Giáo án Địa lý 12 bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Mẫu giáo án số 1

Bài 9: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

I-Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hiểu được các biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

- Hiểu những thuận lợi, khó khăn của khí hậu đối với sản xuất và đời sống

2. Kỹ năng:

- Đọc bản đồ khí hậu

- Kỹ năng giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hoá khí hậu

3.Thái độ:

II-Phương tiện dạy học:

Bản đồ địa lý tự nhiên VN

Átlát địa lý VN

Bản đồ khí hậu VN

Lược dồ gió mùa mùa đông, mùa hạ (phóng to)

III- Tiến trình dạy học:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của biển Đông thể hiện ở những điểm nào ?

3/Giới thiệu bài mới:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa không những thể hiện ở biển Đông mà còn thể hiện khá rõ nét ở khí hậu VN . Nó ảnh hưởng khá sâu sắc đếnsản xuất và đới sống .

Tgian

Hoạt động của Thầy và Trò

Nội dung chính

10’

20’

5’

HĐ1 : nhóm (cặp)

GV treo bản đồ tự nhiên VN

-Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ?

(vị trí địa lý , biển Đông )

GV treo bản đồ khí hậu VN

Qua các biểu đồ khí hậu, em có nhận xét gì về chế độ nhiệt ở nước ta ?

Vì sao nhiệt độ ở nước ta cao ?

( sử dụng hình vẽ trên bảng để minh hoạ độ cao mặt trời trên đước chân trời, 2 lần mặt trời qua thiên đỉnh/ năm)

-Lượng nhiệt lớn ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và đời sống ?

-Vì sao nước ta có lượng ẩm lớn ?

bổ sung thêm : sườn đón gió mưa có thể từ 3500 đến 4000mm/năm

Cân bằng ẩm = lượng mưa- lượng bốc hơi

Hà Nội= 1676 - 989= 687mm/năm

Huế= 2868 - 1000 = 1868

TPHCM = 1931 - 1686 = 245

HĐ2 : Nhóm

Chia lớp thành 6 nhóm

3 nhóm tìm hiểu về gió mùa mùa Đông

3 nhóm tìm hiểu về gió mùa mùa Hạ

Treo 2 lược đồ lên bảng

GV hướng dẫn cho các nhóm kết hợp lược đồ, bản đồ khí hậu để hoàn chỉnh nội dung phiếu học tập và báo cáo trước lớp.

GV kết hợp khai thác bản đồ khí hậu , nêu ảnh hưởng của bão đối với nước ta.

1.Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

a) Tính chất nhiệt đới :

-Vị trí : Nằm trong vùng nội chí tuyến

-Nhiệt độ tb năm > 200C , tổng số giờ nắng từ 1400 đến 3000 giờ/ năm

b) Lượng mưa,độ ẩm lớn :

-Mưa Tb năm từ 1500mm đến 2000mm

-Sườn đón gió biển,núi cao 3500-4000mm

-Độ ẩm trên 80% , cân bằng ẩm luôn dương

c) Gió mùa :

-Gió mùa mùa Đông :

+Từ tháng 11 đến tháng 4.

+ Thổi theo hướng đông bắc (ĐB) + +Tính chất: Nửa đầu mùa đônglạnh khô.Nửa sau lạnh ẩm.

+Khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp : từ đèo Hải Vân trở ra.

-Gió mùa mùa hạ :

+Từ tháng 5 đến tháng 10.

+Đầu mùa thổi theo hướng Tây namgây mưa cho Tây nguyên và Nam bộ, khô nóng cho Trung bộ . Cuối mùa thổi theo hướng Đông nam : mát ẩm , mưa nhiều.

