GIáo án Địa lý 12 bài 18: Đô thị hóa mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài Đô thị hóa – Mẫu giáo án số 1

Bài 18. ĐÔ THỊ HOÁ

I/Mục tiêu :

1.Kiến thức :

- Hiểu được một số đặc điểm đô thị hoá ở nước ta, nguyên nhân và những tác động đến kinh tế- xã hội

- Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.

2. Kỹ năng:

-Nhận xét về sự phân bố mạng lưới các đô thị lớn thông qua bản đồ , Átlat

-Phân tích biểu đồ

3. Thái độ:

H/S hiểu đô thị hoá quá trình tất yếu ở nước ta. Giáo dục ý thức vềmặt tiêu cực và

hạn chế mặt tiêu cực trong quá trình đô thị hoá

II/Phương tiện dạy học :

+ Bản đồ dân cư VN

+ Bảng số liệu về phân bố đô thị giữa các vùng của nước ta

III/Tiến trình dạy học :

1/ Ổn định :

2/ Kiểm tra bài cũ :

3/Giới thiệu bài mới :

thời gian

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

 

HĐ1: tìm hiểu quá trình đô thị hoá

Hình thức: nhóm(chia lớp thành 4 nhóm)

Bước 1: nội dung các nhóm họat động:

Nhóm 1: sử dụng SGK để chứng minh đô thị hoá nước ta diễn ra chậm, trình độ đô thị hoá thấp.

Nhóm 2: nhận xét và giải thích bảng số liệu 23.1

Nhóm 3: nhận xét và phân tích về sự phân bố đô thị hoá và dân số đô thị ở bảng số liệu 23.2.

Nhóm 4: (GV có thể treo bản đồhoặc trình chiếu để đưa bản đồ dân cư VN lên màn hình)

Sử dụng nội dung bản đồ hoặc Atlat địa lí Việt Nam(Tr 11& 16 - XB 2007)để rút ra nhận xét về sự phân bố đô thị hoá nước ta.

Bước 2:

Đại diện các nhóm trình bày kết quả; các nhóm khác góp ý bổ sung

* Sau khi mỗi nhóm tình bày GV bổ sung và chuẩn kiến thức.

- Gợi ý trả lời nhóm 1: GV hướng dẫn cách tóm tắt các quá trình diễn biến đô thị hoá nước ta quá các thời kì(dựa vào SGK)

Gợi ý trả lời nhóm 2:

Nhận xét: số dân thành thị và tỉ lệ dân cư thành thị nước ta tăng nhưng tăng chậm và mức độ tăng khác nhau.

Phần Giải thích giáo viên hướng dẫn.

Gợi ý trả lời nhóm 3 & 4:

GV sử dụng bảng phụ để chuẩn kiến thức cho học sinh:

- Số lượng đô thị hoá nước ta phân bố không đồng đều. Nơi tập trung nhiều đô thị là Đông Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Đồng bằng sông Cửu Long.

- Dân số đô thị hoá không đều, nơi có dân số đô thị nhiều nhất: Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng và đây cũng là vùng có quy mô đô thị lớn nhất.

HĐ2: tìm hiểu mạng lưới đô thị hoá

Hình thức: tập thể

Đô thị hoá nước ta được phân thành mấy loại ? có mấy tiêu chí để phân loại ? Lấy ví dụ minh hoạ.

HĐ3: tìm hiểu ảnh hưởng đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội:

Hình thức: cặp nhóm

Bước 1:

GV treo sơ đồ hoặc trình chiếu sơ đồ lên màn hình.

Bước 2: cho học sinh thảo luận theo cặp nhóm và cho lên điền thông tin vào bảng và trình bày tác động đô thị hoá đến sự phát triển KT-XH(tiêu cực và tiêu cực)

  • GV chuẩn kiến thức cho H/SẢnh đính kèm

1. Đặc điểm đô thị hoá nước ta:

a/ Quá trình đô thị hoá chạm, trình độ đô thị hoá thấp .

TK III Tcn: Cổ Loa

Tkỷ XVI: Thăng Long, - Phú Xuân, Hội An, Phố Hiến ....

Thời Pháp : Hà Nội, Hải Phòng , Nam Định

Sau 1954 :

+ MBắc : gắn liền với CN hoá

+MNm : gắn liền với chiến tranh

Sau 1975 : đô thị hoá chậm và trình độ còn thấp

b/ Tỉ lệ thị dân tăng nhưng vãn còn thấp. Năm 2005 chiếm 26,9%

c/ Phân bố đô thị không đều giữa các vùng

2. Mạng lưới đô thị nước ta:

- Mạng lưới đô thị nước ta phân thành 6 loại.

