Giáo án Địa lý 12 bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long- Mẫu giáo án số 1

BÀI 41: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Phân tích được những thuận lợi, khó khăn về thiên nhiên, con người, cơ sở vật chất - kĩ thuật đối với việc phát triển kinh tế của vùng.

- Hiểu và trình bày được một số biện pháp cải tạo, sử dụng tự nhiên, tình hình và các biện pháp để tăng cường sản xuất lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long.

2. Kỹ năng

- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí của Đồng bằng sông Cửu Long ; nhận xét và giải thích sự phân bố của sản xuất lương thực, thực phẩm trong vùng.

- Phân tích biểu đồ, số liệu thống kê để hiểu sự phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long.

3. Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường

4. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học;Năng lực giải quyết vấn đề;Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ, ĐB Sông Cửu Long, Bản đồ tự nhiên VN

- Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà

2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập,Máy tính, thước kẻ

III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức – 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài thực hành

3. Tiến trình:37 phút

GV đặt câu hỏi: Tại sao phần ĐB sông Mê Công ở nước ta lại có tên là sông Cửu Long? Gọi Hs trả lời, sau đó hỏi tiếp - Kể tên 9 cửa đổ ra biển của sông Mê Công? Hs trả lời --> Vào bài

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về đồng bằng sông Cửu Long – 7 phút

Hình thức: Cá nhân

Phương pháp: đàm thoại, khai thác hình ảnh

HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV

NỘI DUNG CHÍNH

GV yêu cầu HS quan sát bản đồ. Atlat trang 29 trả lời câu hỏi sau:

- Kể tên các tỉnh thành phố của vùng?

- Nêu đạc điểm vị trí địa lí và ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế?

- Các bộ phận hợp thành?

HS : trả lời

GV: Chuẩn xác KT

Thượng châu thổ

Hạ châu thổ

1. Khái quát chung

- Gồm 13 tỉnh, thành phố

- Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta: 40.000km2.

- Vị trí địa lí:

+ Bắc giáp Đông nam bộ

+ Tây giáp CPC

+Đông – Nam: Biển Đông và vịnh Thái Lan

è Giao lưu phát triển kinh tế, phát triển kinh tế biển

Hoạt động 2: Tìm hiểu Những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên – 15 phút

Hình thức: Nhóm

Phương pháp: Thảo luận, dạy học hợp tác

PA 1: Cá nhân

GV yêu cầu HS tìm hiểu

? Tự nhiên của vùng có thế mạnh và hạn chế gì?

HS tìm hiểu, trình bày

GV: chuẩn xác KT

PA2: Nhóm

Nhóm 1: tìm hiểu thế mạnh hạn chế của Đất.

Nhóm 2: tìm hiểu thế mạnh hạn chế của Khí hậu

Nhóm 3: tìm hiểu thế mạnh hạn chế của sông ngòi

Nhóm 4: tìm hiểu thế mạnh hạn chế của Khoáng sản, sinh vật.

Theo mẫu sau

 

Thế mạnh

Hạn chế

Đất

   

Khí hậu

   

Sông ngòi

   

K/S

   

Sinh vật

   

- Đại diện nhóm trình bày

- GV chuẩn kiến thức

CH vận dụng:

Tại sao ĐBSL là vựa lúa lớn nhất cả nước?

(Gợi ý: đất, nước, khí hậu)

1.Những thế mạnh và hạn chế về tự nhiên

a, Thế mạnh

- Đất: có diện tích đất nông nghiệp lớn, gồm nhiều loại.

+ Đất phù sa ngọt 1,2 tr ha = 30% diện tích ĐB => màu mỡ, phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu.

+ Đất phèn: 1,6 tr ha = 41% diện tích; phân bố Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng Cà Mau.

+ Đất mặn: 75 vạn ha = 19% diện tích vùng phân bố ven biển.

+ Đất khác: 40 vạn ha = 10% diện tích – phân bố rải rác.

* Nguyên nhân: 3 mặt giáp biển

Mùa khô kéo dài

Nhiều kênh, rạch

- Khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ cao quanh năm ổn định => năng suất cao, khả năng tăng vụ lớn.

- Sông ngòi chằng chịt=> giao thông đường thủy, phát triển thủy sản; phát triển thủy lợi.

- Sinh vật phong phú.

+ Động vật: nhiều bãi cá, tôm; cá nước lợ…

+ Thực vật: rừng tràm; rừng ngập mặn

=> Phát triển công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản; phát triển du lịch.

- Khoáng sản: Đá vôi, than bùn

b, Hạn chế

- Khí hậu: Mùa khô kéo dài -> thiếu nước sản xuất, xâm thực mặn.

- Đất phèn, mặn nhiều, cải tạo khó.

