Giáo án Địa lý 12 bài 38: Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 38: Thực hành So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên với trung du miền núi Bắc Bộ- Mẫu giáo án số 1

Bài 38: THỰC HÀNH SO SÁNH VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN GIỮA VÙNG TÂY NGUYÊN VỚI TDMNBB

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Củng cố thêm kiến thức trong bài 37

- Biết những nét tương đồng và khác biệt về cây công công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa TN và TDMNBB.

2. Kỹ năng

- Xử lý, phân tích số liệu theo yêu cầu và rút ra nhận xét cần thiết.

- Biết cách nhận xét, đánh giá so sánh các vấn đề giữa các vùng.

3. Thái độ: Yêu quê hương tổ quốc.

4. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học;Năng lực giải quyết vấn đề;Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế TDMN bắc bộ, bản đồ kinh tế Tây Nguyên

- Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà

2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập, Máy tính cá nhân, thước kẻ.....

III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi SGK

3. Bài mới:Phương pháp đàm thoại, phát vấn, dạy học hợp tác

Hoạt động 1: Bài tập 1

HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV

NỘI DUNG CHÍNH

GV: yêu cầu HS đọc đề bài xác định nôi dung sau:

- Xác định dạng biểu đồ theo yêu cầu

- Các bước tiến hành

+ Cách xử lí số liệu

+ Cách vẽ

HS: lần lượt trả lời và làm

GV: Chuẩn xác KT

Nhóm

B1: GV chia nhóm thảo luận

Yêu cầu mục b

B2: Các nhóm thảo luận

B3: Đại diện nhóm trình bày

B4: GV chuẩn xác kiến thức

1, Bài tập 1

a, Vẽ biểu đồ.

-Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu cây CN năm 2005 (%)

Cây CN lâu năm

100

100

100

Cà phê

30,4

3,6

70,2

Chè

7,5

87,9

4,3

Cao su

25,9

-

17,2

Cây khác

32,6

8,5

8,3

Cả nước

TDMNBB

TN

+ Tính quy mô và bán kính

Quy mô: TDMNBB = 1; => TN = 7,7 ;=> Cả nước= 17,95

Bán kính: TN = 1cm; TDMNBB = 2,64cm; Cả nước = 14,05cm.

- Vẽ biểu đồ: Vẽ 3 vòng tròn theo bán kính tính

b, Nhận xét – giải thích sự giống , khác nhau cây công nghiệp

* Giống nhau:

- Về quy mô: là hai vùng chuyên canh cây CN lớn

- Hướng CN hóa: Tập trung chủ yếu cây CN lâu năm đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Điều kiện phát triển: Đất, nước, khí hậu thuận lợi phát triển cây CN

- Dân cư có kinh nghiệm sản xuất.

* Khác nhau:

Yếu tố

TDMN BB

Tây Nguyên

Quy mô

Nhỏ hơn

Lớn hơn

Ý nghĩa

Vùng chuyên canh số 3

Vùng chuyên canh số 2

Cây CN quan trọng

Chè

Cà phê

Điều kiện pt

Địa hình chia cắt

Cao nguyên xếp tầng

Khí hậu

Có mùa đông lạnh

Cận xích đạo

Đất

Feralit

Đất đỏ badan

Dân cư

Dân tộc ít người phía Bắc

Dân tộc ít người phía nam

Kĩ thuật

CNCB ít

Cơ sở hạ tầng khá

* Giải thích: Do điều kiện tự nhiên, khí hậu khác nhau=> cây công nghiệp khác nhau; do tập quán sản xuất khác nhau.

Hoạt động 2: Bài tập 2

Cá nhân

GV hướng dẫn cách làm

HS tự làm

GV chuẩn xác KT

2, Bài tập 2

a, Tính tỉ trọng trâu bò 2 vùng và cả nước trong tổng trâu bò

Cả nước

TDMNBB

TN

Trâu

34,5

65,1

10,4

65,5

34,9

89,6

b, Giải thích:

- Hai vùng có diện tích đồng cỏ, cao nguyên và đồi rộng lớn; khí hậu nhiệt đới ẩm

- Hai vùng: số lượng trâu bò khác nhau

TN: khí hậu nóng khô – phù hợp bò

TDMNBB: khí hậu lạnh ẩm – trâu dễ thích nghi

4. Củng cố - đánh giá

- GV nhận xét giờ thực hành

5. Hướng dẫn học ở nhà

Làm bài thực hành vào vở

Đọc và tìm hiểu trước bài mới

Giáo án Địa lý 12 Bài 38: Thực hành So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa Tây Nguyên với trung du miền núi Bắc Bộ- Mẫu giáo án số 2

Bài 38: THỰC HÀNH SO SÁNH VỀ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM VÀ CHĂN NUÔI GIA SÚC LỚN GIỮA VÙNG TÂY NGUYÊN VỚI TDMNBB

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Rèn luyện kĩ năng tính toán số liệu, vẽ biểu đồ.

+ Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra các nhận xét cần thiết.

+ Củng cố kiến thức đẫ học về hai vùng Tây Nguyên, Trung du và Bắc Bộ.

2. Kĩ năng

+ Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu; nhận xét BSLTK...

3. Về thái độ, hành vi

+ Tạo hứng thú học tập bộ môn địa lí; gắn lý thuyết với thực hành.

II. CHUẨN BỊ

+ Các biểu đồ được chuẩn bị trên khổ giấy lớn.

+ Các bảng số liệu được tính toán.

+ Biểu đồ vẽ theo bảng số liệu (GV chuẩn bị).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ

Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ

+ GV hướng dẫn HS nhận dạng BSLTK, để hiểu bản chất sự vật hiện tượng thể hiện trong đó.

+ HS tự chọn biểu đồ và vẽ biểu đồ.

(Nếu khó đối với HS thì GV có thể gợi ý: Trong 2 loại biểu đồ cột chồng và biểu đồ tròn; em chọn loại nào ? Tại sao ? Gv gợi ý HS công thức tính bán kính )

Hoạt động 2: Nhận xét

+ HS căn cứ vào biểu đồ, BSLTK và kiến thức đã học; hãy so sánh về tiềm năng và hiện trạng phát triển của 2 vùng chuyên canh cây CN lớn ở nước ta.

I. Bài tập 1

1. Vẽ biểu đồ

+ Chọn biểu đồ: Cột chồng, tròn...; Tuy nhiên BĐ tròn là phù hợp nhất.

+ Xử lí số liệu (%):

Cả nước

TD&MNBB

Tây Nguyên

Cà phê

30,4

3,6

70,2

Chè

7,5

87,9

4,3

Cao su

29,5

------

17,2

Cây khác

32

5

8,5

8,3

+ Tính bán kính:

R1 (cả nước)= 4,3 cm

R2 (Tây Nguyên)= 2,65 cm

R3 (TDMNBB)= 1 cm

+ Vẽ biểu đồ: 3 hình tròn

2. Nhận xét

+ Giống nhau: đây là 2 vùng chuyên canh cây CN lớn ở nước ta.

+ Vùng Tây Nguyên là vùng trồng cây CN lớn nhất, gấp 6,96 lần TDMNBB.

+ Cơ cấu cây trồng: Tây Nguyên chủ yếu là cây cà phê, sau đó là cao su... ; còn TDMNBB chủ yếu là cây chè

+ Giải thích: Vùng Tây Nguyên là vùng đất đỏ badan rộng lớn, khá bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới ...khá thuận lợi cho phát triển cây CN lâu năm.

Hoạt động 3: HS tính toán theo BSLTK tỷ trọng của đàn trâu và bò của các vùng so cả nước ?

Hoạt động 4: HS nhận xét tỷ trọng đàn trâu bò của 2 vùng so cả nước và giải thích ?

II. Bài tập 2

1. Tính tỷ trọng đàn trâu, bò (%)

Trâu

Cả nước

34,5

65,5

TDMNBB

65,1

34,9

Tây Nguyên

10,4

89,6

2. Tại sao 2 vùng trên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn ?

+ Điều kiện đồng cỏ tốt

3. Tỷ trọng đàn trâu bò của 2 vùng:

+ TDMNBB nuôi trâu nhiều hơn, vì có khí hậu ẩm, có mùa đông phù hợp với nuôi trâu.

+ Tây Nguyên nuôi nhiều bò hơn, vì có khí hậu nóng, có mùa khô phù hợp với nuôi bò.

V. Đánh giá bài học (4’)

Câu 1: (Chọn đáp án đúng nhất) ở TDMNBB nuôi trâu phát triển hơn nuôi bò vì:

a. Đồng bào dân tộc có tập quán ăn thịt trâu

b. Trâu đáp ứng tốt hơn về nhu cầu sức kéo

c. Trâu khoẻ hơn, ưa ẩm và chịu rét giỏi hơn bò*

d. Nguồn thức ăn cho trâu dồi dào hơn bò

Câu 2: (Chọn đáp án đúng nhất) Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta nhờ:

a. Có độ cao nên khí hậu mát mẻ

b. Có nhiều đồn điền cà phê từ thời Pháp thuộc

c. Có diện tích đất đỏ badan rộng lớn và mầu mỡ

d. Có diện tích đất đỏ badan rộng và khí hậu nhiệt đới cận xích đạo*.

VI. Hướng dẫn về nhà (1’)