Giáo án Địa lý 12 bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp– Mẫu giáo án số 1

Bài 25. TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

I/Mục tiêu :

1.Kiến thức :

+ Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta

+ Hiểu được các đặc trưng chủ yếu của 7 vùng nông nghiệp nước ta

+ Trình bày được xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

2. Kỹ năng:

- Trình bày về phân bố một số ngành SXNN, vùng chuyên canh lớn

Phân tích bảng thống kê và biểu đồ để thấy rõ đặc điểm của 7 vùng NN, xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ NN.

3.Thái độ:

HS phải biết việc đa dạng hoá kinh tế nông thôn là cần thiết nhưng phải biết cách giảm thiểu những mặt trái của vấn đề (môi trường, trật tự xã hội …).

II.Các phương tiện dạy học:

-Atlat Địa lý Việt Nam

-Bản đồ nông nghiệp VN

-Biểu đồ hình 25 (phóng to).

III. Tiến trình dạy và học:

1.Kiểm tra bài cũ: Nêu tóm tắt những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển, hoạt động khai thác thuỷ sản ở nước ta.

2.Bài mới:

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung chính

Hoạt động 1:

GV nêu cho HS nhớ lại kiến thức cũ:

Tổ chức lãnh thổ Việt Nam chịu tác động của nhiều nhân tố, thuộc 2 nhóm chính:

-Tự nhiên

-Kính tế – xã hội

Chuyển ý: trên cơ sở những nét tương đồng của tự nhiên và kinh tế – xã hội, nước ta đã hình thành 7 vùng nông nghiệp.

1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta:

( Giảm tải )

Hoạt động 2 : Nhóm

Bước 1:

-Chia lớp thành 6 nhóm

-GV treo bản đồ nông nghiệp Việt Nam

giao nhiệm vụ

-Căn cứ vào nội dung bảng 33.1

-Kết hợp bản đồ nông nghiệp và Atlat

Địa lý Việt Nam.

-Trình bày nội dung ngắn gọn và đặc điểm của vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

(Thời gian hoạt động : 5phút )

Bước 2 :

-Đại diện một nhóm trình bày vùng Tây Nguyên, một nhóm trình bày vùng Đông nam bộ.

-Các nhóm bổ sung, GV nhận xét, nêu

vấn đề để khắc sâu kiến thức.

- Vùng ĐNB và Tây Nguyên có những sản phẩm chuyên môn hoá nào khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó ?

-Các nhóm tranh luận, GV kết luận.

GV gọi một vài hôc sinh lên bảng xác định một số vùng chuyên canh hoá trên bản đồ (lúa, cà phê, cao su).

GV nhắc thêm: trên cơ sở cách làm tại lớp, về nhà các em tự viết báo cáo cho các vùng còn lại; nắm chắc các sản phẩm chuyên môn hoá của mỗi vùng, sự phân bố.

Hoạt động 3:Cá nhân

Bước 1:

GV cho HS làm việc với bảng 33.2 và cho biết đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt ?

(Mức độ tập trung và hướng phát triển? Tại sao tập trung ở đó?) Chú ý theo hàng ngang.

GV chuẩnnội dung kiến thức và ghi bảng.

Bước 2:

Cũng tại bảng 33.2, HS làm việc theo hàng dọc để cho thấy xu hướng biến đổi trong sản xuất các sản phẩm ở vùng ĐBSH ?

(Những loại sản phẩm nào, xu hướng biến đổi ra sao?)

GV chuẩn kiến thức và ghi bảng

Bước 3: GV treo bảng phụ (cơ cấu ngành nghề, thu nhập của hộ nông thôn cả nước).

(Xem phụ lục)

Giảng giải để nét ra nội dung ghi bảng tiếp ý 2.

Bước 4: GV nêu câu hỏi khắc sâu và giáo dục cho HS.

-Việc đa dạng hoá nông nghiệp và đa dạng hoá kinh tế nông thôn có ý nghĩa gì?

HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

GV trình bày thêm: về mặt trái của vấn đề ở nhiều môi trường nước, không khí, các vấn đề xã hội à cần quan tâm.

GV cho HS làm việc với bảng 33.3 để cho thấy sự phát triển về số lượng và cơ cấu trang trại theo loại hình sản xuất.

GV treo biểu đồ 33 (vẽ to) và nêu yêu cầu.

Căn cứ vào biểu đồ cho biết:

-Trang trại phát triển sớm và tập trung nhiều nhất ở đâu?

-Kết hợp với kiến thức đã học ở phần trước cho biết những loại hình trang trại đó là gì ?

-Địa phương em đã có những trang trại gì? Nêu cụ thể.

2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta:

(SGK)

3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta:

a) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính:

-Tăng cường chuyên môn --- Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.

-Đẩy mạnh đa dạng

hoá nông nghiệp.

Đa dạng hoá kinh tế

nông thôn .

