Giáo án Địa lý 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc – Mẫu giáo án số 1
Bài 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
I/Mục tiêu :
1.Kiến thức :
Trình bày được đặc điểm ngành GTVT, TTLL của nước ta : phát triển kha stoafn diện cả về chất lượng và số lượng với nhiều loại hình.
2. Kỹ năng:
-Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về tình hình phát triển, cơ cấu vận tải của GTVT
- Sử dụng bản đô giao thông hoặc Atlat địa lý VN để trình sự phân bố của một số tuyến GTVT, đầu mối giao thông và trung tâm TTLL quan trọng
3.Thái độ :
- Thể hiện trách nhiệm đối với vấn đề an toàn giao thông cũng như vấn đề ô nhiễm môi trường do ngành GTVT mang lại.
II/Phương tiện dạy học :
-Bản đồ GTVT VN
-Át lat địa lí
III/Tiến trình dạy học :
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra bài cũ :
Khu công nghiệpcó những đặc điểm như thế nào ? Nêu tên một vài khu công nghiệp tập trung ở nước ta ?
Ngành GTVT có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất ?
3/Giới thiệu bài mới :
Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên giới thiệu việc phát triển ngành GTVT và TTLL là nhu cầu cấp thiết trong thời kỳ đổi mới của nước ta.
Hoạt động của Thầy và Trò |
Nội dung chính |
HĐ1:đàm thoại ? Vị trí nước ta thuậnlợi khó khăn gì cho sự phát triển GTVT ? (+ Vị trí thuận lợi ( giáp biển Đông 3260 km ),nhiều vũng vịnh kín gió ; nằm ở trung tâm ĐNÁ… ) + Địa hình và thủy vănàđa dạng loại hình GTVT . + Được sự hổ trợ của các ngành công nghiệp + Sự phát triển của nền kinh tế mở …) ? Những khó khăn ? Thiên tai . địa hình phức tạp , CSVC còn thiếu , tình trạng xuống cấp đường sá… HĐ2: Nhóm chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm nghiên cứu 2 loại hình vận tải với 3 nội dung : Sự phát triển và các tuyến đường chính, ý nghĩa của các tuyến đường đó. Các nhóm trình bày kết hợp với bản đồ Giáo viên bổ sung thêm kiến thức , nêu thêm ý nghĩa các tuyến đường: giới thiệu các hình ảnh 181000 km đường ô tô Cảng Sài gòn :2300m cầu cảng 11000m2 bãi để công tơ nơ , 10000m2 kho bãi ngoài trời , 7500m2 kho có mái che . tàu ăn hàng < 10000 tấn. Cảng Đà Nẵng : có 2 bến dài 500m , Cảng có độ sâu 8mét. Cảng Hải Phòng : 18 bến với 2500m, 30 nhà kho với 78000m2 . Độ sâu chỉ 4m khi triều ròng . Nội Bài , Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng Tình hình tai nạn giao thông ? Vai trò của ngành TTLL ? HĐ1: Cả lớp Giáo viênsử dụng PPĐàm thoại ? Vai trò của ngành bưu chính ? ? Mạng lưới hoạt động bưu chính ở nước ta ? Các loại hình hoạt động của bưu chính ? HĐ2 : Cả lớp B1 Tìm hiểu hoạt động của ngành viễn thông trước và sau thời kì đổi mới ? B2 : đàm thoại các loại hình của viễn thông CDMA : CDMA là viết tắt của các từ Code Division Multiple Access, Đa truy cập phân chia theo mã số. Đây là một công nghệ mới mang tính đột phá được ứng dụng rộng rãi trên khắp thế giới và mang ý nghĩa là tiêu chuẩn chung toàn cầu của thế hệ điện thoại di động thế hệ 3 mà thế giới mong muốn đạt tới. GSM : thực chất là phiên bản của công nghệ CDMA . GSM số hóa và nén dữ liệu, sau đó chuyển lên kênh truyền dẫn bằng 2 luồng dữ liệu người dùng khác nhau, mỗi luồng chiếm trên một khe thời gian riêng. Băng thông lúc đầu chia ta thành những kênh sóng 200 kHz và sau đó phân kênh dựa trên khe thời gian. Người dùng kênh sóng sẽ thay phiên nhau tuần tự, do vậy chỉ có một người sử dụng trên một kênh và chỉ có thể sử dụng được theo những giai đoạn rất ngắn. PHS : Cityphone chọn công nghệ PHS/iPAS là công nghệ mang đến cho khách hàng những tiện ích về dịch vụ với ưu điểm nổi bật là cước tiết kiệm và bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Một chiếc máy điện thoại sử dụng công nghệ PHS/iPAS chỉ có công suất thu phát là 0,01 w, bằng 1/1000 so với công suất phát của một chiếc điện thoại cầm tay thông thường (có công suất phát từ 1 – 2 w). Chính vì vậy, công nghệ này được các chuyên gia đánh giá là hệ thống điện thoại “bảo vệ môi trường xanh”. Chính phủ Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan cho phép sử dụng máy di động PHS/iPAS tại các khu vực bên trong bệnh viện, các khu công nghệ cao (nơi có nhiều máy móc nhạy cảm), vì không làm ảnh hưởng đến các thiết bị nhạy cảm. Đó chính là vì công nghệ này cũng không tạo ra bức xạ có hại cho sức khoẻ người sử dụng. |
