Hàm số và đồ thị

Sách cánh diều

Đổi lựa chọn

  •   
Khái niệm, kí hiệu, biến số, tập giá trị, tập xác định của hàm số

I. Hàm số

Nếu với mỗi giá trị của x thuộc tập hợp số D có một và chỉ một giá trị tương ứng của y thuộc tập số thực R thì ta có một hàm số.

Kí hiệu: y=f(x).

Ta gọi x là biến số và y là hàm số của x.

Tập tất cả các giá trị y nhận được, gọi là tập giá trị của hàm số.

D được gọi là tập xác định của hàm số f.

Tập xác định của hàm số y=f(x) là tập hợp tất cả các số thực x  sao cho biểu thức f(x) có nghĩa.

II. Đồ thị của hàm số

Đồ thị của hàm số y=f(x) xác định trên tập D là tập hợp tất cả các điểm M(x;f(x)) trên mặt phẳng toạ độ với mọi xD.

Chú ý: Ta thường gặp đồ thị của hàm số y=f(x) là một đường. Khi đó ta nói y=f(x)phương trình của đường đó.

III. Sự biến thiên của hàm số

Cho hàm số y=f(x) xác định trên khoảng (a;b).

- Hàm số y=f(x) đồng biến (tăng) trên (a;b) nếu:

x1,x2K:x1<x2f(x1)<f(x2)

- Hàm số y=f(x) nghịch biến (giảm) trên (a;b) nếu:x1,x2K:x1<x2f(x1)>f(x2)

Chú ý:

- Đồ thị của một hàm số đồng biến trên khoảng (a, b) là đường “đi lên" từ trái sang phải

- Đồ thị của một hàm số nghịch biến trên khoảng (a; b) là đường “đi xuống" từ trái sang phải

Ví dụ:

Xét hàm số y=f(x)=2x1. Hàm số này xác định trên R.

Lấy x1;x2 là hai số tuỳ ý sao cho x1<x2 ta có:

x1<x22x1<2x22x11<2x21f(x1)<f(x2)

Vậy hàm số đồng biến (tăng) trên R.