Giáo án Địa lý 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển mới nhất – Mẫu giáo án số 1
BÀI 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
I-Mục tiêu của bài học:
Sau bài học, HS cần:
1. Về Kiến thức:
- Biết được một số nét khái quát về Biển Đông
- Phân tích được ảnh hưởng của Biển Đông đối với thiên nhiên VN,thể hiện ở các đặc điểm về khí hậu,địa hình bờ biển,các hệ sinh thái ven biển,TNTN vùng biển, các thiên tai
2. Về Kỹ năng:
- Đọc bản đồ, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa,dòng hải lưu,các dạng địa hình ven biển,mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền
- liên hệ thực tế địa phương
3. Thái độ:
- Từ việc hiểu mối quan hệ trên HS biết cần có thái độ với việc bảo vệ môi trường biển
II-Phương tiện dạy học :
- Bản đồ Địa lí Tự nhiên VN
-Hình ảnh về địa hình ven biển,rừng ngập mặn , vùng nuôi tôm cá nước lợ , thiên tai , đê chắn sóng, ô nhiễm môi trường biển …
III-Tiến trình dạy học:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
KĐBSH và ĐBSCL khác nhau những điểm cơ bản nào ?
Xác định trên bản đồ và kể tên các đồng bằng duyên hải miền Trung
3.Giới thiệu bài mới :
Với một diện tích rộng lớn , Biển Đông có tác động rất lớn với thiên nhiên và cuộc sống của nước ta.Bài học sẽ giúp các em hiểu rõ nội dungtrên.
Tgian |
Hoạt động của Thầy và Trò |
Nội dung chính |
HĐ1 :Cá nhân GV cho HS quan sát bản đồ , kết hợp với các kiến thức đã học để chứng tỏ: -Biển Đông mang tính chất biển nhiệt đới ( nhiệt độ , độ mặn , các dòng chảy theo mùa ) -Biển Đông giàu có tài nguyên khoáng sản. GV xác định trên baả đồ các dòng hải lưu chính, vùng dầu khí, khu vực làm muối của nước ta . HĐ2 : Nhóm Chia lớpthành 4 nhóm chính ,mỗi nhómtìm hiểu sâu một nội dung (ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên VN) |
1. Khái quát về Biển Đông: - Là vùng biển rộng - Tương đối kín - Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. +Nhiệt độ nước biển tb trên 230C, biến động theo mùa +Độ muối tb 30-33%0 , thay đổi theo mùa +Có 2 dòng hải lưu chính theo mùa 2. Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên VN: a) Khí hậu: -Mang lại lượng mưa và độ ẩm lớn,mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương điều hòa hơn b) Địa hình và hệ sinh thái vùng ven biển -Có nhiều vũng vịnh , tam giác châu, bãi triều rộng,bãi cát phẳng,đầm phá.. -Hệ sinh thái biển đa dạng và giàu có : chủ yếu là rừng ngập mặn c) Tài nguyên thiên nhiên vùng biển giàu KS và hải sản - Khoáng sản :Dầu khí , Titan , muối.. –Hải sản :trên 2000 loài cá, 100 loài tôm,mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du , rạn san hô quý d)Thiên tai : -Bão nhiệt đới :9 – 10 cơn/năm -Sóng, gió → sạt lở bờ biển -Cát bay lấn chiếm đồng bằng |
IV-Củng cố:
1.Tính chất nhiệt đới gió mùa của biển Đông thể hiện ở :
a.Vùng biển rộng và kín
b.Nhiệt độ nước biển trên 230C, độ mặn trên 30%0
c.Các dòng hải lưu có hướng chảy theo mùa
d.Ý b và c đều đúng
1.Xác định trên bản đồ các vịnh Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong,Cam Ranh
V-Bài tập về nhà:
Mô tả một cơn bão đã đổ bộ vào miền Trung nước ta: Tên cơn bão,thời gian hình thành , hướng di chuyển , thời điểm đổ bộ vào miền Trung, sức gió, hậu quả
VI-Rút kinh nghiệm: Thiếu một số tài liệu
Giáo án Địa lý 12 Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển – Mẫu giáo án số 2
BÀI 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG SÂU SẮC CỦA BIỂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết các đặc điểm tự nhiên cơ bản của biển Đông
- Đánh giá ảnh hưởng của biển Đông tới thiên nhiên Việt Nam.
