Phương pháp giải bài tập mạch xoay chiều RLC - Bài toán hộp đen

Bài viết trình bày phương pháp giải bài tập về hộp đen (hộp kín) trong điện xoay chiều

1. Phương pháp đại số

Bước 1: Xác định các thông số có mặt trong hộp đen X

Sử dụng các kiến thức về độ lệch pha giữa các đại lượng tức thời:

+ Khi ux cùng pha với i thì hộp đen X: chỉ chứa R hoặc mạch RLC có cộng hưởng điện.

+ Khi ux nhanh pha hơn i một góc \(\frac{\pi }{2}\) hay i chậm pha hơn ux một góc \(\frac{\pi }{2}\)thì hộp đen X chỉ chứa L hoặc L và C (ZL>ZC)

+ Khi ux chậm pha hơn i một góc \(\frac{\pi }{2}\) hay i nhanh pha hơn ux một góc \(\frac{\pi }{2}\)thì hộp đen X chỉ chứa C hoặc L và C (ZL<ZC)

+ Khi ux nhanh pha hơn i một góc φ (khác 0 và \(\frac{\pi }{2}\)) thì hộp đen X chứa RL hoặc RLC (ZL>ZC)

+ Khi ux chậm pha hơn i một góc φ (khác 0 và \(\frac{\pi }{2}\)) thì hộp đen X chứa RC hoặc RLC (ZL<ZC)

+ ...

Bước 2: Xác định các giá trị của các thông số trong hộp đen X

Sử dụng phương pháp đại số hoặc phương pháp giản đồ véctơ.

2. Phương pháp Casio

Dùng máy tính Casio giải bài toán hộp đen

Câu hỏi trong bài