Giáo án Địa lý 12 bài 29: Thực hành: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 29: Thực hành Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp mới nhất – Mẫu giáo án số 1

Bài 29: THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCHSỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP

I- Mục tiêu

1. Kiến thức

- Hiểu được sự chuyển dịch cơ cấu CN nước ta theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ

- Giải thích được tại sao ĐNB là vùng có tỉ trọng giá trị SX CN lớn nhất nước

2. Kĩ năng

- Vẽ được biểu đồ cơ cấu dựa trên số liệu cho trước

-Biết nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu CN theo lãnh thổ

-Giải thích được một số hiện tượng địa lí kinh tế-xã hội trên cơ sở kiến thức đã học, đọc Atlat hoặc bản đồ

3. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học;Năng lực giải quyết vấn đề;Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: : Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, tính toán, số liệu thống kê

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ Công nghiệp VN, Atlat địa lí VN

-2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập, Thước kẻ, com pa, máy tính....

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Trình bày những đặc điểm chủ yếutrung tâm công nghiệp. Xác định trên bản đồ một số TTCN nước ta

- Đặc điểm:

+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao. Đó là khu công nghiệp tập trung gắn liền với đô thị lớn.

+Mỗi trung tâm công nghiệp thường có các ngành chuyên môn hóa với vai trò hạt nhân để tạo nên trung tâm. Xoay quanh trung tâm này là các ngành bổ trợ và phục vụ.

- Phân loại.+ Dựa vào vai trò của trung tâm công nghiệp có:

+ Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp

Câu 2: Trình bày những đặc điểm chủ yếu của vùng công nghiệp. Xác định trên bản đồ các vùng công nghiệp nước ta.

- Đặc điểm vùng công nghiệp:

+ Có diện tích bao gồm nhiều tỉnh và thành phố (nhưng ranh giới chỉ mang tính quy ước).

+ Có một số ngành chuyên môn hóa thể hiện bộ mặt công nghiệp của vùng.

+ Sự chỉ đạo của các địa phương thông qua các Bộ chủ quản và các địa phương.

+ Theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp (năm 2011), cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp.

3.Bài mới:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài thực hành. GV nhận xét bổ sung.

-GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

Hoạt động 1: Bài tập 1

Hình thức: Cặp

Phương pháp: đàm thoại

PHƯƠNG PHÁP

Nộidung

- HS đọc bài thực hành và định hướng.

+ Cách xử lí số liệu

- GV yêu cầu HS quan sát BSL 29.1 và tìm ra dạng biểu đồ thích hợp.

- Nêu một số chú ý cho HS trước khi vẽ (khoảng cách năm, cách ghi số liệu)

- Nhận xét và giải thích sự chuyển dịch của giá trị sản xuất công nghiệp theo nhóm ngành nước ta?

Gọi HS trả lời.

GV nhận xét, gợi ý:

+ Tỉ trọng của từng nhóm ngành qua thời gian

+ Sự chuyển dịch

+ Giải thích kết hợp với kiến thức sự chuyển dịch kinh tế (trong mỗi ngành)

Bài 1

a. Vẽ biểu đồ:

- Cách xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị SX CN phân theo thành phần KT (%)

Thành phần KT

1995

2005

- Nhà nước

- Ngoài nhà nước

- KV có vốn đầu tư nước ngoài

50,3

24,6

25,1

25,1

31,2

43,7

*Vẽ biểu đồ: hình trònTính bán kính hình tròn

2005 = 2,6 * 1995

b. Nhận xét:

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệ theo thành phần kinh tế từ năm 1995 đến năm 2005 có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

-Khu vực Nhà nước: tỉ trọng giảm mạnh , từ vị trí cao nhất xuống thấp nhất.

-Khu vực Ngoài nhà nước giảm

-Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tỉ trọng tăng nhanh, năm 2005 chiếm tỉ trọng cao nhất.

(số liệu chứng minh)

* Giải thích:

Do chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế.

- Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Chú trọng phát triển công nghiệp.

