Giáo án Địa lý 12 bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm mới nhất - Mẫu giáo án số 1

BÀI 43: CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Biết phạm vi lãnh thổ, vai trò, đặc điểm chính, thực trạng phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm : Bắc Bộ, miền Trung, Nam Bộ.

- Trình bày được các thế mạnh của từng vùng kinh tế trọng điểm đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.

(So sánh 3 vùng kinh tế trọng điểm)

2. Kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để xác định vị trí, giới hạn của các vùng kinh tế trọng điểm ở Bắc Bộ, miền Trung, Nam Bộ ; nhận biết và giải thích được sự phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm.

- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về các vùng kinh tế trọng điểm.

3. Thái độ

Có ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường

4. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học;Năng lực giải quyết vấn đề;Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp, Năng lực tính toán

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ, xử lí số liệu thống kê

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên VN, Bản đồ các vùng kinh tế trọng điểm

- Atlat địa lí 12 của nhà xuất bản giáo dục, các bảng số liệu chuẩn bị ở nhà

2. Học sinh: SGK, Vở ghi, Át lát, vở bài tập,Máy tính, thước kẻ

III . TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức – 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ – 3 phút

Kiểm tra bài vẽ biểu đồ giao từ tiết học trước.

3. Bài mới - 37

Hoạt động 1: Tìm hiểu Đặc điểm chung của vùng kinh tế trọng điểm – 7 phút

Hình thức: Cả lớp

Phương pháp: đàm thoại phát vấn, khai thác hình ảnh

HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV

NỘI DUNG CHÍNH

Yêu cầu HS sử dung trang 30 Atlat Địa lí Việt Nam

- Xác định các vùng kinh tế trọng điểm? Kể tên các tỉnh, thành phố của từng vùng?

- Trình bày đặc điểm chung của các vùng kinh tế trọng điểm?

HS : trả lời, bổ sung

GV: Chuẩn KT, bổ sung giải thích sự khác biệt về hình thành của vùng nông nghiệp, vùng kinh tê trọng điểm

I. Đặc điểm chung

-Phạm vi gồm nhiều tỉnh, thành phố, ranh giới có sự thay đổi theo thời gian.

- Có đủ thế mạnh, có tiềm năng kinh tế và hấp dẫn đầu tư.

- Có tỉ trọng GDP lớn, hỗ trợ các vùng khác.

- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ.

* Vùng nông nghiệp được hình thành dựa trên sự phân hóa điều kiện sinh thái, điều kiện kinh tế xã hội, trình độ thâm canh và sự công nghiệp hóa sản xuất.

* Vùng kinh tế trọng điểm được hình thành từ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, có tỉ trọng lớn trong GDP, được đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển vùng khác.

Hoạt động 2: Tìm hiểu . Quá trình hình thành và phát triển - 10 phút

Hình thức: Cá nhân

Phương pháp: đàm thoại phát vấn, khai thác hình ảnh. sủ dụng số liệu thống kê

HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV

NỘI DUNG CHÍNH

GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung sau:

- Thời gian hình thành và số vùng kinh tế?

Đọc bảng số liệu 43.2, hướng dẫn HS khai thác Atlat trang 30:

- Quy mô và xu hướng thay đổi?

- Thực trạng 3 vùng?

HS: Trả lời

GV: nhận xét, bổ sung

II. Quá trình hình thành và phát triển

1. Quá trình hình thành

- Hình thành đầu thập kỉ 90 – thế kỷ XX gồm 3 vùng.

- Quy mô, diện tích có sự thay đổi theo hướng mở rộng diện tích các tỉnh lân cận.

2. Thực trạng

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

- GDP của 3 vùng so với cả nước: 66,9%

- Cơ cấu ngành: Chủ yếu công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm tỉ trọng cao.

- Kim ngạch xuất khẩu cao

Hoạt động 3: Tìm hiểu Đặc điểm các vùng kinh tế trọng điểm – 20 phút

Hình thức: Nhóm

Phương pháp: thảo luận, đàm thoại, khai thác hình ảnh

HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV

NỘI DUNG CHÍNH

-Bước 1: GV chia nhóm, giao nhiệm vụ

Nhóm 1: Tìm hiểu vùng KTTĐ phía Bắc

Nhóm 2: Tìm hiểu vùng KTTĐ miền Trung

Nhóm 3: Tìm hiểu vùng KTTĐ phía Nam

Gợi ý nội dung:

+ Quy mô diện tích, dân số

+ Thế mạnh, hạn chế

+ Cơ cấu GDP, trung tâm

+ Định hướng phát triển

Bước 2: Các nhóm thảo luận bàn bạc, thống nhất.