-Gió mùa làm cho khí hậu nước ta:

+Bắc bộ có 2 mùa : Đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng ẩm , mưa nhiều

+ phía Namcó 2 mùa mưa và khô rõ rệt

+ Trung bộ và Tây nguyên đối lập về 2 mùa

IV- Củng cố:

Trình bày cơ chế gió mùa mùa đông và mùa hạ ảnh hưởng đến nước ta

V-Bài tập về nhà:

Làm bài tập trang 44 ( SGK)

VI- Phụ lục:

Gió mùa

Hướng gió

Nguồn gốc

Phạm vi hoạt động

Thời gian hoạt động

Tính chất

Ảnh hưởng đến khí hậu

Gió mùa mùa Đông

Đông bắc

Áp cao Xi bia

Miền Bắc

Tháng 11 đến tháng 4

lạnh khô, lạnh ẩm

Mùa đông lạnh ở miền Bắc

Gió mùa mùa

Hạ

Tây nam

Đông nam

đầu mùa : Áp cao bắc Ấn Độ dương

Cả nước

Tháng 5 – tháng 7

Nóng ẩm

Mưa cho Tây nguyên và Nam bộ , khô nóng cho trung bộ

Cuối mùa : Áp cao cận chí tuyến nam TBD

Tháng 6- tháng 10

Nóng ẩm

Mưa cả nước

VII-Rút kinh nghiệm :

Giáo án Địa lý 12 Bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa – Mẫu giáo án số 2

BÀI 9: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức

- Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

2. Kỹ năng

- Sử dụng bản đồ Địa lí TNVN để nhận biết được đặc điểm cơ bản của thiên nhiên Việt Nam

- Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu Việt Nam.

- Biết phân tích liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hoá khí hậu

- Có kỹ năng liên hệ thực tế để thấy thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với sản xuất.

3. Thái độ

- Chia sẻ với đồng bào khi gặp thiên tai.

4. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học;Năng lực giải quyết vấn đề;Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Máy tính, máy chiếu, Bản đồ TNVN, (- Bản đồ hành chính Việt Nam)

2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức. 1p

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới.

Dẫn bài: Nhà thơ Tản Đà viết: Hải Vân đèo lớn vừa qua/Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè. Em hiểu gì về thời tiết trong hai câu thơ trên

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu đặc điểmtính chất nhiệt đới - 7p

Hình thức: Cá nhân

Phương pháp: đàm thoại

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

GV yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu biết bản thân (?) Tìm biểu hiện của KH mang tính chất nhiệt đới và giải thích?

HS: Tìm hiểu, trả lời

GV: Chuẩn xác kiến thức

Bổ sung: Cán cân bức xạ: Tương quan so sánh giữa lượng bức xạ thu được và lượng bức xạ mất đi

I. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

1. Tính chấtnhiệt đới:

a, Biểu hiện

- Tổng lượng bức xạ lớn (tổngnhiệt độ hoạt động) 80000C - 10.0000C.

- Cân bằng bức xạ quanh năm dương.

- Nhiệt độ trung TB năm trên 200C (trừ vùng núi cao)

- Tổng số giờnắng 1400-3000 giờ/năm

- Gió Mậu dịch

Nguyên nhân:

- Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến.

- Hàng năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh

HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu đặc điểm tính chất ẩm – 7p

Hình thức: cả lớp

Phương pháp: Phát vấn

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Quan sát bảng số liệu bài tập 2- cuối bài, đọc Sgk

(?) CM nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn?

- Nguyên nhân?

Câu hỏi VD: Giải thích tại `sao Huế có mưa nhiều nhất, lượng bốc hơi ít?

