Đề bài
Câu 1. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về chuỗi thức ăn?
A. Lúa → Ếch → Sâu ăn lá lúa → Rắn hổ mang → Diều hâu.
B. Lúa → Sâu ăn lá lúa → Rắn hổ mang → Ếch → Diều hâu
C. Lúa → Sâu ăn lá lúa → Ếch → Rắn hổ mang → Diều hâu.
D. Lúa → Sâu ăn lá lúa → Ếch → Diều hâu → Rắn hổ mang.
Câu 2. Hiện tượng minh họa cho quan hệ hỗ trợ cùng loài là
A. Cá ở nước ăn trứng đồng loại
B. Kí sinh cùng loài khi thức ăn khan hiếm
C. Tranh giành lãnh thổ hay đối tượng sinh sản
D. Ong, kiến, mối sống theo tập tính xã hội
Câu 3. Kiểu hệ sinh thái thường thấy nhất ở Việt Nam gồm:
A. Savan (đồng cỏ nhiệt đới), sa mạc, hệ sinh thái nước.
B. Taiga và hệ sinh thái nước ngọt, nước mặn, nước lợ.
C. Rừng nhiệt đới, savan, hệ sinh thái nước ngọt và nước mặn.
D. Rừng ôn đới, đài nguyên, đồng cỏ ôn đới.
Câu 4. Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là:
A. Mỗi loài điểm ăn ở vị trí xác định.
B. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày.
C. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau.
D. Cạnh tranh khác loài.
Câu 5. Các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau, những dạng biến động nào theo chu kỳ
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8 .
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều nhất vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
A. (1) và (3) B. (2) và (4)
C. (2) và (3) D. (1) và (4)
Câu 6. Khi nói về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái của các loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(I) Các loài sống trong một môi trường thì sẽ có ổ sinh thái trùng nhau.
(II) Các loài có ổ sinh thái giống nhau khi sống trong cùng một môi trường thì sẽ cạnh tranh với nhau.
(III) Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài sống ở vùng nhiệt đới thường rộng hơn các loài ở vùng ôn đới.
(IV) Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố hạn chế.
A. 3 B. 2
C. 4 D. 1
Câu 7. Trong tháp tuổi của quần thể trưởng thành có tỉ lệ:
A. Nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn các nhóm tuổi còn lại.
B. Nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản và lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
C. Nhóm tuổi trước sinh sản chỉ lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
D. Nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản và bé hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
Câu 8. Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi:
A. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp đe dọa sự tồn tại của quần thể.
B. Mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao.
C. Môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù.
D. Mật độ cá thể tăng lên quá cao dẫn đến thiếu thức ăn, nơi ở.
Câu 9. Ở Việt Nam sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao?
A. Mùa xuân và mùa hè, do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào.
B. Mùa khô, do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh.
C. Mùa xuân, do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú.
D. Mùa mưa, do cây cối xanh tốt, sâu hại có nhiều thức ăn.
Câu 10. Tuổi sinh thái là:
A. Là thời gian sống để sinh sản của cá thể.
B. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
C. Là tuổi bình quân của một cá thể trong quần thể.
D. Là thời gian sống thực tế của cá thể.
Câu 11. Điều nào sau đây không đúng với dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A. Năng lượng chuyển qua các bậc dinh dưỡng từ thấp đến cao.
B. Càng lên các bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng cảng giảm dần.
C. Càng lên các bậc dinh dưỡng cao hơn năng lượng càng tăng dần.
D. Năng lượng thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng.
Câu 12. Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết:
A. Mức độ phân giải hữu cơ của các vi sinh vật.
B. Mức độ sử dụng thức ăn của các sinh vật tiêu thụ.
C. Con đường trao đổi vật chất trong quần xã.
D. Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
Câu 13. Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho ta biết:
A. Dòng năng lượng trong quần xã.
B. Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.
C. Sự phụ thuộc về thức ăn của động vật và thực vật.
D. Sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và quần xã.
Câu 14. Vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài?
A. Do năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng.
B. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Do năng lượng mặt trời được sử dụng quá ít trong quang hợp.
D. Do năng lượng bị hấp thụ nhiều ở sinh vật sản xuất.
Câu 15. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh?
A. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
B. Đảm bảo số lượng cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp.
C. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
D. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể.
Câu 16. Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là:
A. Tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích.
B. Tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.
C. Tổng sinh khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết.
D. Tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hóa được.
Câu 17. Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là:
A. Sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản và tử vong.
B. Sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mật độ và loài ưu thế.
C. Sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản và tỷ lệ đực cái.
D. Sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản và thành phần tuổi.
Câu 18. Đặc trưng cơ bản nhất của một quần thể là mật độ vì:
A. Nó làm thay đổi độ tuổi và tỉ lệ được cái
B. Ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống và khả năng sinh sản.
C. Tăng cường hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.
D. Tác động mạnh đến nguồn sống trong môi trường.
Câu 19. Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã sinh vật?
A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh.
B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
C. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
D. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ nhưng hoạt động mạnh.
Câu 20. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do:
A. Hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể sinh vật.
B. Các chất thải (phân động vật, chất bài tiết).
C. Các bộ phận rơi rụng ở thực vật (lá cây rụng, củ, rễ).
D. Các bộ phận rơi rụng ở động vật (Lông rụng, lột xác).
Câu 21. Trong hệ sinh thái thành phần hữu sinh bao gồm các yếu tố nào?
A. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải.
B. Sinh vật tiêu thụ, sinh vật sản xuất, các chất hữu cơ.
C. Sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất, các chất hữu cơ.
D. Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, các chất hữu cơ.
