Giáo án Địa lý 12 bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta mới nhất

ĐỊA LÝ CÁC NGÀNH KINH TẾ

Giáo án Địa lý 12 Bài 21: Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta – Mẫu giáo án số 1

Bài 21. ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

I/Mục tiêu :

1.Kiến thức :

- Chứng minh và giải thích được các đặc điểm chính của nền nông nghiệp nước ta :

+ Nền nông nghiệp nhiệt đới

+ Phát triển nền NN hiện đại SX hàng hóa góp phần nâng cao hiệu quả củaNN nhiệt đới .

2. Kỹ năng:

-Sử dụng bản đồ NN, Atlat Địa lý VN để nhận xét về sự phân bố NN

- Phân tích bảng số liệu thống kê về sự thay đổi trong SXNN.

II/Phương tiện dạy học :

-Bản đồ nông nghiệp VN , Atlat

-Bảng số liệu

III/Tiến trình dạy học :

Khởi động (1 phút).

Nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc vối tính chất hàng hóa ngày càng cao. Sự phát triển nhanh, mạnh của nền nông nghiệp nước ta làm cho bộ mặt nông thôn và cuộc sống người nông dân thay đổi. Để tìm hiểu đặc điểm sản xuất và những thay đổi diệu kỳ trong nền nông nghiệp, bài học hôm nay sẽ giúp các em làm rõ.

Tiến trình bài giảng:

Tg

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung chính

20’

15’

5’

HĐ1 : Cá nhân

GV cho HS trả lời các câu hỏi để cho thấy nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới :

Đặc điểm cơ bản của khí hậu nước ta ?

Sự phân hoá của khí hậu nước ta như thế nào ?

ảnh hưởng của tính chất khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ?

Thuận lợi, khó khăn gì?

Nông nghiệp nước ta đã khai thác được những hiệu quả gì từ những điều kiện tự nhiên thuận lợi đó ?lấy ví dụ cụ thể

Kể tên một số cây trồng , vật nuôi chính ?

HĐ2 : Nhóm ( 2 nhóm/ lớp )

Nền nông nghiệp cổ truyền

Nền nông nghiệp hàng hoá

   
 
GV kẻ bảng:

Cho hs so sánh và ghi kết quả vào bảng( phụ lục )

Tại sao việc phát triển nông nghiệp hàng hoá lại góp phàn nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới ?

( Nông nghiệp hàng hoá + công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp có thể làm thay đổi cơ cấu mùa vụ, phát huy những thuận lợi; khắc phục những hạn chế

HĐ3: Yêu cầu học sinh đọc tham khảo

Nội dung đã giảm tải

1/ Nền nông nghiệp nhiệt đơí:

a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên…. :

-Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh ,sự phân hoá Bắc –Nam và theo độ cao, phân hoá mùa của khí hậu… → đa dạng cây trồng vật nuôi, trồng trọt quanh năm , dễ bố trí mùa vụ

-Khó khăn : thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh

b) Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới

- Bố trí cây trồng vật nuôi hợp lý

- Cơ cấu mùa vụ thay đổi có hiệu quả

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn

- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu

2/ Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá… :

a- Nền nông nghiệp cổ truyền :

+ sản xuất nhỏ, công cụ thủ công , sức người là chính, năng suất thấp

+ Sản phẩm mang tính tự túc tự cấp

+ Phổ biến ở các vùng kinh tế khó khăn , nông dân nghèo, thiếu vốn , ít tiếp thu công nghệ mới.

b- Nền nông nghiệp hàng hoá:

+ Tạo ra nhiều giá trị trên một diện tích

+ Sản phẩm chủ yếu để trao đổi

+ Thể hiện tính thâm canh, chuyên môn hoá

+ Sử dụng nhiều máy móc

+ Áp dụng công nghệ mới

+ Gắn liền nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp .

Nước ta hiện đang tồn tại cả nền nông nghiệp cổ truyền lẫn nền nông nghiệp hàng hoá.

3/ Kinh tế nông thôn đang có sự chuyển dịch:

a- Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu nhưng ngày càng đa dạng hoá

b- Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế :

c- Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá:

IV. Củng cố - Đánh giá (5 phút)

HS chọn phương án đúng

Câu 1. Ý nào sau đây không thể hiện đặc điểm nền nông nghiệp nhiệt đới gió mùa của nước ta:

A. Sự đa dạng hóa về cơ cấu vật nuôi cây trồng

B. Sự đa dạng về cơ cấu mùa vụ

C. Tính bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp

D. Nền nông nghiệp cổ truyền là đặc trưng

Câu 2. Nền nông nghiệp hàng hóa là nền nông nghiệp:

A. Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng

B. Sản xuất qui mô lớn có sự liên kết công nông nghiệp

C. Năng suất và lợi nhuận trong đầu tư sản xuất được quan tâm nhiều

D. B và C đúng, A sai

Câu 3. Kể tên một số trang trại ở tỉnh nhà mà em biết

V. Bài tập về nhà: Trả lời câu hỏi 3-SGK

Phụ lục:

BẢNG SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU CỦA NỀN NÔNG NGHIỆP CỔ TRUYỀN

Nền nông nghiệp cổ truyền

Nền nông nghiệp hàng hóa

-Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

-Năng suất lao động thấp

-Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính

-Người sản xuất quan tâm nhiều đến sản lượng

-Sản xuất qui mô lớn, sử dụng nhiều máy móc

-Năng suất lao động cao

-Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa, liên kết công nông nghiệp

-Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận

Giáo án Địa lý 12 Bài 21:Đặc điểm nền nông nghiệp nước ta – Mẫu giáo án số 2

Bài 21. ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Biết được những thế mạnh và hạn chế của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.