- Tài nguyên khoáng sản hạn chế

Hoạt động 3: Tìm hiểu Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long – 15 phút

Hình thức: Cá nhân

Phương pháp: đàm thoại phát vấn

GV: yêu cầu HS dựa vào biểu đồ, SGK nêu một số biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên ở đồng bằng sông Cửu Long?

HS: trả lời

GV: Chuẩn xác KT

2.Sử dụng hợp lí và cải tạo TN

- Có nhiều ưu thế về TN đang khai thác mạnh mẽ

- Cải tạo và sử dụng hợp lí là vấn đề cấp bách:

+ Cần có nước ngọt và tận dụng nguồn nước ngọt để thau chua rửa mặn.

+ Duy trì và bảo vệ rừng để đảm bảo cân bằng sinh thái.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phá thế độc canh trồng cây CN, cây ăn quả, phát triển thủy sản, công nghiệp chế biến.

+ Kết hợp kinh tế đất liền, đảo, quần đảo, tạo thể liên hoàn.

+ Chủ động sống chung với lũ và khai thác nguồn lợi do lũ mang lại

Liên hệ thực tế:

Câu 1:- Hãy cho biết Các vấn đề môi trường ở ĐBSCL hiện nay?

Hạn hán,

Lụt

Xâm nhập mặn, sạt lở bờ biển

Câu 2: Em hiểu như thế nào về câu nói: " Trung Quốc đang dùng nước sông Mê Công dập lửa trên biển Đông" ? thực tế của Vấn đề này như thế nào?

Gợi ý: - ĐB S Cửu Long hạn nặng, xâm nhập mạn sâu do thiếu nước ngọt --> ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt.

TQ xả nước ở các đạp thủy điện để cứu hạn cho ĐB hạ lưu sông, nhưng tế k như vậy: xd các thủy điện(TQ, Lào 11 NM thủy điện) nước do mưa chủ yếu.

-Biển Đông dậy sóng do âm mưu thủ đoạn của TQ, muốn độc chiếm biển Đông.

4. Đánh giá – 3 phút

(?) Vì sao phải sử dụng và cải tạo TN ở đồng bằng sông Cửu Long?

Tại vì:

- Đồng bằng Sông Cửu Long có vị trí quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế của nước ta, là vùng chuyên canh lương thực, thực phẩm hàng đầu của cả nước.

- Đất đai là tài nguyên quan trọng của đồng bằng, tuy nhiên khoảng 60% diện tích là đất phèn, đất mặn. Để đưa vào sử dụng các loại đất này cần đặt vấn đề cải tạo.

- Khí hậu thời tiết tuy ổn định hơn miền bắc, song lại có mùa khô kéo dài thiếu nước ngọt nghiêm trọng, mùa lũ gây ngập lụt trên diện rộng.

- Việc đưa ra các biện pháp cải tạo tự nhiên trên góp phần sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên của vùng.

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Học và trả lời câu hỏi SGK.

- Chuẩn bị nội dung bài mới.

Giáo án Địa lý 12 Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long- Mẫu giáo án số 2

BÀI 41: VẤN ĐỀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN

Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Biết vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng.

+ Hiểu được đặc điểm tự nhiên của Đồng Bằng sông Cửu Long với những thế mạnh và hạn chế của nó đối với việc phát triển kinh tế –xã hội của vùng.

+ Nhận thức được tính cấp thiết và những biện pháp hàng đầu trong việc sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên nhằm biến Đồng bằng sông Cửu long thành một khu vực kinh tế quan trọng của cả nước

2. Kĩ năng

+ Đọc và phân tích một số thành phần tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long trên bản đồ hoặc Atlat Địa lí Việt Nam.

+ Phân tích biểu đồ, bảng số liệu có liên quan.

3. Về thái độ, hành vi

+ Có nhận thức trong việc bảo vệ tài nguyên, môi trường vài tạo tự nhiên

II. CHUẨN BỊ

+ Bản đồ giáo khoa treo tường Địa lí tự nhiên Việt Nam.

+ Atlát Địa lí Việt Nam.

+ Tranh ảnh, băng hình về tự nhiên, kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ

Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ của vùng ĐBSCL.

- Phần đất nằm ngoài phạm vi tác động của HT sông.

+ Bước 1: HS quan sát và đối chiếu các bản đồ (BĐ tự nhiên VN, Bản đồ hành chính VN, Bản đồ SGK)

+ Bước 2: Xác định vị trí, ranh giới của ĐBSCL.

+ Bước 3: Gồm tỉnh nào ?

+ Bước 4: Xác định phần đất:

- Thượng châu thổ;

- Hạ châu thổ;

I. Các bộ phận hợp thành ĐBSCL

+ DT hơn 40 nghìn Km2- 12% toàn quốc; DS 17,4 triệu người- 20,7% cả nước.

+ Gồm 13 tỉnh, thành phố.

