Giáo án Địa lý 12 bài 3: Thực hành: Vẽ lược đồ Việt Nam mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 3: Thực hành vẽ lược đồ Việt Nam – Mẫu giáo án số 1

Bài 3: THỰC HÀNH VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM

I.Mục tiêu của bài thực hành :

Sau bài học, HS cần :

1. Về kiến thức:

Biết cách vẽlược đồ VN bằng việc sử dụng lưới ô vuông và các điểm,các đường tạo khung. Xác địnhVTĐL nước ta và một số địa danh, một số sông lớn, đảo và quần đảo .

2. Về kĩ năng

Vẽ được tương đối chính xác lược đồ VN (phần trên đất liền)và một số đối tượng địa lí

II.Phương tiện dạy học :

Bảng lưới ô vuông ( 5 x 8 ) trên bảng phụ

Thước kẻ

Phấn màu

III.Tiến trình dạy học :

1.Kiểm tra bài cũ :

* Vẽ một lược đồ cát ngang thềm lục địa nước ta , trên đó thể hiện vùng nội thuỷ, lãnh hải,vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế , thềm lục địa

2.Giới thiệu bài mới :

Chương trình Địa lí 12 chủ yếu tập trung vào TN và KT_XH Việt Nam. Để nắm bắt và thành thạo về việc xác định các địa danh trên bản đồ, HS phải biết phác hoạ lược đồ VN. Đây là việc làm cần thiết đối với người học.

Tgian

Hoạt động của Thầy và Trò

30’

10’

HĐ1: Nhóm (1bàn 4 học sinh)

Bước 1 : GV treo bảng phụ có lưới ô vuông lên bảng ; cho HS kẻ lưới ô vuông gồm 40 ô ( 5 x 8 )

(5 x 8) trên giấy bìa lịch - cạnh ô vuông = 8 cm .

Bước 2 : Xác định các đường, điểm khống chế trên lưới ô vuông

Bước 3: Vẽ từng đoạn biên giới trên đất liền và biển với 13 đoạn

1-Điểm cực Tây (Điện Biên) – Lào Cai

2-Lào cai- Lũng Cú

3-Lũng Cú- Móng Cái

4-Móng Cái- Thanh Hoá

5-Thanh Hoá- Đà Nẵng

6-Đà Nẵng – Phan Rang

7-Phan Rang- Cà Mau

8-Cà Mau- Rạch Giá- Hà Tiên

9-Hà Tiên - Đắc Nông

10-Đắc Nông - Quảng Nam

11-Quảng Nam- Nghệ An

12-Nghệ An- Thanh Hoá

13-Thanh Hoá- Điện Biên- Cực Tây

Bước 4 : Vẽ các quần đảo Hoàng Sa, Trường sa

Bước 5 : Vẽ các sông chính : Sông Hồng, Sông Đà , Sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu

Bước 6 : Điền trên lược đồ các địa danh : LÀO CAI, HÀ NỘI, HẢI PHÒNG , VINH , ĐÀ NẴNG, TP HỒ CHÍ MINH, CẦN THƠ, PHÚ QUỐC

HĐ2 : cả lớp

GV chọn một số lược đồ , treotrên bảng để cả lớp nhận xét, đánh giá.

Minh hoạ :

Ảnh đính kèm


IV-Bài tập về nhà :

Xác định vị trí các thành phố trong đất liền:

+ Kon Tum, Plâycu, Buôn Ma Thuột đều nằm trên kinh tuyến l08

+ Lào Cai, Sơn La nằm trên kinh tuyến l040Đ.

+ Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lai Châu đều nằm trên vĩ tuyến 220B.

+ Đà Lạt nằm trên vĩ tuyến 120B.

Kẻ bảng niên biểu địa chất vào vở

V-Rút kinh nghiệm

Giáo án Địa lý 12 Bài 3: Thực hành vẽ lược đồ Việt Nam – Mẫu giáo án số 2

Bài 3: THỰC HÀNH VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống dòng kẻ có sẵn, xác định điểm quan trọng dựng khung. Xác định được vị trí địa lí của nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng.

2. Kỹ năng

Vẽ tương đối chính xác lược đồ Việt Nam

3. Thái độ

Củng cố thêm lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc

4. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học;Năng lực giải quyết vấn đề;Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ TNVN, - Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982)

2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, giấy A4 đã vẽ lưới ô vuông.

III. TỐ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 5 phút

Đề bài: Nêu ý nghĩa vị trí địa lí đối với tự nhiên Việt Nam? Kể tên các nước có chung đường biên giới trên biển , đất liền với nước ta.

Đáp án - Biểu điểm

Ý nghĩa về tự nhiên (7 điểm)

- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Đa dạng về động – thực vật và có nhiều tài nguyên khoáng sản.

- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng…

* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…

Các nước có chung đường biên giới với nước ta(3 điểm)

- Trên đất liền: Trung Quốc, Lào, Campuchia (1 điểm)

- Trên biển: (8 nước): Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Philippin, Indonexia, Malaixia, Singapo, Brunay (2 điểm)

3. Tiến trình bài dạy35'

Hoạt động 1: Khởi động

Gọi Hs đọc, xác định yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành. Gv nhận xét, bỏ sung

-Vẽ lược đồ Việt Nam với đường biên gới, đường bờ biển, một số sông lớn và một số đảo và quần đảo.