(Biển Đông có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển- Biển Đông cung cấp nguồn tài nguyên khoáng sản và hải sản, song không phải là vô tận nên cần khai thác hợp lí và bảo vệ môi trường sống của sinh vật biển.
- Biển đông gây ra nhiều thiên tai cần chú ý phòng tránh)
2. Kỹ năng
- Đọc bản đồ địa hình vùng biển
- Sử dụng bản đồ để nhận xét TNTN của biển Việt Nam
- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển
- Biết phòng tránh thiên tai do biển gây ra.
3. Thái độ
- Chia sẻ với đồng bào khi gặp thiên tai.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học;Năng lực giải quyết vấn đề;Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ TNVN, máy tính, máy chiếu (Bản đồ hành chính Việt Nam)
2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập, xem lại bài 2- kiến thức liên quan
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức – 1':
2. Ôn và kiểm tra bài cũ – 7'.
Gọi 1 số Hs liệt ke một số bài hát về chủ đề địa hình: đặc điểm, ảnh hưởng của địa hình đối với phát triển kinh tế - xã hội. Hs thể hiện một đoạn hoặc một bài trong số các bài được liệt kê.
3. Tiến trình bài dạy – 27':
Hoạt động 1: tình huống xuất phát
Cho HS xem slide hình ảnh về cảnh quan Bắc Phi và Việt Nam. Nhận xét sự khác biệt về cảnh quan giữa khu vực Bắc Phi với Việt Nam (cùng vĩ độ). Giải thích tại sao có sự khác biệt đó. à Vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hình thức: cả lớp, nhóm
Phương pháp:Đàm thoại, phát vấn, thảo luận, khai thác hình ảnh.
HOẠT ĐỘNG HỌC, DẠY |
NỘI DUNG CHÍNH |
* Cả lớp. Xác định biển Đông trên bản đồ hành chính Đông Nam Á. Bước 1:GV đặt câu hỏi: Nêu đặc điểm của biển Đông?(Diện tích; phạm vi biển; đặc tính của biển) Bước 2: gọi HS Trả lời Bước 3: HS khác bổ sung - CM biển Đông là biển tương đối kín? - Tính chất nhiệt đới của biển Đông thể hiện qua những yếu tố nào? GV: Chuẩn kiến thức. S = 1,5S B Địa trung hải, 8 lần S biển Đen Sóng mùa đông mạnh hơn GV: Yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm vùng biển Đông thuộc Việt Nam Liên hệ vấn đề tranh chấp trên biển Đông của Trung Quốc: chủ yếu về quyền lợi kinh tế |
I. Khái quát về biển Đông: - Là biển rộng, diện tích 4,447 triệu km2 - Là biển tương đối kín - Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: + Nhiệt độ TB nước biển cao >= 230C + Nhiệt độ không khí >= 26 và thay đổi theo mùa, theo miền + Độ mặn TB 33 -35%0 thay đổi theo mùa + Thuỷ triều phức tạp + Sóng thay đổi theo mùa + Dòng biển đổi chiều theo mùa. + Sinh vật ưa nhiệt: san hô, tảo, cá … |
* Thảo luận B1: Chia nhóm – giao nhiệm vụ. - Nhóm 1: Tìm hiểu ảnh hưởng đến khí hậu. liên hệ thực tế - Nhóm 2: Tìm hiểu ảnh hưởng đến địa hình và hệ sinh thái biển. Cho VD - Nhóm 3: Tìm hiểu ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên vùng biển (Dựa vào bản đồ) - Nhóm 4: Tìm hiểu thiên tai từ biển. Biện pháp phòng tránh các thiên tai đó. B2: Học sinh tiến hành thảo luận thống nhất ý kiến-3p B3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung B4: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức Ngoài các TNTN trên biển Đông còn có nguồn năng lượng vô tận từ gió, thủy triều nhưng chưa khai thác hết tiềm năng: Nhà máy Phong điện ở Bình Thuận. Tích hợp GDMT (?) Vùng biển nước ta hay gặp những loại thiên tai gì? GV: Khi các loại thiên tai xảy ra, cần chia sẻ với người dân vùng gặp thiên tai |
