Giáo án Địa lý 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai – Mẫu giáo án số 1

BÀI 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

I-Mục tiêu:

1.Kiến thức :

- Biết được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất

cân bằng hệ sinh thái và ô nhiễm môi trường ( nước , không khí , đất )

- Biết được một số thiên tai chủ yếu và các biện pháp phòng chống

- Hiểu được nội dung chiến lược quốc gia về bảo vệmôitrường

2. Kỹ năng:

- Tìm hiểu, quan sát, thu thập tài liệu, tranh ảnh về môi trường

3.Thái độ :

- Có việc làm đúng đắn cụ thể tham gia bảo vệ môi trường , đấu tranh chống lại những tiêu cực làm ảnh hưởng đến môi trường.

II-Phương tiện dạy học :

Tranh ảnh về tình trạng suy thoái môi trường

III-Tiến trình dạy học :

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ :

3.Giới thiệu bài mới :

Tgian

Hoạt động của Thầy và Trò

Nội dung chính

 

HĐ1 : cá nhân

Gv đưa ra ví dụ : một hiện tượng cụ thể cho HS tìm hiểu những hậu quả của nó

Phá rừng → Phá vỡ cân bằng sinh thái

- Đất bị xói mòn, rửa trôi

- Hạ mực nước ngầm

- Tăng tốc độ dòng chảy

- Khí hậu nóng lên

- Mất địa bàn cư trú của sinh vật

→ nguyên nhân làm mất cân bằng sinh thái ?

GV cho HS tìm các ví dụ về ô nhiễm môi trường ? Nguyên nhân ?

HĐ2 : nhóm

Chia lớp thành 4 nhóm lớn

Mỗi nhóm tìm hiểu một thiên tai ( bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán)

- Nguyên nhân

- Biểu hiện

- Tác hại

- Cách phòng tránh

Khi các nhóm trình bày , GV kết hợp cho HS xem các tranh ảnh về thiên tai

Ngoài ra còn có các thiên tai khác đó là những thiên tai nào ?

HĐ3 : Cả lớp

HS làm việc với SGK

GV phân tích 5 nhiệm vụ chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trườngVN ( bảo vệ đi đôi với sự pt bền vững )

1/ Bảo vệ môi trường :

-Tình trạng mất cân bằng sinh thái

-Tình trạng ô nhiễm môi trường

Bảo vệ tài nguyên và môi trường gồm sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người.

2/ Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống :

- Bão : → mưa lớn ,lũ quét, ngập lụt → phòng tránh

- Ngập lụt : → thiệt hại mùa màng, người và nhà cửa → công trình thoát lũ, xây dựng hồ chứa nước , di dời

- Lũ quét : → thiệt hại lớn → quy hoạch các điểm dân cư, trồng rừng.

-Hạn hán : → thiệt hại mùa màng, gia súc, rừngvà ảnh hưởng đời sống sinh hoạt →thuỷ lợi .

-Các thiên tai khác : Động đất,lốc, mưa đá, sương muối..

3/ Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường:

- Duy trì môi trường sống và các quá trình sinh thái chủ yếu

- Bảo vệ các vốn gen

- Đảm bảo việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên

- Đảm bảo chất lượng môi trường phù hợp với yêu cầu đời sống

- Phấn đấu ổn định dân số ở mức cân bằng với nguồn tài nguyên thiên nhiên .

IV- Đánh giá :

Hãy nêu thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở miền Trung nước ta ?

Để giảm nhẹ tác hại của lũ lụt ở địa phương chúng ta cần phải làm gì ?

V-Bài tập về nhà :

Tìm hiểu luật bảo vệ môi trường

VI-Phụ lục :

Các khái niệm :

+ Ô nhiễm môi trường : là sự xuất hiện các chất lạ trong môi trường gây tác hại đến con người và các sinh vật khác.

+ Ô nhiễm nước : là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước , làm ô nhiễm gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp , nông nghiệp nghỉ ngơi giải trí, đối với động vật nuôi và các loài hoang dại.

+Ô nhiễm không khí :là sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng thành phần không khí làm cho không khí không sạch hoặc gây ra mùi khó chịu , giảm tầm nhìn xa .

+ Ô nhiễm đất : là sự tiếp nhận các chất thải từ hoạt động sản xuất sinh hoạt , các sản phẩm hoá học dùng trong nông nghiệp .

