Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 4 - Chương I - Phần sinh thái học - Sinh 12

Đề bài

Câu 1: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố đó.

II. Ổ sinh thái của một loài chính là nơi ở của chúng.

III. Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì sự cạnh tranh giữa chúng càng gay gắt.

IV. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi,... của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

A. 1 B. 2 C. 4 D. 3

Câu 2: Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Ăn thịt lẫn nhau là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các quần thể động vật.

B. Ở thực vật, cạnh tranh cùng loài có thể dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa.

C. Khi nguồn thức ăn của quần thể càng dồi dào thì sự cạnh tranh về dinh dưỡng càng gay gắt.

D. Số lượng cá thể trong quần thể càng tăng thì sự cạnh tranh cùng loài càng giảm.

Câu 3: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng theo chu kì là:

A. do các loại dịch bệnh tấn công sinh vật.

B. do những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

C. do những thay đổi có tính chu kì xảy ra hằng năm.

D. do hoạt động của thiên tai xảy ra hằng năm.

Câu 4: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng theo chu kì là:

A. do các loại dịch bệnh tấn công sinh vật.

B. do những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

C. do những thay đổi có tính chu kì xảy ra hằng năm.

D. do hoạt động của thiên tai xảy ra hằng năm.

Câu 5: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về ổ sinh thái?

(1) Các loài rất xa nhau về nguồn gốc vẫn có thể có ổ sinh thái trùng nhau một phần.

(2) Các loài có ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì quan hệ hỗ trợ càng tăng.

(3) Ổ sinh thái của một loài chính là nơi ở của chúng.

(4) Các loài gần nhau về nguồn gốc có ổ sinh thái có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau.

(5) Các loài có cùng một nơi ở bao giờ cũng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn.

A. 3 B. 5 C. 2 D. 4

Câu 6: Kiểu phân bố nào phổ biến nhất trong tự nhiên?

A. Phân bố ngẫu nhiên

B. Phân bố theo nhóm

C. Phân bố đồng đều

D. Phân bố theo độ tuổi

Câu 7: Chó rừng đi kiếm ăn theo đàn, nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. Đây là ví dụ về mối quan hệ

A. cạnh tranh cùng loài.

B. hỗ trợ khác loài.

C. hỗ trợ cùng loài.

D. cạnh tranh khác loài.

Câu 8: Sự biến động số lượng cá thể luôn dẫn đến thay đổi:

A. ổ sinh thái của loài.

B. giới hạn sinh thái của các cá thể.

C. kích thước của môi trường sống.

D. kích thước quần thể.

Câu 9: Nguyên nhân của hiện tượng biến động số lượng theo chu kì là:

A. do các loại dịch bệnh tấn công sinh vật.

B. do những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

C. do những thay đổi có tính chu kì xảy ra hằng năm.

D. do hoạt động của thiên tai xảy ra hằng năm.

Câu 10: Khi trồng rau xanh cần phải bón phân đạm để lá phát triển tốt. Trong lúc trồng cây lấy củ thì đạm chỉ cần cho giai đoạn đầu, sau đó cần bón kali. Đây là ứng dụng của quy luật sinh thái cơ bản nào?

A. Quy luật giới hạn sinh thái

B. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường

C. Quy luật tác động tổng hợp

D. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái

Câu 11: Vào mùa hè, các yếu tố giới hạn chính đối với các động vật thủy sinh sống trong các hồ nước nông là:

A. Độ pH của nước, nguồn thức ăn và nhiệt độ.

B. Nhiệt độ, ánh sáng và hàm lượng ôxi hòa tan.

D. Nguồn thức ăn, hàm lượng ôxi hòa tan và ánh sáng.

C. Ánh sáng, nguồn thức ăn và độ pH của nước.

Câu 12: Hiện tượng chuồn chuồn, ve sầu,... có số lượng nhiều vào các tháng xuân hè nhưng rất ít vào những tháng mùa đông, thuộc dạng biến động số lượng nào sau đây?

A. Không theo chu kì

B. Theo chu kì ngày đêm

C. Theo chu kì tháng

D. Theo chu kì mùa

Câu 13: Khi trồng rau xanh cần phải bón phân đạm để lá phát triển tốt. Trong lúc trồng cây lấy củ thì đạm chỉ cần cho giai đoạn đầu, sau đó cần bón kali. Đây là ứng dụng của quy luật sinh thái cơ bản nào?

