I. Biểu thức tọa độ của phép cộng hai vectơ, phép trừ hai vectơ, phép nhân một số với một vectơ
Cho →u=(x;y) ;→u′=(x′;y′) và số thực k. Khi đó ta có:
1) →u=→u′⇔{x=x′y=y′
2) →u±→v=(x±x′;y±y′)
3) k.→u=(kx;ky)
4) →u′ cùng phương →u(→u≠→0) khi và chỉ khi có số k sao cho {x′=kxy′=ky
Chú ý:
Điều kiện để hai véc tơ →u,→v cùng phương là u1v1=u2v2 với v1.v2≠0
II. Tọa độ trung điểm đoạn thẳng và tọa độ trọng tâm tam giác
a) Cho hai điểm A(xA;yA) và B(xB;yB). Nếu M(xM;yM) là trung điểm đoạn thẳng AB thì
xM=xA+xB2;yM=yA+yB2.
b) Cho tam giác ABC có A(xA;yA),B(xB;yB),C(xC;yC). Nếu G(xG;yG) là trọng tâm tam giác ABC thì
xG=xA+xB+xC3;yG=yA+yB+yC3.
III. Biểu thức tọa độ của tích vô hướng
Nếu →u=(x1;y1) và →v=(x2;y2) thì →u⋅→v=x1x2+y1y2.
Nhận xét
a) Nếu →a=(x;y) thì |→a|=√→a⋅→a=√x2+y2.
b) Nếu A(x1;y1) và B(x2;y2) thì AB=|→AB|=√(x2−x1)2+(y2−y1)2.
c) Với hai vectơ →u=(x1;y1) và →v=(x2;y2) khác →0, ta có:
+) →u và →v vuông góc với nhau khi và chỉ khi x1x2+y1y2=0.
+) cos(→u,→v)=→u⋅→v|→u|⋅|→v|=x1x2+y1y2√x21+y21⋅√x22+y22.