VI-Rút kinh nghiệm :

  Ở sông Hồng đã xẩy ra hai trận lũ đặc biệt lớn vào tháng 8 năm 1945 và tháng 8 năm 1971, đã gây ra vỡ đê nhiều nơi. Trận lũ năm 1971 là trận lũ lớn nhất trong vòng 100 năm qua ở sông Hồng. Ngoài ra, còn có các trận lũ lớn xẩy ra vào các năm: 1913, 1915, 1917, 1926, 1964, 1968, 1969, 1970, 1986, 1996, 2002...
     Ở đồng bằng sông Cửu Long đã xẩy ra một số trận lũ lớn vào các năm: 1961, 1966, 1978, 1984, 1991, 1994, 1996, 2000, 2001…
     Ở miền Trung những trận lũ lụt lớn đã xẩy ra vào các năm: 1964, 1970,1980, 1983, 1990, 1996, 1998, 1999, 2001, 2003,2007,2009

Giáo án Địa lý 12 Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai – Mẫu giáo án số 2

Bài 15: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra đã phá hoại sản xuất, gây thiệt hại về người và của.

- Biết được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam.

2. Kỹ năng: - Vận dụng vào thực tiễn các biện pháp phòng chống thiên tai.

3. Thái độ, hành vi:

- Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống thiên tai ở địa phương.

4. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: tự học;giải quyết vấn đề;Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, bảng số liệu, tư duy lãnh thổ

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Giáo viên:- Bản đồ TNVN

- Các hình ảnh, vi deo về bão, lũ, lụt, hạn hán

2. Học sinh : Vở ghi, vở bài tập, Átlat

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi SGK

3. Tiến trình

Hoạt động 1:

Tìm hiểu bảo vệ môi trường

Phương pháp: đàm thoại, gợi mở

Hình thức: cả lớp

HĐ CỦA Hs, Gv

 

NỘI DUNG CHÍNH

Tập thể

(?) Nêu biểu hiện của tình trạng mất cân bằng sinh thái? Hậu quả và nguyên nhân?

HS: Trả lời, bổ sung

GV: Chuẩn xác kiến thức

Cá nhân

GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu nội dung sau:

- Thế nào là ô nhiễm MT?

- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?

HS: Trả lời

GV: Chuẩn kiến thức


Hoạt động 2: Tìm hiểu một số thiên tai và biện pháp phòng chống  

Nhóm

B1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ:

- N1: Tìm hiểu bão (Đặc điểm, nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng tránh)

- N2: Tìm hiểu ngập lụt

- N3: Tìm hiểu lũ quét

- N4: Tìm hiểu hạn hán

(Nơi xảy ra; thời gian xảy ra; hậu quả; nguyên nhân; biện pháp

- N5: Tìm hiểu thiên tai khác

B2: HS tìm hiểu theo phân công

B3: Đại diện các nhóm trình bày; nhóm khác nhận xét bổ sung

B4: Giáo viên chuẩn xác kiến thức, nhận xét hoạt động của các nhóm

 

I. Bảo vệ môi trường:

a. Mất cân bằng sinh thái môi trường

- Biểu hiện: Mất cân bằng chu kì vật chất

+ Đất xói mòn, rửa trôi

+ Mực nước ngầm hạ thấp

+ Tốc độ dòng chảy tăng

+ Khí hậu nóng lên

+ Nơi sống của động vật bị đe doạ

- Nguyên nhân: Chặt phá rừng; ô nhiễm môi trường

- Hậu quả:

+ Gia tăng bão lụt, hạn hán

+ Biến đổi thời tiết, khí hậu

b. Tình trạng ô nhiễm môi trường

- Ô nhiễm môi trường là sự xuất hiện các chất lạ trong môi trường gây tác hại cho con người và các sinh vật khác

+ Ô nhiễm nước, không khí, đất

- Nguyên nhân:

+ Do nước thải công nghiệp không qua xử lí; chất thải sinh hoạt.

+ Do khí thải CN, khu dân cư đông, diện tích rừng giảm

+ Do nước thải CN, phân bón dư thừa ngấm xuống đất

II. Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống:

1. Bão:

- Hoạt động của bão ở Việt Nam:

+ Hoạt động tháng 6 đến tháng 11; đặc biệt tháng 9, 10 và 8

+ Mùa bão chậm dần từ B->N,miền Trung nhiều nhất

+ TB một năm: 3->4 cơn bão đổ bộ; 8->10 cơn bão ảnh hưởng

- Nguyên nhân: Giáp biển Đông; vành đai nội chí tuyến; hoạt động dải hội tụ nhiệt đới.