I/ Giao thông vận tải : Mạng lưới GTVT của nước ta phát triểnkhá toàn diện, gồm nhiều loại hình 1/ Đường bộ ( đường ô tô) + Sự phát triển : - Mở rộng và hiện đại hoá , phủ kín các vùng - Phương tiện tăng nhanh, chất lượng tốt - Khối lượng hàng hoá , hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh + Các tuyến đường : - Qlộ I : 2300 km - Đường Hồ Chí Minh Là 2 tuyến quan trọng nhất Bắc : QL5,2,3,6 Miền Trung : QL 7,8,9,24,19,25,26,27 ĐNB : QL 13,22,51 2/ Đường Sắt : + Sự phát triển : - 3143 km đường sắt - Hiệu quả chất lượng phục vụ tăng nhanh - Khối lượng hàng hoá , hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng + các tuyến chính : Thống Nhất : 1726km Hà Nội- Hải Phòng Hà Nội- Lào cai Hà Nội- Thái Nguyên Hà Nội- Đồng Đăng… 3/ Đường Sông : + Sự phát triển : - 11000km đường sông - Mới được khai thác - Phương tiện chưa hiện đại - Khối lượng hàng hoá , hành khách vận chuyển và luân chuyển tăngchậm + Các tuyến chính : - SHồng- Thái Bình -S Mê Công- S Đồng Nai 4/ Đường Biển : + Sự phát triển : - Vị thế ngày càng nâng cao - 73 cảng biển - Khối lượng hàng hoávận chuyển và luân chuyển tăng rất nhanh + Các tuyến chính : Hải Phòng – TPHCM1500km Hải Phòng – Đà Nẵng : 500km Hải Phòng – Hông Kông TPHCM - Hồng Kông … Các cảng chính : Cái Lân, Hải Phòng, Nghi Sơn, Cửa Lò, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Nha Trang, Cam Ranh, Thị Vải, Sài Gòn 5/ Đường hàng không : + Sự phát triển : - Trẻ nhưng phát triển nhanh - Khối lượng hàng hoá , hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh nhất - Cả nước có 19 sân bay ( 5 sân bay quốc tế ) 6/ Đường ống dẫn :gắn liền với ngành dầu khí Bãi Cháy- Hạ Long, Côn Sơn- Bà Rịa II/ Thông tin liên lạc: Thông tin liên lạc gồm : bưu chính và viễn thông là hoạt động có ý nghĩa lớn đối với đời sống, sự phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng. 1/ Bưu chính : - Góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, quốc gia -Mạng lưới phục vụ rộng khắp ( 300 bưu cục, 18000 điểm phục vụ và > 8000 điểm bưu điện-văn hoá xã ) - Đa dạng các loại hình hoạt động ( Thư báo, dịch vụ chuyển phát nhanh thư, chuyển tiền, chuyển bưu phẩm, điện hoa…. - Kỹ thuật còn lạc hậu 2/ Viễn thông : a/ Sự phát triển : * Trước thời kì đổi mới: Thiết bị lạc hậu phục vụ chủ yếu cho nhà nước Dịch vụ viễn thông nghèo Năm 1990 : 0,17 máy điện thoại/ 100 dân * Trong thời kỳ đổi mới đến nay : Phát triển tốc độ nhanh, tiến tiến, hiện đại - Dịch vụ đa dạng, phong phú Năm 2005 : 19 máy điện thoại/ 100dân Năm 2011 : 82,25 triệu thuê bao đạt 97,5 máy/ 100dân b/ Mạng lưới viễn thông : + Mạng điện thoại : Nội hạt , đường dài ; cố định và di động + Mạng phi thoại : Nhiều loại hình : Fax, mạng truyền báo trên kênh thông tin, nhắn tin, Internet + Mạng truyền dẫn : Dây trần , Viba ( Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng ), Cáp quang cho cả nước, viễn thông quốc tế qua vệ tinh và cáp biển Xa lộ thông tin cao cấp phục vụ tốt cho việc in báo, truyền số liệu, truyền thoại, truyền hình, cầu truyền hình. Năm 2005 có >7,5 tr người sử dụng Internet |
IV/ Đánh giá :
So sánh sự tăng trưởng khối lượng hàng hoá, hành khách vận chuyển và luân chuyển của một số loại hình giao thông .
