Giáo án Địa lý 12 bài Khái quát về kĩ năng địa lý mới nhất

Ngày soạn:

Tiết PPCT: 01

Tiết 1.KHÁI QUÁT VỀ KĨ NĂNG ĐỊA LÝ

Lớp

12A1

12A3

12C7

Ngày dạy

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

- Nắm được các kĩ năng địa lí cơ bản như bảng số liệu, biểu đồ, nhận xét biểu đồ, bản đồ, lược đồ, Atslat.

- Biết được mục đích, cách vận dụng các kĩ năng địa lí cơ bản vào bài học.

2. Kĩ năng:

- Biết được cách vẽ cách nhận xét, cách đọc biểu đồ, bản đồ, Atlat.

- Nắm được chức năng của từng loại biểu đồ, bảng số liệu và bản đồ.

- Sử dụng các kĩ năng địa lí để tìm thông tin cần thiết.

3. Thái độ:

- Tầm quan trọng của kĩ năng địa lí trong học tập cũng như trong đời sống.

4. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp,năng lực hợp tác…

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tổng hợp lãnh thổ, năng lực định hướng không gian.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC

- Một số biểu đồ đã vẽ sẵn.

- Một số bảng số liệu.

- Một số lược đồ, bản đồ, Atlat.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Vào bài mới:

Hoạt động 1. Khái quát về kĩ năng địa lý

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Hoạt động 1: Cả lớp

Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy

- Kể tên các dạng kĩ năng thường gặp trong địa lí

- Có các dạng bài kĩ năng địa lí nào thường làm trong các bài thi?

- Tại sao lại có nhiều dạng kĩ năng địa lí như vậy?

Bước 2: HS trả lời.

Bước 3. GV chuẩn kiến thức

Cho Hs xem 1 số dạng biểu đồ, bảng số liệu, bản đồ.

I. Khái quát

Các kĩ năng địa lí cơ bản gồm

- Vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ:

+ Vẽ biểu đồ hình cột (hoặc thanh ngang)

+ Vẽ biểu đồ hình tròn (hoặc hình vuông)

+ Vẽ biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị)

+ Vẽ biểu đồ kết hợp (giữa cột và đồ thị)

+ Vẽ biểu đồ miền.

- Phân tích bảng số liệu thống kê.

- Đọc bản đồ, lược đồ (Xác định vị trí, tìm đối tượng, xác định mối quan hệ)

- Viết báo cáo,…

Hoạt động 2. Kĩ năng biểu đồ, nhận xét biểu đồ, bảng số liệu

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV nêu câu hỏi:

- Kể tên các loại biểu đồ mà em biết?

- Mục đích của việc sử dụng biểu đồ là gì?

- Tại sao các biểu đồ lại phong phú đa dạng?

Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung.

Bước 3:GV chuẩn kiến thức.

(Nêu 1 số dạng phổ biến được sử dụng trong các kì thi. Cách làm)

- Gv: Theo em, mục đích của việc nhận xét biểu đồ, bảng số liệu là gì?

Nhận xét gồm mấy bước, gồm những bước nào?

- HS trả lời, Gv chuẩn.

1. Vẽ biểu đồ

- Khái niệm: Là một hình vẽ cho phép mô tả động thái phát triển của một hiện tượng (như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm…), mối tương quan về độ lớn giữa các đối tượng (như so sánh sản lượng lương thực của các vùng…) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể (như cơ cấu ngành kinh tế…)

- Mục đích: Hệ thống hóa số liệu một cách trực quan

- Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng.

Mỗi loại biểu đồ lại có thể được dùng để biểu hiện nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy, khi vẽ biểu đồ, việc đầu tiên là phải đọc kĩ đề bài tìm hiểu mục đích, yêu cầu định thể hiện trên biểu đồ. Sau đó, căn cứ vào mục đích, yêu cầu đã được xác định để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.

- Lưu ý: Khi vẽ bất cứ loại biểu đồ nào, củng phải đảm bảo được 3 yêu cầu:

+ Khoa học (chính xác).

+ Trực quan (rõ ràng, dễ đọc, dễ hiểu).

+ Thẩm mĩ (đẹp).