- Hậu quả:

+ Mưa lớn trên diện rộng gây gập lụt, ảnh hưởng đến giao thông

+ Gió mạnh làm tàn phá nhà cửa, đường điện, lật tàu bè....

+ Ô nhiễm môi trường.

- Biện pháp:

+ Dự báo quá trình hình thành và di chuyển một cách chính xác.

+ Thông báo kịp thời

+ Củng cố hệ thống đê_kênh

+ Sơ tán dân ở vùng có bão

+ Chống lũ lụt ở đồng bằng; xói mòn, lũ quét ở miền núi.

b. Ngập lụt, lũ quét và hạn hán

Các thiên tai

2.Ngập lụt

3.Lũ quét

4.Hạn hán

Nơi xảy ra

ĐBSH; ĐBSCL

Xảy ra đột ngột ở miền núi

Nhiều địa phương

Thời gian hoạt động

Mùa mưa (t5-> 10)

DHMT: Tháng 9 -> 12

MB: Tháng 6 ->10

N: Tháng 10 ->12

Mùa khô: tháng 11 đến tháng 4

Hậu quả

Phá huỷ mùa màng, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm MT

Thiệt hại tính mạng, tài sản

Mất mùa, cháy rừng, thiếu nước sản xuất, sinh hoạt

Nguyên nhân

Địa hình thấp; mưa nhiều, mưa tập trung

Địa hình dốc; mưa nhiề

; mất rừng

Mưa ít, độ ẩm thấp

Biện pháp

Xây dựng đê, thuỷ lợi

Trồng rừng, canh tác hợp lí; quy hoạch dân cư

Trồng rừng; XD thuỷ lợi; trồng cây chiu hạn

c. Các thiên tai khác

- Động đất: ĐB; TB; van biển NTB

- Lốc, mưa đá: Tuỳ từng địa phương

- Sương muối: Cục bộ (Miền núi phía Bắc)

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số thiên tai và biện pháp phòng chống

Hình thức: cặp

Phương pháp: đàm thoại

GV cho học sinh đọc SGK và khái quát lại.

 

3. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên MT

- Duy trì hệ sinh thái và quá trình sinh thái có ý nghĩa quyết định đến con người

- Bảo vệ sự giàu có của vốn gien

- Sử dụng hợp lí TNTN

- Đảm bảo chất lượng MT phù hợp với yêu cầu của đời sống con người

- Đảm bảo ổn định dân số cân bằng khả năng sử dụng hợp lí nguồn TN

- Nhà nước ban hành Luật bảo vệ MT ngày 10/1/1994.

4. Đánh giá:

- Giáo viên chốt lại nội dung bài

- (?) Vấn đề chủ yếu bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?

Câu 1: Hãy cho biết thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam cùng biện pháp phòng chống.

Mức độ nhận thức: thông hiểu – vận dụng

Hướng dẫn trả lời

* Thời gian hoạt động của bão:

- Nhìn chung mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI.

- Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến tháng X và tháng VIII.

- Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

* Hậu quả của bão: Bão thường có gió mạnh và mưa lớn là một thiên tai gây tác hại cho sản xuất và đời sống.

- Bão lớn tàn phá nhiều công trình xây dựng như nhà cửa, công sở, cầu cống...

- Bão gây ra mưa lớn là một nguyên nhân dẫn đến ngập lụt trên diện rộng.

- Bão gây ra sóng to có thể lật đắm tàu thuyền.

- Bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 – 2m, gây ngập mặn vùng ven biển.

* Biện pháp phòng tránh:

- Nâng cao độ chính xác về dự báo bão và thông tin kịp thời.

- Khi có bão, các tàu thuyền trên biển phải trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn.

- Củng cố các công trình đê biển.

- Khẩn trương sơ tán dân (đối với các cơn bão mạnh) và kết hợp chống lụt, úng ở đồng bằng,chống lũ, xói mòn ở miền núi,...

5. Hướng dẫn học ở nhà:

Học, trả lời câu hỏi sách giáo khoa