Bước 3: Đại diện nhóm trình bày

Bước 4: GV nhận xét, bổ sung

III. Ba vùng kinh tế trọng điểm

1. Vùng trọng điểm phía Bắc

- Quy mô: gồm 8 tỉnh (nay 7):

+ Diện tích: 15,3 nghìn km2

+ Dân số: 13,7 triệu người

- Thế mạnh và hạn chế:

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho giao lưu trong nước và nước ngoài.

+ Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa cả nước

+ Lao động dồi dào chất lượng cao

+ Các ngành kinh tế phát triển, cơ cấu tương đối đa dạng.

+ Hạn chế: Tỉ lệ thất nghiệp cao; Ô nhiễm môi trường, TN

- Cơ cấu GDP – trung tâm:

+ Nông – lâm – ngư nghiệp: 12,6%

+ Công nghiệp – xây dựng: 42,2%

+ Dịch vụ: 45,3%

Trung tâm: Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long, Hải Dương

- Định hướng phát triển:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng SX hàng hóa

+ Đẩy mạnh phát triển kinh tế trọng điểm.

+ Giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm

+ Coi trọng vấn đề giảm thiều ô nhiễm môi trường: đất, nước, không khí.

2. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

- Quy mô: gồm 5 tỉnh – Diện tích: 28.000km2. dân số: 6,5 triệu người.

- Thế mạnh và hạn chế:

+ Vị trí chuyển tiếp => giao thông trong nước &Qtế.

+ Đà Nẵng: trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông, thông tin liên lạc của cả nước

+ Có thế mạnh khai thác tổng hợp kinh tế biển

+ Khó khăn: Lực lượng lao động, cơ sở hạ tầng đặc biệt giao thông vận tải.

- Cơ cấu GDP – trung tâm:

+ Nông – lâm – ngư nghiệp: 25%; Công nghiệp – xây dựng: 36,6%; Dịch vụ: 38,4%

+ Trung tâm: Đà Nẵng, Huế, Quy Nhơn

- Định hướng phát triển:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển tổng hợp tài nguyên biển, rừng, du lịch

+ Đầu tư cơ sở vật chất, giao thông vận tải

+ Phát triển công nghiệp chế biến, lọc dầu

+ Giải quyết vấn đề chất lượng lao động

+ Phòng chống thiên tai bão lũ

3. Vùng trọng điểm phía Nam

- Quy mô: gồm 8 tỉnh

Diện tích: 30,6 nghìn km2

Dân số: 15,2 triệu người

- Thế mạnh và hạn chế:

+ Vị trí: Bản lề giữa TN và duyên hải Nam trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long

+ Tài nguyên dầu mỏ, khí đốt phong phú

+ Dân cư đông, lao động dồi dào, trình độ cao

+ Cơ sở vật chất tốt và đồng bộ

+ TP Hồ Chí Minh: trung tâm hành chính,… của vùng.

+ Thế mạnh kinh tế tổng hợp.

+ Khó khăn: lao động, cơ sở vật chất, hạ tầng, ô nhiễm môi trường.

- Cơ cấu kinh tế - trung tâm:

+ Nông – lâm – ngư nghiệp: 7,8%, Công nghiệp xây dựng: 59%; Dịch vụ: 35,2%

+ Tp Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu

- Phương hướng:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển ngành công nghệ cao.

+ Hoàn thiện cơ sở vật chất, giao thông vận tải theo hướng hiện đại.

+ Hình thành trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp công nghệ cao

+ Giải quyết vấn đề đô thị hóa và việc làm cho LĐ

+ Chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường

4. Tổng kết - đánh giá – 3 phút

- Gọi HS tổng kết nội dung bài học.

5. Hướng dẫn học ở nhà – 1 phút

- Học và trả lời câu hỏi SGK.

