I. Tọa độ của một điểm
Để xác định toạ độ của một điểm M tuỳ ý trong mặt phẳng toạ độ Oxy, ta làm như sau:
- Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với trục hoành và cắt trục hoành tại điểm H ứng với số a. Số a là hoành độ của điểm M.
- Từ M kẻ đường thẳng vuông góc với trục tung và cắt trục tung tại điểm K ứng với số b. Số b là tung độ của điểm M.
Cặp số (a;b) là toạ độ của điểm M trong mặt phẳng toạ độ Oxy.
Ta kí hiệu là M(a;b).
II. Tọa độ của một vectơ
Tọa độ của điểm M được gọi là tọa độ của vectơ →OM.
Nếu →OM có toạ độ (a;b) thì ta viết →OM=(a;b).
Chú ý:
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy ta có →OM=(a;b)⇔M(a;b)
- Vectơ →i có điểm gốc là O và có toạ độ (1;0) gọi là vectơ đơn vị trên trục Ox.
- Vectơ →j có điểm gốc là O và có toạ độ (0;1) gọi là vectơ đơn vị trên trục Oy
Định lí:
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, nếu →u=(a;b) thì →u=a→i+b→j. Ngược lại, nếu →u=a→i+b→j thì →u=(a;b).
Ví dụ: →a=(−1;4) thì →a=−→i+4→j
Chú ý:
Với →a=(x1;y1) và →b=(x2;y2), ta có: →a=→b⇔{x1=x2y1=y2.
III. Liên hệ giữa tọa độ của điểm và tọa độ của vectơ
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy, cho hai điểm A(xA;yA) và B(xB;yB).
Ta có: →AB=(xB−xA;yB−yA).
Ví dụ:
Trong mặt phẳng tọa độ, cho hai điểm A(1;4);B(2;−5) thì tọa độ của vectơ →AB=(2−1;−5−4)=(1;−9).