Hoạt động 2: Bài tập 2

Hình thức:Cá nhân

Phương pháp: Đàm thoại

GV yêu cầu HS đọc bài tập 2 => Nêu cách làm bài.

- Nhận xét về Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng?

- Nhận xét sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất CN theo vùng lãnh thổ?

HS: Trả lời

GV: Chuẩn xác kiến thức

Bài 2

Do khác nhau về nguồn lực-> cơ cấu giá trị SX công nghiệp khác nhau giữa các vùng:

+ tỉ trọng lớn: Đông Nam Bộ, ĐB sông Hồng

+ tỉ trọng nhỏ: Bắc trung bộ, DHNam trung bộ,..

* Có sự thay đổi:

-Tăng nhanh nhất: ĐB sông Hồng, Đông Nam Bộ

- Giảm mạnh nhất: TDMNBắc bộ, Tây Nguyên., ĐB sông Cửu Long.

Hoạt động 3: Bài tập 3

Hình thức: Cả lớp

Phương pháp: đàm thoại

GV yêu cầu HS xem lại bài tập 2 và dựa vào bản đồ, Atslat trang CN chung(hình 26.2) và kiến thức đã học để giải thích:

- Quy mô các trung tâm CN ở ĐNB

- Các ngành CN hiện có ở đây

- Các điều kiện về vị trí, tài nguyên, nhân lực, thị trường, kết cấu hạ tầng…

Bài 3

Đông Nam Bộ là vùng có tỉ trọng giá trị SX công nghiệp cao nhất vì:

- VTĐL thuận lợi + TNTN

- Lãnh thổ CN sớm phát triển. TP HCM là TTCN lớn nhất cả nước. Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Dân cư và nguồn lao động.

- Cơ sở vật chất-kĩ thuật

- Thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài..

- Các nhân tố khác (thị trường, đường lối chính sách...)

4. Tổng kêt, đánh giá:

- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của lớp

- GV có thể thu một số bài thực hành để chấm điểm.

5. Hướng dẫn về nhà:

- GV yêu cầu HS về hoàn thành bài TH.

- Đọc và tìm hiểu trước bài 30. Sưu tầm các hình ảnh về ngành GTVT nước ta.

Giáo án Địa lý 12 Bài 29: Thực hành Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp– Mẫu giáo án số 2

Bài 29: THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ, NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCHSỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Củng cố kiến thức đã học về cơ cấu ngành công nghiệp nước ta (bài 26).

+ Bổ sung thêm kiến thức về cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ.

2. Kĩ năng

+ Vẽ được biểu đồ cơ cấu dựa trên số liệu cho trước

+ Biết phân tích , nhận xét số liệu, biểu đồ và giải thích.

+ Giải thích được một số hiện tượng Địa lí KT-XH trên cơ sở đọc Atlat Địa lí Việt Nam hoặc bản đồ giáo khoa theo trường.

3. Về thái độ, hành vi

+ HS tự mình làm bài thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên; Thông qua bài thực hành làm cho các em yêu thích bộ môn hơn.

II. CHUẨN BỊ

+ Bản đồ giáo khoa theo trường Công nghiệp chung Việt Nam, hoặc Atlat Địa lí Việt Nam.

+ Một số dụng cụ học tập (Máy tính bỏ túi, thước kẻ, compa …)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ

Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS vẽ biểu đồ.

Hoạt động 2: Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất CN phân theo vùng lãnh thổ nước ta.

Hoạt động cá nhân:

+ HS dựa vào BSL 29.2 SGK và hiểu biết của bản thân để nhận xét:

- Cơ cấu

- Sự thay đổi cơ cấu.

+ HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn kiến thức.

GV có thể cho HS xếp thứ tự các vùng trong từng năm trước khi nhận xét.

+ HS nêu các bước vẽ biểu đồ ?

- Chọn biểu đồ

- Xử lí số liệu

- Tính bán kính (Có thể chỉ cần vẽ R2005 lớn hơn R1996)

. R2005 = 1 cm

. R1996 = 6,63 cm

- Vẽ biểu đồ

- Hoàn thiện biểu đồ.

