình có mối quan hệ mật thiết với nhau:
- Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường.
- Với cùng một kiểu gen nhưng trong những điều kiện môi trường khác nhau cho những kiểu hình khác nhau.
- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
- Sự biểu hiện của 1 tính trạng ra ngoài thành kiểu hình ngoài phụ thuộc kiểu gen còn phụ thuộc: môi trường trong, môi trường ngoài, loại tính trạng.
Ví dụ: sự thay đổi màu sắc của lông thỏ Hymalaya phụ thuộc vào nhiệt độ, màu sắc hoa cẩm tú cầu phụ thuộc pH của đất. → Kiểu hình bị chi phối bởi môi trường
Những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen,phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng của điều kiện môi trường, không do biến đổi trong kiểu gen được gọi là thường biến.
III. MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN
1. Khái niệm: Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của một kiểu gen.
Ví dụ: Tập hợp những kiểu hình của một con tắc kè tương ứng với các chế độ môi trường được gọi là mức phản ứng
2. Đặc điểm của mức phản ứng
- Do gen quy định, trong cùng 1 kiểu gen mỗi gen có mức phản ứng riêng.
- Di truyền được vì do kiểu gen quy định.
- Thay đổi theo từng loại tính trạng.
3. Sự mềm dẻo về kiểu hình
Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau gọi là sự mềm dẻo về kiểu hình (hay còn gọi là thường biến).
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu mức phản ứng
Tìm được kiểu hình mong muốn từ kiểu gen, có biện pháp chăm sóc thích hợp để tăng năng suất.
Sơ đồ tóm tắt lý thuyết: