KIỂM TRA HỌC KÌ 1
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN : ĐỊA LÍ KHỐI 12
I- Mục tiêu kiểm tra
- Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề Địa lí tự nhiên của học kì I, Địa lí 12, chương trình chuẩn.
- Phát hiện sự phân hóa về trình độ học lực của HS trong quá trình dạy học, để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
- Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với mục tiêu đề ra của chương trình GDPT phần địa lí tự nhiên Việt Nam; tìm được nguyên nhân sai sót, từ đó điều chỉnh hoạt động dạy và học; phát triển kĩ năng tự đánh giá cho HS.
- Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể.
- Thu thập thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học.
II- Hình thức kiểm tra
Hình thức kiểm tra tự luận
I-Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Cấp độ Chủ đề |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng cấp độ |
|
Cấp độ dễ |
Cấp độ khó |
|||
Chủ đề 1 : Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Số câu : 1 Tổng số điểm 3 Tỉ lệ 30% |
Nắm được hoạt động của gió mùa ở nước ta |
|||
3 điểm Tỉ lệ 30% |
||||
Chủ đề 2 : Thiên nhiên phân hóa đa dạng Số câu : 1 Tổng số điểm 4 Tỉ lệ 40% |
Sự thay đổi thiên nhiên theo Bắc - Nam |
|||
4 điểm Tỉ lệ 40% |
||||
Chủ đề 3 Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa Số câu : 1 Tổng số điểm 3 Tỉ lệ 30% |
Nhận xét |
Vẽ biểu đồ |
||
Tổng số điểm= 10 Tỉ lệ 100% Tổng số câu 3 |
Số điểm : 4 Tỉ lệ 40% |
Số điểm : 3 Tỉ lệ 30% |
Số điểm: 1 Tỉ lệ 10% |
Số điểm: 2 Tỉ lệ 20% |
II-ĐỀ KIỂM TRA HK 1( Thời gian 45 phút)
Câu 1 (3 điểm):Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta ?
Câu 2 (3 điểm): Phân tích sự thay đổi thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc – Nam.
Câu 3 (3 điểm): Dựa vào bảng số liệu sau:
LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM
Địa điểm |
Lượng mưa (mm) |
Lượng bố hơi (mm) |
Cân bằng ẩm (mm) |
Hà Nội |
1676 |
989 |
+ 687 |
Huế |
2868 |
1000 |
+ 1868 |
TP.Hồ Chí Minh |
1931 |
1686 |
+ 245 |
a. Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên.
b. Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên.
................Hết..............
III-Đ ÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Thời gian : 45 phút (không kể phát đề)
Câu |
ĐÁP ÁN |
Điểm |
Câu1 |
Hoạt động của gió mùa : |
3 điểm |
-Gió mùa đông : + Thời gian từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, Từ áp cao Xibia phương bắc, hướng ĐB +Tính chất: Tạo mùa đông lạnh ở M.Bắc: đầu mùa lạnh khô,cuối lạnh ẩm + Ảnh hưởng chủ yếu ở M.Bắc ( Từ dãy Bạch Mã trở ra) -Gió mùa hạ: + Thời gian từ tháng 5 đến tháng 10, hướng Tây nam +Tính chất: Đầu mùa mưa lớn nam Bộ,Tây Nguyên, Khô nóng trung Bộ, Tây Bắc + Giữa và cuối mùa Mưa cả nước |
0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 |
|
Câu 2 |
Phân tích sự thay đổi thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc – Nam. |
4 điểm |
a)Phần lãnh thổ phía Bắc: - Từ dãy núi Bạch Mã trở ra - Có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh.Nhiệt độ trung bình năm 22-240C - Phân thành 2 mùa là mùa đông và mùa hạ -Cảnh quan phổ biến là đới rừng gió mùa nhiệt đới. Thành phần sinh vật có các loại nhiệt đới chiếm ưu thế. b) Phần lãnh thổ phía Nam (từ dãy Bạch Mã vào) - Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm - Nhiệt độ trung bình năm trên 250C. Phân thành 2 mùa là mưa và khô - Cảnh quan phổ biến đới rừng gió mùa cận xích đạo - Thành phần sinh vật mang đặc trưng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài |
0,5 đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ 0,5đ |
|
Câu 3 |
a. Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. -Vẽ biểu đồ hình cột kép đúng, đẹp, đầy đủ tên các kí hiệu, nếu thiếu 1 yếu tố trừ 0,25 điểm. |
2 đ |
b. Hãy so sánh, nhận xét về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm trên. -Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của các địa điểm có sự khác nhau: + Lượng mưa: Huế có lượng mưa lớn nhất rồi đến thành phố Hồ Chí Minh và cuối cùng là Hà Nội (d/c). +Lượng bố hơi: TP HCM là cao nhất rồi đến Huế và cuối cùng là Hà Nội (d/c) + Cân bằng ẩm: ở Huế cao nhất rồi đến Hà Nội và cuối cùng là TP HCM. |
0,25 0,25 0,25 0,25 |