Giáo án Địa lý 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm- Mẫu giáo án số 2

BÀI 43: CÁC VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Hiểu được vai trò và đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) ở nước ta.

+ Biết được quá trình hình thành và thực trạng phát triển của ba vùng KTTĐ.

+ Trình bày được vị trí , vai trò, nguồn lực và hướng phát triển chính của từng vùng KTTĐ.

2. Kĩ năng

+ Xác định trên bản đồ ba vùng KTTĐ và các tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh) thuộc mỗi vùng.

+ Phân tích số liệu, xây dựng biểu đồ thích hợp và nêu nhận xét về ba vùng KTTĐ.

3. Về thái độ, hành vi

+ Nhận thức đúng đắn về hình thành vùng KT trọng điểm; quy luật phát triển của nó.

II. CHUẨN BỊ

+ Các bản đồ giáo khoa treo tường (Địa lí tự nhiên; Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ; Công nghiệp chung Việt Nam…)

+ Atlát Địa lí Việt Nam.

+ Bảng biểu thống kê, biểu đồ có liên quan.

+ Tranh ảnh, băng hình về ba vùng KTTĐ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò, đặc điểm của vùng KT trọng điểm.

+ GV nêu khái niệm: VKTTĐ là vùng hội tự đầy đủ nhất các ĐK phát triển và có ý nghĩa quyết định đối với nền KT của cả nước.

+ GV hỏi HS: Đặc điểm vùng KT trọng điểm ?

+ GV yêu cầu HS chỉ trên bản đồ 3 vùng KT trọng điểm ở nước ta ?

I. Vai trò, đặc điểm

+ Vùng KT trọng điểm có vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với nền KT nước ta, vì nó phát huy tiềm năng của mỗi vùng và hội tụ đủ các điều kiện để làm động lực thúc đẩy các vùng khác phát triển, đồng thời thu hút nguồn lực từ bên trong và bên ngoài cho sự nghiệp CN hoá, hiện đại hoá đất nước.

+ Bao gồm nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi.

+ Hội tụ khá đầy đủ các thế mạnh, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư.

+ Tốc độ phát triển nhanh, đóng góp cao trong GDP.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về quá trình hình thành và thực trạng phát triển của các vùng KT trọng điểm.

GV chuẩn kiến thức.

+ GV chia nhóm: cả lớp chia 3 nhóm lớn, trong đó mỗi bàn là một nhóm nhỏ.

+ GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm

- Nhóm 1: VKTTĐPB

- Nhóm 2: VKTTĐMT

- Nhóm 3: VKTTĐPN

+ Nội dung tìm hiểu

- Tìm hiểu về quá trình hình thành.

- Tìm hiểu về thực trạng phát triển KT của VKTTĐ.

+ Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác noận xét,

II. Quá trình hình thành và thực trạng phát triển.

1. Quá trình hình thành

+ Vùng KT trọng điểm hình thành từ những năm đầu thập kỷ 90 của TK XX và tăng thêm vào sau năm 2000.

- Vùng KT trọng điểm phía B: HN, HY, HD, HP, QN (sau 2000 thêm HTây, VPhúc, Bninh).

- Vùng KT trọng điểm Miền Trung: Tthiên-Huế, ĐNẵng, Qnam, QNgãi (sau 2000 thêm Bình Định)

- Vùng KT trọng điểm phía N: TPHCM, ĐNai, BRịa- VTầu, BDương (sau 2000 thêm BPhước, Tninh, LongAn, Tiền Giang)

2. Thực trạng phát triển

+ Tốc độ tăng trưởng GDP cao so với trung bình cả nước (VD)

+ Tỷ trọng của 3 vùng trong GDP cả nước cao (66,9%- 2005)

+ Cơ cấu GDP phân theo ngành chủ yếu là CN và DV (VD).

+ Kim ngạch XNK chiếm tỷ lệ cao trong cả nước (VD)

Hoạt động 3: Tìm hiểu về 3 vùng KTTĐ.

- Vị trí, vai trò

- Nguồn lực phát triển (thế mạnh).

- Hướng phát triển.

+ Bước 1: GV chia nhóm (như nhóm trên)

GV chuẩn kiến thức.

+ Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm.

- Nhóm 1: VKTTĐPB

- Nhóm 2: VKTTĐMT

- Nhóm 3: VKTTĐPN

+ Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét,

III. Ba vùng KT trọng điểm

1. Vùng KT trọng điểm phía B

* Vị trí, vai trò:

+ Vị trí quan trọng ở phía B nước ta, có thủ đô Hà Nội là trung tâm VH, KT....của nước ta.

+ DT- 15,3 nghìn Km2 chiếm 4,7% cả nước; Số dân- 13,7 triệu người chiếm 16,3% cả nước- 2006.

+ Gồm 8 tỉnh, thành phố.

* Nguồn lực:

+ Vị trí thuận lợi cho thu hút đầu tư và phát triển KT.

+ Nguồn nguyên liệu phong phú (K/S, nông sản..)

+ Nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ, có nhiều kinh nghiệm trong quản lí và sản xuất; Cơ sở hạ tầng khá tốt, hệ thống GTVT thuận lợi, gần cảng biển…

+ Thị trường tiêu thụ rộng (tại chỗ và bên ngoài)

+ Chính sách thu hút đầu tư nagỳ càng được quan tâm.

* Phương hướng

+ Đẩy mạnh các ngành CN trọng điểm, phát triển các nàgnh có hàm lượng kĩ thuật cao.

+ Tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, chú ý đến môi trường.

+ Chú trọng phát triển thương mại và các dịch vụ khác, đặc biệt là du lịch.

+ Trong nông nghiệp cần đẩy mạnh sản xuất hàng hoá.

2. Vùng KT trọng điểm miền Trung

* Vị trí, vai trò:

+ Vị trí chuyển tiếp giữa miền B và N.

+ DT 28 nghìn Km2- 8,5% cả nước; DS 6,3 triệu người- 7,4% cả nước- 2006;

+ Gồm 5 tỉnh, thành phố.

* Nguồn lực

+ Vùng biển rộng phía đông, các tỉnh đều giáp biển, nên thuận lợi cho GTVT, XNK, mở rộng hợp tác đầu tư, phát triển KT biển.….

+ Tài nguyên dồi dào (K/S, thuỷ hải sản, lâm sản, du lịch...)

+ Vị trí thuận lợi GT đường bộ, đường sắt, đường biển; CSHT ngày càng đầu tư nhiều.

+ Nhiều dự án lớn của quốc gia tập trung ở đây.

* Phương hướng

+ Đầu tư hơn nữa về CSVC-KT và CSHT, đặc biệt chú trọng phát triển thương mại, du lịch và các dự án quốc gia.

+ Phát huy thế mạnh của vùng biển, theo hướng môi trường và phát triển bền vững.

3. Vùng KT trọng điểm phía Nam

* Vị trí, vai trò:

+ Vị trí quan trọng ở phía Nam nước ta.

+ DT 30,6 nghìn Km2- 9,2% cả nước; DS 15,2 triệu người- 18,1% cả nước- 2006.

+ Gồm 8 tỉnh, thành phố.

* Nguồn lực

+ Khu vực bản nề giữa Tây Nguyên, DHNTB, ĐBSCL, nên tập trung đầy đủ các thế mạnh.

+ Tài nguyên quan trọng là dầu khí.

+ Dân cư đông, có trình độ KT khá tốt.

+ CSVC-KT và CSHT khá tốt và đồng bộ.

* Phương hướng

+ CN là động lực cơ bản của vùng (CN trọng điểm, CN công nghệ cao, khu CN, khu chế xuất...)

+ Đẩy mạnh thương mại, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch....

+ Chú trọng công nghệ tin học và công nghệ phần mềm.

V. Đánh giá bài học (4’)

Câu 1: (Chọn đáp án đúng nhất) Tỉnh tham gia vào vùng KT trọng điểm phía Bắc từ sau 2000 là:

a. Vĩnh Phúc*

c. Quảng Ninh

b. Thái Bình

d. Hải Dương

Câu 2: Câu sau đúng hay sai

1. Vùng KT trọng điểm là vùng hội tụ đầy đủ các điều kiện phát triển (s)

2. Vùng có ý nghĩa quyết định đối với nền KT cả nước (s)

. Câu 3: Hãy so sánh thế mạnh của vùng KT trọng điểm phía B và phía N ?

VI. Hướng dẫn về nhà (1’)

Học bài theo câu hỏi SGK trang 200.