+ Biết được đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch từ nông nghiệp cổ truyền sang nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

+ Biết được xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.

2. Kĩ năng

+ Phân tích bản đồ.

+ Phân tích bảng số liệu.

3. Về thái độ, hành vi

+ HS biết quý trọng sự sáng tạo và đổi mới trong sản xuất NN ở nước ta.

II. CHUẨN BỊ

+ Bản đồ Việt Nam - Nông nghiệp, lâm nghiệp thuỷ sản.

+ Bảng số liệu bổ sung cho bài giảng.

+ Một số hình ảnh về hoạt động nông nghiệp tiêu biểu, minh hoạ cho nội dung của bài.

+ Atlat địa lí Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ

Hoạt động 1: (Hoạt động nhóm) Tìm hiểu điều kiện phát triển và tình hình phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta.

+ Bước 1: GV chia nhóm (2 bàn cạnh nhau một nhóm), sau đó giao nhiệm vụ

- Nhóm 1: Dựa vào bản đồ tự nhiên Việt Nam và kiến thức đã học bài 6,7,10,14; Để tìm hiểu ĐKTN và TNTN.

- Nhóm 2: Dựa vào vốn hiểu biết và bài 17; Tìm hiểu ĐK dân cư, xã hội.

- Nhóm 3: Dựa SGK; Tìm hiểu về tình hình phát triển nền NN nhiệt đới nước ta.

GV chuẩn kiến thức.

+ Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung,

I. Nền nông nghiệp nhiệt đới

1. Điều kiện phát triển

+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hoá rõ rệt (B-N, chiều cao), nên ảnh hưởng cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, phân hoá thành các tiểu vùng khác nhau. VD: Mùa vụ ở ĐBSH khác ĐBSCL; hoặc ở TDMN khác với ĐB.

+ Địa hình, đất đai khác nhau giữa các vùng, nên phải áp dụng hệ thống canh tác khác nhau.

VD: TDMN, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia súc; ĐB là cây trồng ngắn ngày, nuôi trồng thuỷ sản...

+ Nguồn nước phong phú do hệ quả các nhân tố trên, thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Khó khăn: Bão, lũ, hạn hán, sâu bệnh…làm cho nông nghiệp bếp bênh; Tính mùa vụ bấp bênh.

+ Điều kiện khác: Dân cư và nguồn lao động dồi dào, nhiều kinh nghiệm, có khả năng tiếp thu KH-KT, thị trường tiêu thụ rộng, nên thuận lợi cho phát triển nền NN nhiệt đới.

2. Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.

+ Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp với các vùng sinh thái.

+ Cơ cấu mùa vụ có thay đổi phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng; Giống cây ngắn ngày, chịu sâu bệnh và có thể thu hoạch trước mùa bão.

+ Tính mùa vụ khai thác tốt hơn nhờ vận tải, CN chế biến, bảo quản...

+ Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.

Hoạt động 2: ( Tổ chức trò chơi ) Tìm hiểu về sự tồn tại song song và chuyển dịch giữa nền nông nghiệp cổ truyền và hiện đại ở nước ta.

+ Bước 1: GV chuẩn bị trước; ghi lên 5 tờ giấy là 5 đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta;

+ Bước 2: Yêu cầu HS lên bảng dính vào các cột tương ứng sao cho đúng (Có 2 cột: Nền NN cổ truyền và nền NN hiện đại)

+ Bước 3: GV cùng với HS nhận xét, đánh giá và cho điểm

Hoạt động 3: Hoạt động cá nhân; Nghiên cứu bản đồ SGK trang 90.

Tìm hiểu sự chuyển dịch cơ cấu KT nông thôn.

GV hỏi HS:

+ Ngành nào chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu KT nông thôn.

+ Hướng chuyển dịch hiện nay

+ Các thành phần KT

III. Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét.

1. Hoạt động NN là bộ phận chủ yếu của KT nông thôn.

+ KVKT nông nghiệp chủ yếu dựa vào nông- lâm- ngư ngiệp.

+ Tuy nhiên nhiều KV đang có xu hướng chiếm tỉ trọng ngày càng nhiều các hoạt động phi NN.

2. KT nông thôn bao gồm nhiều thành phần KT.

+ Các doanh nghiệp, các hợp tác xã nông -lâm nghiệp và thuỷ sản.

+ Kinh tế hộ gia đình.

+ Kinh tế trang trại.

3. Cơ cấu KT nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá.

+ Sản xuất hàng hoá thể hiện ở tính chuyên môn hoá nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn hoá, kết hợp nông nghiệp với CN chế biến, sản xuất hướng ra xuất khẩu.

+ Đa dạng hoá thể hiện ở sự thay đổi tỷ trọng của các thành phần, các sản phẩm chính trong nông -lâm -thuỷ sản và các sản phẩm phi nông nghiệp khác.

V. Đánh giá bài học (4’)

Câu 1: (Chọn đáp án đúng nhất) Cơ sở quan trọng để có lịch thời vụ khác nhau giữa các vùng ở nước ta là:

a. Sự phân hoá địa hình theo độ cao

 

b. Sự phân mùa của khí hậu*

 

c. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

 

d. Đất đai có sự phân hoá đa dạng

 

Câu 2: (Chọn đáp án đúng nhất) Mô hình KT đang phát triển mạnh góp phần quan trọng vào việc đưa nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn là:

a. Các trang trại*

 

b. Các hợp tác xã nông nghiệp

 

c. Các doanh nghiệp nông nghiệp

 

d. KT hộ gia đình

 

VI. Hướng dẫn về nhà (1’)

+ Nghiên cứu về sự phát triển một số loại trang trại tiêu biểu ở ĐNB và ĐBSCL

+ Học bài theo câu hỏi SGK