- Có 4 tiêu chí để phân loại: dân số; chức năng; mật độ dân số; tỉ lệ dân số tham gia vào hoạt động phi sản xuất.

3. Ảnh hưởng đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội:

IV. Đánh giá:

1.Hãy trình bày tác động qua lại giữa đô thị hoá và phát triển KT-XH.

2.Ý nào sau đây không thuộc đặc điểm đô thị hoá nước ta:

a.Diễn ra chậm, phân bố không đều;

b.Quá trình đô thị hoá diễn ra không đồng đều giữa các vùng;

c.Đô thị hoá xuất hiện sớm;

d.Dân cư chủ yếu tập trung ở thành thị.

3.Đặc điểm nào sau đây không được xé để làm tiêu chí phân loại đô thị hoá nước ta là:

a.Số dân cả đô thị;c. Tốc độ gia tăng dân số đô thị;

b.Chức năng của đô thị hoá;d. Tỉ lệ dân số tham gia vào hoạt động SX phi nông nghiệp.

V. Hoạt động nối tiếp:

- Hướng dẫn học sinh về chuẩn bị bài mới(bài 24).

VI. Phụ lục :

Đến năm 2007 nước ta có :

2 đô thị đặc biệt : Hà Nội, TPHCM

Đô thị loại 1 : >= 1triệu , mật độ >= 15000người/km2 , phi nông nghiệp >=90%

(4) :Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ , Huế

Đô thị loại 2 : 35vạn - <1 triệu , mật độ12000người/km2 , phi nông nghiệp gần 90%

(13)Thái Nguyên , Hạ Long, Nam Định, Thanh Hoá, Vinh, Nha Trang, Quy Nhơn , Vũng Tàu, Biên Hoà, Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, Việt Trì, Hải Dương .

Đô thị loại 3 : 10 vạn đến dưới 35 vạn , mật độ Tb 10000người/km2 , phi nông nghiệp >= 80%

(26) Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Đông , Vĩnh Yên, Hoà Bình, Phan Rang-Tháp Chàm, Sóc Trăng, Rạch Giá, cao Lãnh, Tam Kỳ, Hà Tĩnh, Sơn Tây, Thái Bình, Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Giang , Điện Biên, Phan Thiết, Mỹ Tho, Long Xuyên, Lào cai, Đồng Hới , Quảng Ngãi, Tuy Hoà, PlâyKu, Cà Mau

Đô thị loại 4 : 3 vạn đến 10 vạn mật độ TB 8000người/km2 , phi nông nghiệp>=70%

Đô thị loại 5 : 4000 đến dưới 30000 , mật độ Tb 6000người/km2, phi nông nghiệp >=60%

Loại 4,5 = 639 đô thị

VI/ Rút kinh nghiệm

Giáo án Địa lý 12 Bài Đô thị hóa – Mẫu giáo án số 2

Bài 18: ĐÔ THỊ HOÁ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đô thị hoá nước ta.

+ Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữađô thị hoá và phát triển kinh tế – xã hội.

+ Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.

2. Kĩ năng

+ Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ.

+ Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị qua bản đồ hoặc Atlat.

+ Phân tích biểu đồ.

3. Về thái độ, hành vi

+ Liên hệ với quá trình đô thị hoá ở địa phương

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên

+ Bản đồ dân cư Việt Nam, Atlat Việt Nam.

+ Bảng số liệu về phân bố đô thị giữa các vùng của nước ta.

2. Học sinh

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ

Khởi động (2’): Vấn đề đô thị hoá ở nước ta diễn ra khá chậm và nhiều vấn đề đặt ra ở các đô thị mà chúng ta cần quan tâm; Bài hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu

+ Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta

+ Phân loại

+ Tác động đến sự phát triển KT-XH

GV chuẩn kiến thức

Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm đô thị hoá ở nước ta.

HS nghiên cứu cá nhân:

+ Bước 1: Thống kê các đô thị theo từng thời kì, sau đó nhận xét ?

+ Bước 2: Nhận xét các BSL (SGK)

- Tỉ lệ dân thành thị ?

- Phân bố các đô thị, vùng nào nhiều đô thị, vùng nào ít đô thị ?

- Giải thích ?

+ Bước 3: HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung;

I. Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta

+Đô thị hoá là quá trình KT-XH mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

1. Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp

+ Thế kỷ III: Thành Cổ Loa

+ Thế kỷ XI: Thăng Long

+ Thế kỷ XVI-XVIII: Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến

+ Năm 1930: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…

+ Năm 1954-1975: Gắn với chiến tranh

+ Từ 1975 đến nay: Chuyển biến tích cực, nhưng trình độ còn thấp (CSHT đô thị thấp so với các nước trong KV và TG)

2. Tỉ lệ dân thành thị

+ Tỉ lệ dân thành thị ở nước ta còn thấp.

