Máy phát điện xoay chiều - Động cơ không đồng bộ ba pha

I. Sơ đồ tư duy máy phát điện xoay chiều

Máy phát điện xoay chiều - Động cơ không đồng bộ ba pha  - ảnh 1

II. Máy phát điện xoay chiều - Động cơ điện

1. MÁY PHÁT ĐIỆN

Nguyên tắc hoạt động máy phát điện xoay chiều

Dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ: khi từ thông qua một vòng dây biến thiên điều hòa, trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng xoay chiều.

Máy phát điện xoay chiều - Động cơ không đồng bộ ba pha  - ảnh 2

- Máy phát điện xoay chiều một pha

* Cấu tạo

Máy phát điện xoay chiều 1 pha (còn gọi là máy dao điện) gồm 2 phần chính:

+ Phần cảm: Là nam châm dùng để tạo ra từ trường. Nam châm của phần cảm có thể là nam châm vĩnh cữu hoặc nam châm điện.

+ Phần ứng: Là khung dây dẫn dùng để tạo ra dòng điện.

Một trong hai phần cảm và phần ứng đứng yên, phần còn lại quay, bộ phận đứng yên gọi là stato, bộ phận quay gọi là rôto.

Từ thông qua mỗi cuộn dây biến thiên tuần hoàn với tần số \(f = np\) trong đó: n (vòng/s), p: số cặp cực.

Nếu N (vòng/phút) thì tần số \(f = \frac{{Np}}{{60}}\)

- Máy phát điện xoay chiều ba pha:

*Cấu tạo:

+ Stato: là 3 cuộn dây giống nhau gắn cố định trên một đường tròn lệch nhau một góc 1200

+ Roto: là một nam châm có thể quay quanh một trục cố định với tốc độ quay không đổi là  

Khi đó trên 3 cuộn dây xuất hiện 3 dòng điện xoay chiều có cùng tần số góc , cùng biên độ nhưng lệch pha nhau góc 1200, dòng điện sinh ra từ máy phát điện xoay chiều ba pha gọi là dòng ba pha.

Cấu tạo bên trong của máy phát điện xoay chiều 3 pha:

Máy phát điện xoay chiều - Động cơ không đồng bộ ba pha  - ảnh 3

Mắc hình sao: \({U_d} = \sqrt 3 {U_p},{I_d} = {I_p}\)

Máy phát điện xoay chiều - Động cơ không đồng bộ ba pha  - ảnh 4

Mắc hình tam giác: \({U_d} = {U_p},{I_d} = \sqrt 3 {I_p}\)

Máy phát điện xoay chiều - Động cơ không đồng bộ ba pha  - ảnh 5

Công suất của dòng điện 3 pha: \(P = 3{U_p}{I_p}{\rm{cos}}\varphi \)

* Ưu điểm của dòng điện 3 pha:

+ Truyền tải điện năng bằng dòng 3 pha tiết kiệm được nhiều dây dẫn

+ Máy phát điện 3 pha có cấu tạo đơn giản, dòng 3 pha được sử dụng rộng rãi cho các động cơ chạy điện 3 pha được sử dụng ở hầu hết các nhà máy sản xuất, xí nghiệp

2. ĐỘNG CƠ ĐIỆN

Áp dụng các công thức sau:

Công suất tiêu thụ của động cơ: \(P = UIcos\varphi \)

trong đó:

+ U là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu động cơ

+ I là cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua động cơ.

+ \(\varphi \) là độ lệch pha giữa điện áp hai đầu động cơ với cường độ dòng điện qua động cơ.

Công suất tỏa nhiệt của động cơ: \({P_1} = {I^2}r\)

Công suất động cơ sinh ra dưới dạng cơ năng (công suất có ích): \({P_2}\)

Ta có: \(P = {P_1} + {P_2}\)

Câu hỏi trong bài