+ ĐBSCL gồm

- Phần đất nằm trong phạm vi tác động của HT sông (Thượng và hạ châu thổ)

. Thượng châu thổ: cao từ 2- 4m, nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa, vì có nhiều ô trũng

. Hạ châu thổ: thấp, nên thường xuyên chịu tác động của thuỷ triều và sóng biển, làm đất bị nhiễm mặn.

- Phần đất nằm ngoài phạm vi đó

Hoạt động 2: Tìm hiểu các thế mạnh và hạn chế của vùng.

+ GV chia nhóm: Mỗi dãy bàn là 1 nhóm, cùng nghiên cứu về thế mạnh và hạn chế của tự nhiên ĐBSCL.

GV chuẩn kiến thức.

+ HS quan sát bản đồ SGK, kết hợp với hiểu biết để tìm hiểu các thế mạnh và hạn chế về:

- Đất đai

- Khí hậu

- Nguồn nước

- Sinh vật

- Khoáng sản...

+ Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét,

II. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu

1. Thế mạnh

+ Đất phù sa nhiều hơn ĐBSH, nên thuận lợi cho phát triển NN; có 3 loại đất chính (phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn), nên sản phẩm cũng đa dạng.

+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, khá ổn định, số giờ nắng nhiều, nhiệt độ TB năm cao…thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi phát triển.

+ Nguồn nước phong phú, dồi dào, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt..nên khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

+ Sinh vật khá đa dạng với nhiều loài sống trên cạn, dưới nước, vùng nước ngọt, nước lợ, nhiều loài cá, chim và các loại thuỷ hải sản khác…

+ Tài nguyên biển cũng khá phong phú, với nhiều bãi cá, bãi tôm và diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ hải sản.

+ Khoáng sản có dầu khí, đá vôi, than bùn..

2. Hạn chế

+ Diện tích đất nhiễm phèn, mặn khá nhiều, nên khó khăn trong quá trình cải tạo và sử dụng; một số laọi đất thiếu dinh dưỡng, thiếu nguyên tố vi lượng và đất quá chặt, khó thoát nước, nên khó khăn trong quá trình cải tạo và sử dụng.

+ Mùa khô kéo dài, dẫn đến thiếu nước sản xuất NN và cải tạo đất.

+ Mùa mưa thì thừa nước và gây ngập lụt nhiều vùng và gây khó khăn cho sản xuất và phát triển KT.

+ Tài nguyên khoáng sản hạn chế, nên khó khăn cho phát triển KT.

Hoạt động 3: HS trả lời câu hỏi

+ Nhận xét về các nhóm đất chính ở ĐBSCL (Cơ cấu các loại đất, đặc điểm..)

+ Những thuận lợi và khó khăn của tài nguyên đất ở ĐBSCL đối với sự phát triển NN ?

Hoạt động 3: Tìm hiểu về các biện pháp và giải pháp để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL.

 

III. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL

+ Vấn đề nước ngọt là vấn đề quan trọng hàng đầu để tưới nước và thau chua, rửa mặn vào mùa khô; do đó cần chú ý đến công tác thuỷ lợi.

+ Vấn đề cải tạo đất cần phải phù hợp với từng vùng, để đảm bảo hiệu quả KT cao.

+ Cần nghiên cứu và đưa vào sử dụng các giống lúa và cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm sinh thái của từng vùng; chuyển đổi cơ cấu KT, cơ cấu cây trồng và vật nuôi, kết hợp với nuôi trồng thuỷ hải sản để đảm bảo hiệu quả KT cao.

+ Cần bảo vệ tài nguyên rừng, để bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.

+ Cần đẩy mạnh khai thác và thăm dò tài nguyên dầu khí ở thềm lục địa của vùng.

+ Vấn đề sống chung với lũ cần đuợc quan tâm đúng mức, vì nó đem lại nhiều nguồn lợi như thuỷ hải sản, phù sa…

+ Cần khai thác tổng hợp KT biển để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

V. Đánh giá bài học (4’)

Câu 1: (Chọn đáp án đúng nhất) Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu diện tích đất nông nghiệp của ĐBSCL là:

a. Đất phèn*

c. Đất phù sa ngọt

b. Đất mặn

d. Đất cát pha

Câu 2: (Chọn đáp án đúng nhất) Hạn chế lớn nhất của ĐBSCL trong phát triển nông nghiệp là:

a. Xâm nhập của thuỷ triều, làm đất bị nhiễm mặn

c. Đất nhiễm phèn, nhiễm mặn trên 60% diện tích

b. Mùa khô kéo dài, gây thiếu nước ngọt*

d. Phần lớn đất quá chặt, khó thoát nước, thiếu dinh dưỡng

Câu 3: (Chọn đáp án đúng nhất) Vai trò quan trọng hàng đầu đối với việc rửa phèn ở vùng Tứ giác Long Xuyên là:

a. Kênh Vĩnh tế*

c. Kênh Phụng Hiệp

b. Kênh Hồng Ngự

d. Kênh Ba Tri

VI. Hướng dẫn về nhà (1’)