1. DẠNG 1: XÁC ĐỊNH LƯỢNG CHẤT CÒN LẠI (N HAY m), ĐỘ PHÓNG XẠ
Phương pháp: Vận dụng công thức:
- Khối lượng còn lại của X sau thời gian t : m=m02tT=m0.2−tT=m0.e−λ.t.
- Số hạt nhân X còn lại sau thời gian t : N=N02tT=N0.2−tT=N0.e−λ.t
- Độ phóng xạ: Htb=−ΔNΔt; H=H02tT=H0.2−tT hay H=H0eλt=H0.e−λt Với : λ=ln2T
- Công thức tìm số mol : n=NNA=mA
2. DẠNG 2: XÁC ĐỊNH LƯỢNG CHẤT ĐÃ BỊ PHÂN RÃ
Phương pháp:
- Cho khối lượng hạt nhân ban đầu m0 ( hoặc số hạt nhân ban đầu N0 ) và T . Tìm khối lượng hạt nhân hoặc số hạt nhân đã bị phân rã trong thời gian t ?
- Khối lượng hạt nhân bị phân rã: Δm=m0−m=m0(1−2−tT)=m0(1−e−λ.t)
- Số hạt nhân bị phân rã là : ΔN=N0−N=N0(1−2−tT)=N0(1−e−λ.t)
3. DẠNG 3: XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CỦA HẠT NHÂN CON
Phương pháp:
- Cho phân rã : AZX→BZ′Y+ tia phóng xạ . Biết m0 , T của hạt nhân mẹ.
Ta có : 1 hạt nhân mẹ phân rã thì sẽ có 1 hạt nhân con tao thành.
Do đó : ΔNX (phóng xạ) = NY (tạo thành)
- Số mol chất bị phân rã bằng số mol chất tạo thành nX=ΔmXA=nY
- Khối lượng chất tạo thành là mY=ΔmX.BA.
Tổng quát : mcon=ΔmmeAme.Acon
- Hay Khối lượng chất mới được tạo thành sau thời gian t
m1=ΔNNAA1=A1N0NA(1−e−λt)=A1Am0(1−e−λt)
Trong đó: A, A1 là số khối của chất phóng xạ ban đầu và của chất mới được tạo thành
NA = 6,022.1023 mol-1 là số Avôgađrô.
4. DẠNG 4: XÁC ĐỊNH CHU KÌ BÁN RÃ T
Phương pháp
- Dựa vào liên hệ giữa chu kì bán rã và hằng số phóng xạ: λ=ln2T
- Dựa vào công thức định luật phóng xạ (giải hàm số mũ, loga)
5. DẠNG 5: XÁC ĐỊNH THỜI GIAN PHÓNG XẠ T, TUỔI CỔ VẬT
Phương pháp:
Tuổi của vật cổ: t=Tln2lnN0N=Tln2lnm0m hay t=1λlnN0N=1λlnm0m.
Lưu ý : các đại lượng m & m0 , N & N0 , H &H0 phải cùng đơn vị
6. DẠNG 6: NĂNG LƯỢNG PHÓNG XẠ
A đứng yên phân rã → B +C
Sử dụng định luật bảo toàn động lượng và định luật bảo toàn năng lượng
{→Pt=→PsmAc2=(mB+mC)c2+WdB+WdC↔{0=mB→vB+mC→vCΔE=WdB+WdC→{WdB=mCmB+mCΔEWdC=mBmB+mCΔE