TIẾT 1 + 2: CHẠY NGẮN – CHẠY BỀN
I/ MỤC TIÊU
1.Kiến thức.
a) Lý thuyết.
- Biết một số khái niệm về sức bền (Sức bền, sức bền chung, sức bền chuyên môn) và một số nguyên tắc, phương pháp và hình thức tập luyện.
b) Chạy ngắn.
- Biết cách thực hiện trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Biết cách thực hiệnxuất phát từ một số tư thế khác nhau: Đứng, vai hoặc lưng hướng chạy.
c) Chạy bền.
- Biết cách thực hiện chạy bền trên địa hình tự nhiên và biết thế nào là “cực điểm” và cách khắc phục
2.Kỹ năng:
a) Lý thuyết.
- Vận dụng khi học thể dục và tự học.
b) Chạy ngắn.
- Thực hiện cơ bản được trò chơi “Lò cò tiếp sức”.
- Thực hiện được xuất phát từ một số tư thế khác nhau: Đứng, vai hoặc lưng hướng chạy.
c) Chạy bền.
- Thực hiệnđược trên địa hình tự nhiên.
- Thực hiện được cách khắc phục “cực điểm”.
3.Thái độ: Tự giác, tích cực tập luyện và tập luyện an toàn.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
1. Địa điểm: Sân trường.
2. Phương tiện:
- Giáo viên: Chuẩn bị giáo án, còi... Học sinh : Chuẩn bị trang phục thể thao.
III. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG |
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC |
I/ NHẬN LỚP - Giáo viên nhận lớp. Phổ biến nội dung yêu cầubài học. II/ NỘI DUNG 1. Một số hiểu biết cần thiết - Sức bền là gì? - Sức bền chung là gì? - Sức bền chuyên môn là gì ? + Sức bền: Là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi khi học tập, lao động hay luyên tập TDTT kéo dài. + Sức bền chung: Là khả năng của cơ thể khi thực hiện các công việc nói chung trong một thời gian dài. + Sức bền chuyên môn: Là khả năng cơ thể khi thực hiện chuyên sâu một hoạt động lao động hay bài tập thể thao trong thời gian dài. VD : VĐV chạy 10km, 20km … 2. Một số nguyên tắc, phương pháp và hình thức tập luyện a) Một số nguyên tắc : - Cho biết một số nguyên tắc trong tập luyện TDTT. + Tập phù hợp với sức khỏe của người tập. + Tập từ nhẹ đến nặng dần. + Tập thường xuyên hằng ngày hoặc 3 – 4 lần/tuần một cách kiên trì không nóng vội. + Trong một giờ học, sức bền phải học sau các nội dung khác và bố trí ở cuối phần cơ bản. + Tập chạy xong không dừng lại đột ngột, mà cần thực hiện một số động tác. hồi tĩnh trong vài phút. + Song song với tập chạy, cần rèn luyện kĩ thuật bước chạy, cách thở trong khi chạy, cách chạy vượt qua một số chướng ngai vật trên đường chạy và các động tác hồi tĩnh sau khi chạy… III/ CỦNG CỐ - Giáo viên nhắc lại kiến thức mới học và dặn dò học sinh bài tập về nhà. |
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp. - Học sinh trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra, đồng thời học sinh còn lại lằng nghe và cho ý kiến. - Học sinh cho biết một số nguyên tác trong tập luyện TDTT. - Học sinh chú ý lắng nghe. |
I/ PHẦN MỞ ĐẦU 1. Nhận lớp: - Giáo viên nhận lớp, kiểm tra sĩ số, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học và kiểm tra sức khỏe. 2. Khởi động. a) Khởi động chung: *Xoay các khớp cổ tay,cổ chân, vai,hông, gối, ép ngang, ép dọc,.. b) Khởi động chuyên môn: * Chạy bước nhỏ. * Chạy nâng cao đùi. * Chạy gót chạm mông. * Chạy tăng tốc. II/ PHẦN CƠ BẢN 1. Chạy ngắn. a) Trò chơi: + Phát triển sức nhanh. Lò cò tiếp sức. b) Xuất phát từ một tư thế khác nhau: Đứng mặt, vai hoặc lưng hướng chạy.
4. Chạy bền. - Chạy bền trên sân trường. + Nam: 500m. Nữ:400m. II. PHẦN KẾT THÚC 1. Hồi tĩnh. - Tập động tác điều hoà của bài thể dục giữa giờ, hít thở sâu, rũ chân rũ tay. 2. Nhận xét và giao bài tập về nhà. Kết thúc giờ học. |
- Cán sự lớp tập hợp lớp, báo cáo sĩ số. - Giáo viên đứng theo dõi, lớp trưởng điều khiển khởi động. - Đội hình khởi động. - Giáo viên đứng theo dõi, lớp trưởng điều khiển khởi động. - Giáo viên phổ biến nội dung, cách tổ chức và luật chơi cho học sinh. - Đội hình trò chơi.
- Giáo viên thị phạm, phân tích và hướng dẫn học sinh thực hiện. - Đội hình chạy nhanh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách chạy và đường chạy. - Đội hình chạy bền. - Giáo viên điều khiển cho học sinh thả lỏng, thực hiện ở đội hình trên. - Đội hình xuống lớp |