Hiện tượng quang - phát quang

Bài viết trình bày khái niệm về sự phát quang, hiện tượng quang phát quang, ánh sáng huỳnh quang - lân quang, phân biệt giữa phát quang và phản quang.

1. SỰ PHÁT QUANG

Một số chất trong tự nhiên có khả năng tự phát ra ánh sáng gọi là sự phát quang.

Chất có khả năng phát sáng gọi là chất phát quang

Ví dụ:

Hiện tượng quang - phát quang  - ảnh 1

2. HIỆN TƯỢNG QUANG PHÁT QUANG

Là hiện tượng chất phát quang có thể hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác

Hiện tượng quang - phát quang  - ảnh 2

Ví dụ: Khi chiếu chùm tia tử ngoại (ánh sáng kích thích) vào dung dịch fluorescein đựng trong ống nghiệm (ở trạng thái bình thường fluorescein có màu vàng nhạt) sẽ phát ra ánh sáng màu xanh lục như hình bên.

3. HUỲNH QUANG VÀ LÂN QUANG

- Huỳnh quang: là hiện tượng quang phát quang của các chất lỏng và khí.

 Ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích

  • Đặc điểm: Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích \(({\lambda _{{\bf{hq}}}} > {\lambda _{{\bf{kt}}}})\)
Hiện tượng quang - phát quang  - ảnh 3

- Lân quang: là hiện tượng quang phát quang của chất rắn có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích.

Hiện tượng quang - phát quang  - ảnh 4

Một số loại sơn xanh, đỏ, vàng, lục quét trên các biển báo giao thông hoặc ở đầu các cọc chỉ giới đường là các chất lân quang có thời gian kéo dài khoảng vài phần mười giây.

4. PHÂN BIỆT GIỮA PHÁT QUANG VÀ PHẢN QUANG

Phản quang là hiện tượng phản xạ lại ánh sáng tới (màu sắc trên các tấm phản quang không thay đổi) khác hoàn toàn với hiện tượng quang phát quang (hấp thụ ánh sáng có màu này phát ra ánh sáng có màu sắc khác)

Hiện tượng quang - phát quang  - ảnh 5

(Tấm phản quang thường dùng trong giao thông và áo bảo hộ lao động có dải màu phản quang giúp các phương tiện và mọi người dễ nhận biết người đang làm nhiệm vụ trong đêm tối)

Câu hỏi trong bài