II. Ảnh hưởng của biển đến thiên nhiên Việt Nam: 1. Khí hậu: Biển Đông điều hòa khí hậu - Mùa đông bớt lạnh, khô; mùa hè mát, ẩm. à Mang tính hải dương, điều hoà hơn. 2. Địa hình và các hệ sinh thái ven biển. a, Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: Vịnh Cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng, các vũng vịnh nước sâu, đảo… b, Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giầu có. -Hệ sinh thái rừng ngập mặn, -hệ sinh thái rừng trên các đảo -(Hệ sinh thái nước lợ...) 3. TN thiên nhiên vùng biển phong phú. a, Khoáng sản: dầu khí, bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan, muối… b, Hải sản: trên 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục loài mực, sinh vật phù du, sinh vật đáy phong phú, rạn san hô… 4. Thiên tai:Nhiều thiên tai -Bão, -Sạt lở bờbiển, -Cát bay, cát chảy… |
Hoạt động 3: luyện tập
Yêu cầu Hs dùng kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi:
HOẠT ĐỘNG HỌC, DẠY |
NỘI DUNG |
GV yêu cầu HS dùng kiến thức vừa học trả lời các câu hỏi Gọi Hs trả lời, Gọi HS khác nhận xét. GV nhận xét, chỉnh sửa, bổ sung. Câu 1. Xác đinh trên bản đồ các vịnh biển: Hạ Long, Đà Nẵng, Xuân Đài, Vân Phong, Cam Ranh. Câu 2. Khu vực có thềm lục địa bị thu hẹp trên Biển Đông thuộc vùng : A. Vịnh Bắc Bộ.B. Vịnh Thái Lan. C. Bắc Trung Bộ.D. Nam Trung Bộ Câu 3. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ : A. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều. B. Địa hình 85% là đồi núi thấp. C. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa. D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển). Câu 4. Quá trình chủ yếu chi phối địa mạo của vùng ven biển của nước ta là : A. Xâm thực.B. Mài mòn. C. Bồi tụ.D. Xâm thực - bồi tụ. Câu 5. Biểu hiện rõ nhất đặc điểm nóng ẩm của Biển Đông là : A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. B. Nhiệt độ nước biển khá cao và thay đổi theo mùa. C. Có các dòng hải lưu nóng hoạt động suốt năm. D. Có các luồng gió theo hướng đông nam thổi vào nước ta gây mưa. Câu 6. Điểm cuối cùng của đường hải giới nước ta về phía nam là: A. Móng Cái.B. Hà Tiên. C. Rạch Giá.D. Cà Mau. Câu 7. Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là : A. Tài nguyên sinh vật biển đang bị suy giảm nghiêm trọng. B. Thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới. C. Hiện tượng sóng thần do hoạt động của động đất núi lửa. D. Tác động của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc. |
Câu 1: Sử dụng Atlat trang 13,14 để xác định Câu 2. D. Nam Trung Bộ Atlat trang 14 Câu 3. D. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển). - Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu. Câu 4. D. Xâm thực - bồi tụ. Câu 5 A. Thành phần sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế. (Biển ấm, nhiệt độ cao) Câu 6. B. Hà Tiên. Câu 7 B. Thường xuyên hình thành các cơn bão nhiệt đới. (Thiên tai vùng biển) |
Hoạt động 4: Vận dụng
Câu 1: Em hãy nêu các Biện pháp sử dụng hợp lý TN biển ở nước ta.
* Biện pháp sử dụng:
- Khai thác và sử dụng hợp lí TN biển
- Phòng chống ô nhiễm MT; bảo vệ môi trường sống của sinh vật biển
- Phòng tránh thiên tai do biển gây ra.
Câu 2: Hãy xác định các vườn quốc gia trên đảo của nước ta.
Hoạt động 5: tìm tòi mở rộng.
Là một học sinh, em sẽ làm gì để bảo vệ chủ quyển biển đảo, khai thác có hiệu quả va bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển.
4. Tổng kết - đánh giá: 3p
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy tổng kết bài học
5. Hướng dẫn học ở nhà 1p:
- Học và trả lời câu hỏi SGK.
- Ôn tập các bài từ bài 1 đến bài 8