Gọi HS: trả lời

GV: Chuẩn kiến thức

2. Lượng mưa, độ ẩm lớn

a, Biểu hiện

- Độ ẩm không khí cao trên 80%,

- Cân bằng ẩm luôn dương

- Lượng mưa TB năm 1500-2000mm/năm

b, Nguyên nhân

- Sự cung cấp hơi nước của biển Đông

- Hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới

- Tác động của bão

- Tác động của gió mùa (đặc biệt là gió mùa hạ)

HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu đặc điểmtính chất gió mùa – 25p

Hình thức: Nhóm

Phương pháp: thảo luận

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

GV cho HS tìm hiểu về gió mậu dịch (ở nước ta gió mậu dịch bị gió mùa lấn át)

Bước 1: GV chia nhóm giao nhiệm vụ

N1,3: Tìm hiểu gió mùa mùa đông

N2,4: Tìm hiểu gió mùa mùa hạ

Nội dung tìm hiểu:

- Nguồn gốc:

- Nguyên nhân:

- Tg hoạt động:

- Hướng gió:

- Phạm vi hoạt động:

- Tính chất:

Bước 2: Các nhóm tìm hiểu, thảo luận thống nhất ý kiến trong nhóm

Bước 3: Các nhóm cử đại diện trình bày; nhóm khác bổ sung

Bước 4: GV chuẩn kiến thức

* Hệ quả: Gió mùa dẫn tới sự phân chia khí hậu khác nhau giữa các khu vực ở nước ta: ở miền bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. ở Miền Nam có 2 mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có sự đối lập về hai mùa mưa, khô.

3. Gió mùa:

a, Biểu hiện

* Gió mùa mùa đông:

- Nguồn gốc: Từ cao áp xibia

- Nguyên nhân:

+ Mùa đông lục địa Á - Âu lạnh => hình thành cao áp Xibia. Ở TBD, ÂĐD ấm hơn => hình thành áp thấp Alêut, bắc ÂĐD

+ Bán cầu nam là mùa hạ => lục địa chí tuyến nam nóng => hình thành áp thấp

=> Gió thổi từ cao áp Xibia đến các áp thấp qua Việt Nam.

- Tg hoạt động: Từ tháng 11 đến tháng 4

- Hướng gió: Đông bắc

- Phạm vi hoạt động: Miền Bắc => đến dãy Bạch Mã. Ở miền nam lúc này gió tín phong BCB => ĐB ven biển có mưa.

- Tính chất: + Đầu mùa (11,12,1): Lạnh, khô

+ Cuối mùa (2,3,4) Lạnh ẩm do biến tính khi qua biển

* Gió mùa mùa hạ:

- Nguồn gốc: Từ áp cao B.ÂĐD, áp cao cận chí tuyến

- Nguyên nhân:

+ Mùa hè lục địa chí tuyến Bắc nóng => hình thành áp thấp I-ran. Ở TBD, ÂĐD mát => hình thành áp cao Ha-oai, bắc ÂĐD

+ Bán cầu nam là mùa đông áp cao chí tuyến nam hoạt động.

=> Gió thổi từ áp Bắc ÂĐD, áp cao chí tuyến nam, áp cao TBD đến áp thấp qua Việt Nam.

- Tg hoạt động: Từ tháng 5 đến tháng 10

+ Từ tháng 5-7: gió từ + B.ÂĐD

+ Từ tháng 8-10: Gió từ + cận chí tuyến Nam

- Hướng gió: Tây Nam; riêng bắc bộ hướng ĐN

- Phạm vi hoạt động: Cả nước

- Tính chất:

+ Đầu mùa nóng ẩm ở NB, TN; BTB và DHNTB: Nóng khô do khuất gió

+ Cuối mùa: Nóng, mưa nhiều cả nước.

4. Tổng kết đánh giá

- Gắn mũi tên gió mùa vào bản đồ trống.

- Gọi HS tổng kết bài bằng sơ đồ tư duy.

5. Hướng dẫn học ở nhà

1. Học và trả lời câu hỏi SGK.

2. Yêu cầu HS hoàn thành sơ đồ sau

Tên gió

Nguồn gốc

T.g hoạt động

Phạm vi hoạt động

Hướng gió

T/C gió

Gió mùa mùa đông

Áp cao Xibia

       

Gió mùa mùa hạ

Áp cao B. ÂĐ D

       

Áp cao cận chí tuyến nam