Loại hình |
Hàng hoá |
Hành khách |
||
2004 so với 1990 |
Vận chuyển |
Luân chuyển |
Vận chuyển |
Luân chuyển |
Đường bộ |
3,6 lần |
4,3 |
3,5 |
2,8 |
Đường Sắt |
3,8 |
3,2 |
1.2 |
2.3 |
Đường Sông |
2.2 |
2.1 |
2.3 |
2.9 |
Đường Biển |
7.2 |
4.7 |
||
Đường hàng không |
24.6 |
57.5 |
11 |
20.5 |
V/ Bài tập về nhà :
Hoàn chỉnh lược đồ giao thông đường bộ, các sân bay, cảng biển
VII/ Rút kinh nghiệm
Giáo án Địa lý 12 Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc mới nhất – Mẫu giáo án số 2
Bài 30: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
I. MỤC TIÊU
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
+ Trình bày được sự phát triển và các tuyến đường chính của các loại hình vận tải nước ta.
+ Nêu được đặc điểm phát triển của ngành Bưu chính Viễn thông nước ta.
2. Kĩ năng
+ Đọc bản đồ giao thông Việt Nam.
+ Phân tích bảng số liệu về phân bố máy điện thoại theo các vùng.
3. Về thái độ, hành vi
+ HS có ý thức khi tham gia giao thông, nghiêm chỉnh chấp hành Luật ATGT
+ Có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển của ngành GTVT và ngành TTLL Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ
+ Bản đồ giao thông Việt Nam
+ Atlát Địa lí Việt Nam
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy |
Hoạt động của trò |
|||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ |
||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Tìm hiểu về ngành GTVT nước ta. Hoạt động nhóm + Bước 1: GV chia nhóm (6 nhóm) + Bước 2: GV giao nhiệm vụ từng nhóm, nghiên cứu về sự phát triển và các loại hình GTVT chính ở nước ta, vai trò của từng loại hình. GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân; HS quan sát bản đồ GTVT nước ta; Cho biết: + Các tuyến đường chính ? + Tính chuyên môn hoá của hàng hoá vận chuyển ? + Xác định các sân bay, hải cảng (Cảng nước sâu) ? + Xác định các tuyến nối với các nước trong KV và TG ? |
- Nhóm 1: Đường bộ - Nhóm 2: Đường sắt - Nhóm 3: Đường sông - Nhóm 4: Đường biển - Nhóm 5: Đường hàng không - Nhóm 6: Đường ống + Bước 3: HS thảo luận và nghiên cứu. + Bước 4: Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét |
|||||||||||||||||||||
I. Ngành giao thông vận tải 1. Đường bộ + Sự phát triển: Do huy động được các nguồn vốn và tập trung đầu tư, nên mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại hoá; Hiện nay đang hội nhập với khu vực. + Các tuyến đường chính: - Quốc lộ 1: Dài hơn 2300 km, từ Hữu Nghị (Lạng Sơn)- Hà Nội- TPHCM- Năm Căn (Cà Mau), là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta từ B vào N, vận chuyển hành khách và hàng hoá phục vụ trong nước. - Đường HCM (Đang xây dựng), gần như song song với trục Quốc lộ 1, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển KT-XH dải đất phía T nước ta. - QL 2: HN- Việt Trì- Tuyên Quang- Hà Giang. - QL 3: HN- Thái Nguyên- Bắc Kạn- Cao Bằng. - QL 5: HN- Hải Dương- Hải Phòng. - QL 7: Diễn Châu- Lào - QL 13: TPHCM- Tây Ninh - QL 19: Quy Nhơn- Plâycu- Buôn Ma Thuột. - QL 51: TPHCM- Vũng Tầu. 2. Đường sắt + Sự phát triển: Dài 3143 km; Hiện nay đang được hội nhập với khu vực Asean. + Các tuyến đường: - Đường sắt thống nhất B, N: Dài 1726 km, chạy gần như song song với QL1, là tuyến GT quan trọng nối các vùng nước ta, vận chuyển LT-TP, hàng tiêu dùng, vận chuyển hành khách... - Hà Nội- Hải Phòng: 102 km, phục vụ XNK. - Hà Nội- Lào Cai: 285 km, (Apatit) - HN- Thái Nguyên: 74 km, (luyện kim) - HN- Lạng Sơn: 165 km, thông thương với Trung Quốc. 3. Đường sông + Sự phát triển: Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển, vì HT sông ngòi dày đặc, tuy nhiên mới chỉ sử dụng 11.000 km. + Các tuyến đường: - HT sông Hồng- Thái Bình - HT sông Mê Công- Đồng Nai - Một số sông lớn ở miền Trung. 