à -Khai thác hợp lý nguồn tài nguyên.

-Sử dụng kết hợp nguồn lao động, tạo việc làm.

-Giảm thiểu rủi ro trong thị trường nông sản.

b) Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sàn xuất hàng hoá.

Trang trại phát triển về số lượng và loại hìnhà sản xuất nông nghiệp hàng hoá.

IV. Đánh giá

Trên bản đồ nông nghiệp VN, em hãy xác định vị trí của 2 vùng Tây Nguyên và Trung du miền núi phía Bắc, các sản phẩm chuyên môn hoá của mỗi vùng. Giải thích sự khác nhau về quy mô cây chè.

V. Hoạt động nối tiếp:

-Đặc điểm cơ bản của các vùng nông nghiệp còn lại.

-So sánh 2 vùng ĐBSH và ĐBSCL.

VI.Phụ lục: Cơ cấu ngành nghề, thu nhập của hộ nông thôn cả nước

 

Cơ cấu ngành nghề chính

Cơ cấu thu nhập chính

Năm

1994

2001

1994

2001

1. Hộ nông lâm thuỷ sản

81,6

80,0

79,3

75,6

2. Hộ công nghiệp – xây dựng

1,5

6,4

7,0

10,6

3. Hộ dịch vụ, thương mại

4,4

10,6

13,7

13,6

Ghi chú: còn lại là các hộ khác

Giáo án Địa lý 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp– Mẫu giáo án số 2

Bài 25: TỔ CHỨC LÃNH THỔ NÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu và trình bày được đặc điểm của 7 vùng nông nghiệp : Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

- Trình bày được xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp : phát triển kinh tế trang trại và vùng chuyên canh để sản xuất hàng hoá.

2. Kỹ năng

- Sử dụng bản đồ Việt Nam để trình bày về phân bố một số ngành sản xuất nông nghiệp, vùng chuyên canh lớn.

- Phân tích bảng thống kê và biểu đồ để thấy rõ xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ NN.

3. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: tự học;giải quyết vấn đề;Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ Nông – Lâm – Thủy sản VN, Bản đồ TNVN

2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập, máy tính, thước kẻ.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:Lồng ghép trong bài học

3. Tiến trình

Hoạt động 1: Khởi động

Thế nào là tổ chức lãnh thổ nông nghiệp? Ý nghĩa của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp? Em hãy kể tên một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp mà em biết?

GV gợi HS trả lời. Gv vào bài

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Nội dung 1: Tìm hiểu các vùng nông nghiệp nước ta

Hình thức: Nhóm.

Phương pháp: dạy học hợp tác, khai thác bản đồ, Atlat

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

Bước 1: chia nhóm, giao nhiệm vụ

GV -Chia lớp thành các nhóm

giao nhiệm vụ: Căn cứ vào nội dung bảng 25.1, kết hợp bản đồ nông nghiệp và Atlat Địa lý Việt Nam.

Tìm hiểu vùng Tây Nguyên.

Tìm hiểu vùng ĐBSH.

Bước 2: Thảo luận

Bước 3: Đại diện từng nhóm trình bày.

Sau mỗi vùng HS dưới sự nhận xét hướng dẫn của GV thống nhất và đưa ra đáp án đúng nhất chuẩn hoá kiến thức

*vấn đề để khắc sâu kiến thức.

-Vùng ĐBSH và Tây Nguyên có những sản phẩm chuyên môn hoá nào khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó ?

- Các nhóm tranh luận, GV kết luận.

GV gọi một vài học sinh lên bảng xác định một số vùng chuyên canh trên bản đồ.

*GV yêu cầu: trên cơ sở cách làm tại lớp, về nhà các em tự viết báo cáo cho các vùng còn lại; nắm chắc các sản phẩm chuyên môn hoá của mỗi vùng, sự phân bố.

1. Các vùng nông nghiệp ở nước ta

(chi tiết bảng 25.1)

- Tây nguyên và Đông Nam Bộ

- Trung du – MNPB và Tây nguyên

- Đồng Bằng Sông Hồng và - Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ

Hoạt động 2: Những thay đổi trong TCLT NN ở nước ta

Hình thức: Cặp, cá nhân

Phương pháp: Đàm thoại, phát vấn

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

Cặp

GV yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu biết, tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau:

- Nêu những thay đổi trong TCLT NN nước ta?

- Nêu ý nghĩa của việc đẩy mạnh đa dạng hoá SP NN?

HS: Tìm hiểu, trả lời

GV: Chuẩn xác kiến thức

Cá nhân

GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung sau:

Sử dụng bảng 25.3- Nhận xét sự thay đổi kinh tế trang trại: số lượng và cơ cấu

- Giải thích vì sao ĐBSCL kinh tế trang trại phát triển mạnh?