2. Nhận xét biểu đồ, bảng số liệu

- Mục đích: Thấy được sự thay đổi theo tiến trình thời gian, so sánh giữa các đối tượng với nhau => chứng minh cho các nhận định.

- Gồm 3 bước

+ NXC: Khái quát chung

+ NXR: nhận xét từng đối tượng theo từng năm/ theo tiến trình thời gian.

+ Kết luận.

- Lưu ý:

+ Xác định đúng yêu cầu, phạm vi cần nhận xét.

+ Cần tìm ra tính quy luật hay mối liên hệ nào đó giữa các số liệu.

+ Không được bỏ sót các dữ liệu. Nếu bỏ sót các số liệu sẽ dẫn đến việc phân tích thiếu chính xác hoặc có những sai sót.

+ Cần bắt đầu bằng việc phân tích các số liệu có tầm khái quát cao (số liệu mang tính tổng thể), sau đó phân tích các số liệu thành phần.

+ Tìm những giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình. Đặc biệt chú ý tới những số liệu mang tính đột biến (tăng hoặc giảm).

+ Có thể phải chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối để dễ dàng so sánh, phân tích, tổng hợp.

+ Tìm mối liên hệ giữa các số liệu theo cả hàng ngang và hàng dọc.

Hoạt động 2. Kĩ năng đọc bản đồ

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Bước 1: GV nêu câu hỏi:

- Bản đồ là gì?

- Mục đích của việc sử dụng bản đồ là gì?

- Cách đọc bản đồ

Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung.

Bước 3:GV chuẩn kiến thức.

Cho Hs quan sát một số bản đồ.

(Nêu một số dạng thường gặp trong các bài thi. Hướng dẫn cách làm)

- Khái niệm: Là đối tượng trên thực tế được thu nhỏ vào một mặt phẳng với tỉ lệ nhất định

- Mục đích: Xác định vị trí,phạm vi, không gian và mối quan hệ của các đối tượng, hiện tượng địa lí.

- Các bước đọc bản đồ

+ Xác định tỉ lệ bản đồ

+ Xác định phương hướng (B, N, Đ, T)

+ Xác định các đối tượng, hiện tượng => Tìm ra mối quan hệ của các đối tượng.

IV. TỔNG KẾT

1. Củng cố

Câu 1. Diện tích cao su của thế giới & Đông Nam Á (Đơn vị :Triệu ha)

Năm

1985

1995

2005

2013

Đông Nam Á

3,4

4,9

6,4

9,0

Thế giới

4,2

6,3

9,0

12,0

Để thể hiện diện tích cao su của các nước ĐNÁ và thế giới giai đoạn 1985-2013, biểu đồ nào là thích hợp nhất?

A. Biểu đồ cộtB. Biểu đồ đườngC. Biểu đồ kết D. Biểu đồ miền.

Câu 2. Nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi diện tích cao su của các nước ĐNA và thế giới từ 1985-2013?

A.Diện tích cao su của thế giới tăng mạnh.

B.Tốc độ tăng diện tích cao su của ĐNA chậm hơn của thế giới

C. Diện tích cao su ĐNA tăng liên tục.

D. Diện tích cao su của ĐNA tăng nhanh hơn diện tích cây cao sucủa thế giới

Câu 3. Cho biểu đồ về GDP của In-đô-nê-xi-a giai đoạn 2000 – 2015

Ảnh đính kèm

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của In-đô-nê-xi-a, giai đoạn 2000 – 2015.

B. Quy mô GDP của In-đô-nê-xi-a, giai đoạn 2000 – 2015.

C. Quy mô và cơ cấu GDP của In-đô-nê-xi-a, giai đoạn 2000 – 2015.

D. Tốc độ tăng trưởng GDP của In-đô-nê-xi-a, giai đoạn 2000 – 2015.

Câu 4. BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM           (Đơn vị: %)

Ảnh đính kèm

Nhận xét nào sau đây đúng với sự thay đổi cơ cấu lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta từ năm 2005 và 2015?

A. Số lao động Nhà nước tăng ít nhất và không ổn định.

B. Lao động trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước có tỉ trọng lớn nhất.

C. Tỉ trọng lao động của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước luôn tăng.

D. số lao động người Nhà nước tăng liên tục và nhiều nhất.

2. Hoạt động nối tiếp

V. RÚT KINH NGHIỆM