Câu 22. Giả sử một quần xã có lưới thức ăn gồm 7 loài được khí hiệu A, B, C, D, E, G, H
Trong đó loài A là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lý thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về lưới thức ăn này?
(I) Chuỗi thức ăn dài nhất có 6 bậc dinh dưỡng.
(II) Có tổng số 11 chuỗi thức ăn.
(III) Nếu loại bỏ bớt cá thể của loài A thì tất cả các loài còn lại đều giảm số lượng cá thể.
(IV) Nếu loài A bị nhiễm độc ở nồng độ thấp thì loài C sẽ bị nhiễm độc ở nồng độ cao hơn so với loại A.
A. 1 B. 2
C. 4 D. 3
Câu 23. Năng lượng chuyển qua các bậc dinh dưỡng càng lên cao càng nhỏ dần là do:
A. Một phần năng lượng bị thất thoát qua tiêu hóa và vận động của các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
B. Một phần năng lượng bị thất thoát qua bài tiết của các sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Một phần năng lượng bị thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, các bộ phận rơi rụng ở mỗi bậc dinh dưỡng.
D. Một phần năng lượng bị thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 24. Nhận xét nào dưới đây không đúng về chu trình sinh địa hóa?
A. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cácbon điôxit (CO2), thông qua quang hợp.
C. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối amoni (\(NH_4^ +\)), nitrat (\(NO_3^ -\)).
D. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nitơ phân tử (N2), thông qua quang hợp.
Câu 25. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Giới hạn sinh thái là không gian sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển.
B. Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một loại nhân tố sinh thái nào đó của môi trường.
C. Cạnh tranh là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành ổ sinh thái.
D. Trong khoảng trống chịu, sinh vật sẽ bị chết.
Lời giải chi tiết
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
1.C | 2.D | 3.C | 4.D | 5.B |
6.B | 7.B | 8.B | 9.A | 10.D |
11.C | 12.C | 13.A | 14.A | 15.D |
16.B | 17.A | 18.B | 19.B | 20.A |
21.A | 22.A | 23.C | 24.D | 25.A |
Câu 1
Sơ đồ đúng là C
A sai, ếch không phải thức ăn của sâu
B sai, rắn không phải thức ăn của ếch
D sai, diều hâu không phải thức ăn của rắn
Chọn C
Câu 2. Chọn D
Câu 3. Chọn C
Câu 4.
Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là sự cạnh tranh giữa các loài trùng nhau về ổ sinh thái
Chọn D
Câu 5.
(1),(3) là biến động không theo chu kỳ, (2),(4) theo chu kỳ
Chọn B
Câu 6.
I sai, ổ sinh thái khác với nơi ở, nên sống trong cùng 1 môi trường chưa chắc đã trùng ổ sinh thái
II đúng
III đúng
IV sai, Loài có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố thì thường có vùng phân bố rộng
Chọn B
Câu 7.
Trong tháp tuổi của quần thể trưởng thành (ổn định) có tỉ lệ: Nhóm tuổi trước sinh sản bằng nhóm tuổi sinh sản và lớn hơn nhóm tuổi sau sinh sản
Chọn B
Câu 8.
Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi mật độ cá thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao
Chọn B
Câu 9.
Vào mùa xuân và mùa hè ấm áp, độ ẩm ao sâu hại xuất hiện nhiều
Chọn A
Câu 10.
Tuổi sinh thái là: Là thời gian sống thực tế của cá thể.
A : tuổi sinh sản
B : Tuổi sinh lý
C : tuổi quần thể
Chọn D
Câu 11.
Phát biểu sai là C, chỉ có khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn nên càng lên cao, năng lượng càng giảm
Chọn C
Câu 12.
Quan hệ dinh dưỡng trong quần xã cho ta biết con đường trao đổi vật chất trong quần xã.
Chọn C
Câu 13.
Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho ta biết dòng năng lượng trong quần xã
Chọn A
Câu 14.
Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không dài do năng lượng bị thất thoát dần qua các bậc dinh dưỡng.
Chọn A
Câu 15.
Điều không đúng là: D, mối quan hệ cạnh tranh làm giảm số lượng của quần thể
Chọn D
Câu 16.
Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.
Chọn B
Câu 17.
Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể là sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản và tử vong
Chọn A
Câu 18.
Mật độ ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống và khả năng sinh sản nên đặc trưng này là cơ bản nhất
Chọn B
Câu 19.
Loài ưu thế có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
Chọn B
Câu 20.
Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do hô hấp, tạo nhiệt (khoảng 70%). Chọn A
Câu 21.
Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm quần xã sinh vật : Sinh vật tiêu thụ, sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải
Chọn A
Câu 22.
I sai, chuỗi thức ăn dài nhất có 5 bậc dinh dưỡng
II đúng
III đúng, vì loài A là sinh vật sản xuất
IV đúng, ở bậc dinh dưỡng càng cao thì bị nhiễm độc ở nồng độ cao.
Chọn A
Câu 23.
Năng lượng chuyển qua các bậc dinh dưỡng càng lên cao càng nhỏ dần là do một phần năng lượng bị thất thoát qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, các bộ phận rơi rụng ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Chọn C
Câu 24.
Phát biểu sai là D, thực vật không sử dụng nito phân tử
Chọn D
Câu 25.
A đúng
B sai, Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái của môi trường mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
C sai, cạnh tranh dẫn tới phân ly ổ sinh thái
D sai, ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết
Chọn A
Nguồn: sưu tầm