+ HS vẽ biểu đồ ra vở ghi.

I. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất CN phân theo thành phần KT ở nước ta.

1. Chọn biểu đồ

+ Biểu đồ hình tròn, vì thể hiện rõ nhất cơ cấu giá trị sản xuất CN phân theo thành phần KT.

2. Xử lí số liệu (%)

TPKT

1996

2005

Nhà nước

50,3

25,1

Ngoài Nhà nước

24,6

31,2

KV có vốn đầu tư nước ngoài.

25,1

43,7

Tổng

100

100

3. Tính bán kính 2 đường tròn

Dựa vào công thức:

R2005 : R 1996 = 6,63

4. Vẽ biểu đồ

5. Hoàn thiện biểu đồ

II. Nhận xét về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất CN phân theo vùng lãnh thổ nước ta.

+ Cơ cấu không đồng đều giữa các vùng; Do có sự khác nhau về nguồn lực phát triển, về chủ trương chính sách của vùng đó.

+ Tỷ trọng cao nhất là: ĐNB, ĐBSH, ĐBSCL.

+ Tỷ trọng thấp nhất là: Tây Nguyên

+ Sự thay đổi cơ cấu từ năm 1996 đến 2005 : Tăng tỷ trọng các vùng ĐNB, ĐBSH ; Giảm tỷ trọng vùng Tây Nguyên, BTB, TDMNBB.

Hoạt động 3: Giải thích vì sao ĐNB là vùng có tỷ trọng giá trị sản xuất CN lớn nhất cả nước ;

GV nhận xét, bổ sung và cho điểm

Hoạt động cá nhân:

+ HS phân tích được các thế mạnh của vùng ĐNB đối với sự phát triển sản xuất CN.

- Thế mạnh về vị trí địa lí và ĐKTN.

- Thế mạnh về dân cư-lao động; CSVC-KT.

- Cơ chế, chính sách.

- Thu hút đầu tư...

+ Sau khi HS làm xong;

III. Giải thích vì sao ĐNB là vùng có tỷ trọng giá trị sản xuất CN lớn nhất cả nước ;

Vì ĐNB hội tụ khá đầy đủ các thế mạnh.

1. Vị trí địa lí : ĐNB liền kề với vùng ĐBSCL (Vựa lúa lớn nhất nước ta) ; Giáp vùng Tây Nguyên ở phía B (Vùng nguyên liệu cây CN) ; Giáp vùng biển rộng lớn phía Đ (Thuận lợi XNK, thu hút đầu tư, tài nguyên K/S, thuỷ hải sản....) ; Có TPHCM là trung tâm CN, GTVT,DV lớn nhất nước ta...

2. Điều kiện tự nhiên :

+ Đất đai, khí hậu thuận lợi cho sự phát triển các vùng chuyên canh cây CN lâu năm, cây ăn quả....Là nguồn nguyên liệu cho các ngành CN chế biến phát triển.

+ Vùng biển giầu tiềm năng : Thuỷ hải sản, dầu khí, GTVT biển, du lịch...Thuận lợi cho các ngành CN chế biến, đồ hộp phát triển.

+ Tiềm năng thuỷ điện ở sông Đồng Nai.

3. Điều kiện KT-XH :

+ Cơ cấu KT CN, NN, DV phát triển hơn so với các vùng khác.

+ Vùng có nguồn lao động lành nghề, CSVC-KT khá tốt so với các vùng khác, đặc biệt là hệ thống GTVT, TTLL.

+ Cơ chế, chính sách: Vùng có nền KT hàng hoá phát triển sớm, có nhiều chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

+ Thu hút đầu tư nước ngoài lớn (Số dự án FDI được cấp phép 1988-2006 chiếm 61,2% cả nước; Tổng số vốn đăng ký FDI 1988-2006 chiếm 53,7%.

V. Đánh giá bài học (5’)

+ Giáo viên chấm 2 bài thực hành hoàn chỉnh của học sinh.

VI. Hướng dẫn về nhà (1’)

+ Tiếp tục hoàn thiện bài thực hành.