+ Năm 2005 so với 1990 tăng 7,4%

+ Nguyên nhân: Do quá trình công nghiệp hoá ở nước ta ngày càng được đẩy mạnh.

3. Phân bố đô thị không đều giữa các vùng.

+ Tập trung chủ yếu ở đồng bằng và ven biển.

+ Số lượng các đô thị tập trung nhiều ở các tỉnh phía Bắc.

Hoạt động 2: Tìm hiểu phân loại đô thị ở nước ta.

HS hoạt động nhóm, GV chia lớp 7 nhóm, trả lời câu hỏi:

Bước 1: GV nêu yêu cầu

+ Có những cách phânloại nào ?

+ Xác định trên bản đồ các đô thị đặc biệt, đô thị loại 1, 2, 3,4 ,5 ?

Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

+ Nhóm 1: Trung du MNBB

+ Nhóm 2: ĐBSH

+ Nhóm 3: BTB

+ Nhóm 4: DHNTB

+ Nhóm 5: Tây Nguyên

+ Nhóm 6: ĐNB

+ Nhóm 7: ĐBSCL

 

II. Mạng lưới đô thị

III. Anh hưởng của đô thị hoá đến phát triển KT-XH.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về tác động của đô thị hoá tới sự phát triển KT-XH ở nước ta.

HS hoạt động cá nhân; GV hướng dẫn:

+ Tác động tích cực ?

+ Tác động tiêu cực ?

+ Liên hệ tới địa phương ?

GV chuẩn kiến thức.

HS hoạt động cá nhân; GV hướng dẫn:

+ Tác động tích cực ?

+ Tác động tiêu cực ?

+ Liên hệ tới địa phương ?

HS nghiên cứu trả lời, HS khác nhận xét 

II. Mạng lưới đô thị

a. Dựa vào các tiêu chí như số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp...

+ Phân loại: 6 loại

- Loại đặc biệt: Hà Nội, TPHCM

- Loại 1,2,3,4,5

b. Dựa vào cấp quản lí

- Đô thị trực thuộc Trung ương (5): Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, Cần Thơ.

- Đô thị trực thuộc tỉnh: Thái Nguyên, Việt trì, Vinh, Huế, Nha Trang…

III. Anh hưởng của đô thị hoá đến phát triển KT-XH.

+ Đô thị hoá có tác động mạnh tới quá trình chuyển dịch cơ cấu KT nước ta.

+ Các đô thị đóng góp vào GDP địa phương lớn.

+ Các đô thị là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá lớn.

+ Các đô thị là nơi có CSVC-KT tốt, đội ngũ lao động có trình độ cao, có sức hút mạnh mẽ các nhà đầu tư

+ Các đô thị có khả năng tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động.

+ Mặt hạn chế của đô thị hoá: Ô nhiễm môi trường, các vấn đề an ninh trật tự, ATGT...

V. Đánh giá bài học (4’)

Câu 1: (Chọn đáp án đúng nhất) Những năm gần đây ở nước ta, để hạn chế tình trạng đô thị hoá quá mức cần tiến hành:

a. Thành thị hoá nông thôn

c. Kế hoạch hoá gia đình

b. Công nghiệp hoá nông nghiệp

d. Tất cả các biện pháp trên*

Câu 2: (Chọn đáp án đúng nhất) Giải pháp tối ưu để giải quyết việc làm đối với lao động ở các thành phố nước ta hiện nay là:

a. Mở rộng các ngành dịch vụ

b. Chuyển đổi cơ cấu KT theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá*

c. Hạn chế việc chuyển cư từ nông thôn lên thành thị

d. Tất cả các biện pháp trên

Câu 3: (Chọn đáp án đúng nhất) Đây là một trong những tiêu chí để phân loại các đô thị ở nước ta:

a. Lịch sử hình thành

c. Tỷ lệ dân phi nông nghiệp*

b. Trình độ về CSHT

d. Cơ cấu dân số theo thành phần KT

Câu 4: (Chọn đáp án đúng nhất) Vùng có nhiều đô thị nhất nước ta hiện nay là:

a. TD & MNBB

c. Đồng bằng sông Hồng

b. Đông Nam Bộ

d. Đồng bằng sông Cửu Long*

VI. Hướng dẫn về nhà (1’)

+ Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta

+ Phân loại đô thị

+ Liên hệ tới địa phương