4. Ngành vận tải đuờng biển + Sự phát triển: Vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, với 3260 km đường bờ biển, nhiều vũng vịnh, kín gió, nằm gần đường hàng hải QT, nên rất thuận lợi cho phát triển đường biển trong nước và QT. + Các tuyến đường: - Hải Phòng- Đà Nẵng- TPHCM và ngược lại: 1500 km, chủ yếu vận chuyển thiết bị, VLXD, than… - Nước ta XD 73 cảng biển chính, trong đó có các cảng lớn như Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng- Liên Chiểu- Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn- Vũng Tầu- Thị Vải, Cẩm Phả, Cửa Lò, Cam Ranh, Cần Thơ… 5. Đường hàng không + Sự phát triển: Ngành non trẻ, nhưng có bước phát triển nhanh, CSVC được hiện đại hoá. + Các tuyến đường: - Số sân bay: 19 (2007), trong đó có 5 sân bay QT. - Các tuyến bay chính trên cơ sở 3 đầu mối: HN, TPHCM, Đà Nẵng (Trong nước, KV và TG) 6. Đường ống + Sự phát triển: Gắn với sự phát triển ngành dầu khí. + Các tuyến đường: - B12 (Bãi Cháy- Hạ Long- Các tỉnh ĐBSH) - ông dẫn khí từ thềm lục địa vào đất liền. |
||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm phát triển của ngành TTLL. + Em cho biết đặc điểm phát triển của ngành Bưu chính. + So sánh đặc điểm phát triển của ngành Viễn thông (Trước thời kì đổi mới và trong thời kì đổi mới) Điền vào phiếu học tập 1 Hoạt động 4: Tìm hiểu mạng lưới viễn thông nước ta. + Sự phát triển + Loại hình |
||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3.II. Ngành thông tin liên lạc 1. Bưu chính + Đặc điểm phát triển: Là ngành chủ yếu mang tính phục vụ, với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc. Các loại hình dịch vụ là thư tín; + Kỹ thuật của ngành bưu chính đang còn lạc hậu, chưa đáp ứng sự phát triển đất nước. + Giai đoạn tới sẽ phát triển theo hướng cơ giới hoá, tự động hoá, tin học hoá, phát triển thêm các hoạt động mang tính kinh doanh. 2. Viễn thông + Ngành có tốc độ phát triển nhanh vượt bậc, đón đầu các thành tựu kỹ thuật hiện đại. - Trước đổi mới: Mạng lưới thiết bị viễn thông cũ kĩ, lạc hậu; DV viễn thông nghèo nàn (1990- 0,17 máy điện thoại/100 dân), - Nay CSVC-KT và mạng lưới tiên tiến, hiện đại, tốc độ phát triển viễn thông và Internet cao nhất KV, DV thông tin đa dạng, phong phú (2005- 19 máy điện thoại/100 dân) + Mạng lưới viễn thông nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển. - Mạng điện thoại: Gồm mạng nội hạt và mạng đường dài, mạng cố định và mạng di động. - Mạng phi thoại: Mạng Fax, mạng truyền trang báo trên kênh thông tin. - Mạng truyền dẫn: Viba, cáp sợi quang, viễn thông QT (2005- Việt Nam có 7,5 triệu người sử dụng Internet)… |
||||||||||||||||||||||
V. Đánh giá bài học (4’) Câu 1: Nêu vai trò của ngành GTVT và TTLL trong sự phát triển KT-XH nước ta hiện nay ? Câu 2: (Chọn đáp án đúng nhất) Loại hình vận tải chiếm tỷ trọng cao nhất trong khối lượng vận tải hành khách và hàng hoá của nước ta hiện nay là:
Câu 3: Cho BSL về khối lượng hàng hoá vận chuyển của nước ta thời kỳ 2000- 2005 (Tấn).
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển của nước ta phân theo các loại hình GTVT. b. Nhận xét và giải thích VI. Hướng dẫn về nhà (1’) + Vai trò của từng loại hình GTVT và TTLL nước ta ? + So sánh ưu nhược điểm của từng loại hình GTVT và TTLL ở nước ta ? |
||||||||||||||||||||||