A. Quy luật giới hạn sinh thái

B. Quy luật tác động qua lại giữa sinh vật và môi trường

C. Quy luật tác động tổng hợp

D. Quy luật tác động không đồng đều của các nhân tố sinh thái

Câu 14: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là:
1. Môi trường không khí 2. Môi trường trên cạn 3. Môi trường đất
4. Môi trường xã hội 5. Môi trường nước 6. Môi trường sinh vật

A. 1, 2, 4, 5 B. 1, 3, 5, 6

C. 2, 3, 5, 6 D. 2, 3, 4, 5

Câu 15: Cho các tập hợp sinh vật sau:
1. Những con cá sống trong một con sông.
2. Những con ong vò vẽ làm tổ trên cây.
3. Những con chuột cùng sống trong một đám lúa.
4. Những con chim cùng sống trong một khu vườn.
5. Những cây bạch đàn cùng sống trên một sườn đồi.
6. Những con cá rô phi đơn tính trong hồ.
7. Những cây mọc ở ven bờ hồ.
8. Những con hải âu làm tổ ở một vách núi.
9. Những con sơn dương đang uống nước ở một con suối.
10. Ếch và nòng nọc của nó ở trong ao.
Số quần thể là:

A. 4 B. 5 C. 6 D. 7

Câu 16: Cho các nguyên nhân sau:
1. Do đột biến
2. Do ngẫu nhiên
3. Do phân cắt khu phân bố
4. Do thiên tai, dịch bệnh
5. Do sự phát tán hay di chuyển một nhóm cá thể đi lập quần thể mới.
Nguyên nhân làm xuất hiện biến động di truyền trong một quần thể là:

A. 3, 4, 5 B. 1, 2, 4

C. 2, 3, 5 D. 1, 3, 4

Câu 17: Hiện tượng nào sau đây không phải là nhịp sinh học?

A. Vào ban ngày, nhím cuộn mình nằm bất động, ban đêm thì đi sục sạo kiếm mồi và tìm bạn.

B. Vào mùa đông, ở những vùng có băng tuyết, phần lớn cây xanh rụng lá và ở trạng thái giả chết.

C. Cây mọc trong điều kiện ánh sáng chiếu từ một phía thường có thân uốn cong, ngọn cây vươn về phía ánh sáng.

D. Khi mùa đông đến, chim én rời bỏ nơi thời tiết lạnh, khan hiếm thức ăn để đến những nơi ấm áp, có nhiều thức ăn.

Câu 18: Hiện tượng nào sau đây phản ánh dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật không theo chu kì?

A. Ở Việt Nam, vào mùa xuân khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều.

B. Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C.

C. Ở đồng rêu phương Bắc, cứ 3 năm đến 4 năm, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm.

D. Ở Việt Nam, hàng năm vào thời gian thu hoạch lúa, ngô, … chim cu gáy thường xuất hiện nhiều.

Câu 19: Khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể về mức ổn định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường được gọi là

A. khống chế sinh học

B. ức chế - cảm nhiễm

C. cân bằng quần thể

D. nhịp sinh học

Câu 21: Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao?

A. Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào

B. Mùa mưa do cây cối xanh tốt, sâu hạy có nhiều thức ăn

C. Mùa khô do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh

D. Mùa xuân do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú

Câu 22: Hiện tượng tự tỉa thưa các cây lúa trong ruộng là kết quả của

A. cạnh tranh cùng loài

B. cạnh tranh khác loài

C. thiếu chất dinh dưỡng

D. sâu bệnh phá hoại

Câu 23: Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ

A. hỗ trợ cùng loài

B. cạnh tranh cùng loài

C. hỗ trợ khác loài

D. ức chế - cảm nhiễm

Câu 24: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ cạnh tranh trong quần thể?

A. Đảm bảo số lượng của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

B. Đảm bảo sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp

C. Đảm bảo sự tăng số lượng không ngừng của quần thể

D. Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể

Câu 25: Ý nghĩa sinh thái của quan hệ cạnh tranh cùng loài là ảnh hưởng đến số lượng, sự phân bố

A. ổ sinh thái

B. tỉ lệ đực – cái, tỉ lệ nhóm tuổi

C. ổ sinh thái, hình thái

D. hình thái, tỉ lệ đực – cái

Lời giải chi tiết

1 2 3 4 5
D B B B A
6 7 8 9 10
B C D B D
11 12 13 14 15
B D D C A
16 17 18 19 20
A C B A A
21 22 23 24 25
A A A C A