-Điền vào lược đồ một số địa dnah quan trọng.

Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành

Hình thức: cả lớp, cá nhân

Hoạt động của GV, HS

Nội dung

Giáo viên hướng dẫn học sinh xác định các nội dung,cách làm.

- Học sinh tập trung chú ý nghe, ghi chép lại vào vở để thực hiện.

Lưu ý:

 – Vị trí của một số đảo chính trong quần đảo Hoàng Sa ở ô E4, Trường Sa ở ô E8.

 – Vị trí của một số đảo chính trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm ở xa hơn bên ngoài khung lược đồ. Vì thế trong lược đồ phải đóng khung một phần ở góc phải phía dưới lược đồ để vẫn thể hiện được quần đảo Trường Sa).

 – Không cần ghi rõ tên các đảo cụ thể vì kích thước quá nhỏ và tỉ lệ lược đồ nhỏ.

* Bước 1: GV quy ước cách viết địa danh

+ Tên nước: chữ in đứng

+ Tên thành phố, quần đảo: viết in hoa chữ cái đầu, viết song song với cạnh ngang của khung lược đồ. Tên sông viết dọc theo dòng sông

* Bước 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam xác định vị trí các thành phố thị xã.

* Bước 3: HS điều tên các thành phố , thị xã vào lược đồ.

1.Vẽ lược đồ Việt Nam

-Bước 1: Vẽ khung ô vuông (đã vẽ ở nhà)

-Bước 2: Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đât liền).

-Bước 3: Vẽ từng đoạn biên giới (vẽ nét đứt - - - ), vẽ đường bờ biển (có thể dùng màu xanh nước biển để vẽ).

+ Vẽ đoạn 1 : Từ điểm cực Tây (xã Sín Thầu, Điện Biên) đến thành phố Lào Cai.

+ Vẽ đoạn 2 : Từ thành phố Lào Cai đến điểm cực Bắc (Lũng Cú, Hà Giang).

+ Vẽ đoạn 3 : Từ Lũng Cú đến Móng Cái, Quảng Ninh (1080Đ).

+ Vẽ đoạn 4 : Từ Móng Cái đến phía Nam đồng bằng sông Hồng.

+ Vẽ đoạn 5 : Từ phía nam Đồng bằng sông Hồng đến phía nam Hoành Sơn (180B, chú ý hình dáng bờ biển đoạn Hoành Sơn ăn lan ra biển).

+ Vẽ đoạn 6 : Từ nam Hoành Sơn đến Nam Trung Bộ (chú ý vị trí Đà Nẵng ở góc ô vuông D4, 160B. Có thể bỏ qua các nét chi tiết thể hiện các vũng vịnh ở Nam Trung Bộ).

+ Vẽ đoạn 7 : Từ Nam Trung Bộ đến mũi Cà Mau.

+ Vẽ đoạn 8 : Bờ biển từ mũi Cà Mau đến thành phố Rạch Gía và từ Rạch Gía đến Hà Tiên. Đảo Phú Quốc.

+ Vẽ đoạn 9 : Biên giới giữa đồng bằng sông Cửu Long với Campuchia.

+ Vẽ đoạn 10 : Biên giới giữa Tây Nguyên, Quảng Nam với Campuchia và Lào.

+ Vẽ đoạn 11 : Biên giới từ nam Thừa Thiên – Huế tới cực Tây Nghệ An với Lào.

+ Vẽ đoạn 12 : Biên giới phía Tây của Thanh Hóa với Lào.

+ Vẽ đoạn 13 : Phần còn lại của biên giới phía nam Sơn La, tây Điện Biên với Lào.

-Bước 4: Dùng các kí hiệu tượng trưng đảo san hô để vẽ các quần đảo Hoàng Sa (ô E4) và Trường Sa (ô E8).

-Bước 5: Vẽ các sông chính (Các dòng sông và bờ biển có thể tô màu xanh nước biển)

2. Điền vào lược đồ một số địa danh quan trọng

– Hà Nội

– Đà Nẵng

– TP. Hồ Chí Minh

– Vịnh Bắc Bộ

– Vịnh Thái Lan

– Quần đảo Hoàng Sa

– Quần đảo Trường Sa

Hoạt động 3: Vận dụng, sáng tạo

HS tự hoàn thiện nội dung thực hành vào tờ giấy A4 đã chuẩn bị, sau khi GV đã hướng dẫn.

GV đi quan sát HS làm, chỉnh sửa lỗi sai cho HS.

4. Tổng kết - đánh giá – 4 ':

Nhận xét một số bài vẽ của HS, biểu dương những HS có bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi cần phải sửa chữa.

5. Hướng dẫn học ở nhà – 30''

- Tiếp tục hoàn thành bài tập ở nhà (vẽ trên giấy A4) – tiết sau thu bài chấm lấy điểm thực hành.

- Đọc và tìm hiểu trước bài đất nước nhiều đồi núi.

Tìm hiểu đặc điểm 4 vùng núi theo gợi ý.

Khu vực

Đông Bắc

Tây Bắc

Trường Sơn Bắc

Trường Sơn Nam

1. Phạm vi, giới hạn

2. Đặc điểm địa hình

- Độ cao chung.

- Hướng núi chính.

- Các dạng địa hình