HS: Trả lời, bổ sung

GV: Chuẩn xác kiến thức

3. Những thay đổi trong TCLT NN ở nước ta

a. TCLT NN nước ta đang thay đổi theo hai hướng chính:

- Tăng cường CMH SX => phát triển vùng chuyên canh quy mô lớn với:

+ Tây Nguyên: SX cây dài ngày: Cà phê, cao su...

+ ĐNB: SX cây dài ngày: Cao su, chè, hồ tiêu...

+ ĐBSCL: Lúa gạo, thuỷ sản, gia cầm, cây ăn quả

- Đẩy mạnh đa dạng hoá NN và đa dạng hoá KT nông thôn:

+ Mục đích:

·Khai thác hợp lí ĐKTN

·SD tốt nguồn lao động

·Tạo nhiều việc làm và nông sản

·Giảm nhiều rủi ro khi thị trường biến động

·Tăng sự phân hoá lãnh thổ nông nghiệp

·

b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới thúc đẩy SX lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng SX hàng hoá

- KT trang trại phát triển từ kinh tế hộ gia đình

- KT trang trại phát triển nhanh trong những năm gần đây

- Cơ cấu trang trại có sự thay đổi

+ Trang trại nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi tăng (số lượng và cơ cấu)

+ Trang trại cây CN giảm trong cơ cấu (số lượng tăng chậm)

- Số lượng trang trại phân bố không đều giữa các vùng: Vùng ĐBSCL nhiều nhất và tăng nhanh nhất (Dân số năng động)

Hoạt động 3: Luyện tập

Câu 1. Đa dạng hoá nông nghiệp sẽ có tác động :

A. Tạo nguồn hàng tập trung cho xuất khẩu.

B. Giảm bớt tình trạng độc canh.

C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.

D. Tạo điều kiện cho nông nghiệp hàng hoá phát triển.

Câu 2. Vùng có số lượng trang trại nhiều nhất của nước ta hiện nay là :

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.B. Tây Nguyên.

C. Đông Nam Bộ.D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3. Yếu tố chính tạo ra sự khác biệt trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên là :

A. Trình độ thâm canh.

B. Điều kiện về địa hình.

C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.

D. Truyền thống sản xuất của dân cư.

Câu 4. Đây là điểm khác nhau trong điều kiện sinh thái nông nghiệp giữa Đồng bằng sông

Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long :

A. Địa hình.B. Đất đai.

C. Khí hậu.D. Nguồn nước.

Câu 5. Việc hình thành các vùng chuyên canh ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long thể hiện xu hướng :

A. Tăng cường tình trạng độc canh.

B. Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.

C. Đẩy mạnh đa dạng hoá nông nghiệp.

D. Tăng cường sự phân hoá lãnh thổ sản xuất.

Câu 1.

C. Giảm thiểu rủi ro trước biến động của thị trường.

Câu 2.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 3.

C. Đặc điểm về đất đai và khí hậu.

Câu 4.

C. Khí hậu

Câu 5.

B. Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất.

Hoạt động 4: Vận dụng

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy: Kể tên các vùng nông nghiệp của nước ta. Phân tích một số đặc điểm của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Gọi HS xác định mức độ nhận thức,nêu hướng trả lời.

- HS khác nhận xét.

- GV nhận xét, bổ sung.

Mức độ nhận thức: vận dụng

a. Các vùng nông nghiệp ở nước ta

Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

b. Phân tích một số đặc điểm của vùng nông nghiệp Trung du và miền núi Bắc Bộ

*Về điều kiện sinh thái:

- Địa hình núi, cao nguyên và đồi thấp

- Đất chủ yếu là feralit đỏ vàng, còn có đất phù sa cổ bạc màu.

- Khí hậu cận nhiệt đới, có mùa đông lạnh, ôn đới trên núi cao.

* Điều kiện kinh tế - xã hội:

- Mật độ dân số thấp; dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp.

- Ở vùng trung du có các cơ sở công nghiệp chế biến, điều kiện giao thông tương đối thuận lợi.

- Ở vùng núi có nhiều khó khăn.

*Trình độ thâm canh:

- Nhìn chung trình độ thâm canh thấp, sản xuất theo kiểu quảng canh, đầu tư ít lao động và vật tư nông nghiệp. Ở trung du trình độ thâm canh đang được nâng cao.

*Sản phẩm chuyên môn hóa:

- Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, hồi…)

- Đậu tương, lạc, thuốc lá.

- Cây ăn quả, cây dược liệu.

- Trâu, bò lấy thịt, sữa, lợn.

- Các sản phẩm khác.

Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo

Liên hệ tỉnh Hà Nam: Em hãy nêu đặc điểm sinh thái và xác định các sản phẩm chuyên môn hóa của tỉnh ta.

4. Tổng kết, đánh giá:

GV nhận chốt lại nội dung của bài

- Vì sao KT trang trại phát triển mạnh nhất ở ĐBSCL?

5. Hướng dẫn học ở nhà:

Học và trả lời câu hỏi SGK, hoàn thiện sơ đồ bài học