Giáo án Địa lý 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp theo) mới nhất – Mẫu giáo án số 1
Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA ( Tiếp theo)
I-Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu tác động của khí hậu đến các thành phần tự nhiên khác và cảnh quan thiên nhiên.
-Biết biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa trong các thành phần tự nhiên
- Hiểu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến SX và đời sống
2. Kỹ năng:
-Phân tích mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất của thiên nhiên .
- Khai thác kiến thức địa lý từ bản dồ
II-Phương tiện dạy học:
-Một số tranh ảnh về địa hình ( xói mòn ), hệ sinh thái rừng ( rừng Cúc Phương , đất feralit.
III-Tiến trình dạy học :
1.Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
Trình bày tính chất gió mùa ở nước ta? Tác động của nó đối với SX và đời sống ?
3/Giới thiệu bài mới :
Tgin |
Hoạt động của Thầy và Trò |
Nội dung chính |
15’ 20’ |
HĐ1 : Cá nhân GV cho HS nghiên cứu sách gíao khoa , kết hợp với kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi : -Địa hình bề mặt do nhân tố nào tác động ? - Quá trình , bào mòn, rửa trôi thường xảy ra ở địa hình nào ? - Vì sao quá trình xâm thực diễn ra mạnh mẽ ở nước ta ? - Kết quả của quá trình bào mòn, rửa trôi ? - Quá trình bồi tụ diễn ra ở địa hình nào ? Sau khi HS trả lời ,GV cho HS xem một số tranh ảnh về các dạng địa hình ở nước ta do tính chất nhiệt ẩm gío mùa tạo nên . HĐ2 : Cá nhân . Bước 1: + Tại sao việc điều tiết nước và quản lý tài nguyên nước của nước ta gặp khó khăn ? + Vì sao lượng phù sa của hệ thống sông Hồng lớn hơn sông Cửu Long. Bước 2: GV giải thích quá trình feralit đặc điểm của đất feralit : lớp vỏ phong hoá dày, thông khí, thoát nước , nghèo các chất bazơ, nhiều oxit sắt, nhôm, đất chua , dễ bị thoái hoá. Bước 3: Quá trình đá ong hoá :là giai đoạn cuối của feralit nếu lớp phủ thực vật bị phá huỷ và khô hạn kéo dài thì sự tích tụ oxit sắt, oxit nhôm trong tầng tích tụ từ trên xuống trong mùa mưa và từ dưới lên trong mùa khô càng nhiều. Khi lớp mặt bị rửa trôi thì tầng tích tụ lộ lên mặt đất . đất khô cứng không SX được . Bước 4 : GV cho HS xem các tranh về hệ thực động vật nhiệt ẩm gió mùa Bước 5 : GV sử dung PP đàm thoại gợi mở trên cơ sở kiến thức của thiên nhiên nhiệt ẩm gió mùa để rút ra được ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến SX và đời sống |
2/ Các thànhphầntự nhiên khác : a/ Địa hình : -Miền đồi núi xâm thực mạnh - Đồng bằng bồi tụ Quá trình xâm thực và bồi tụ đã làm biến đổi địa hình VN b/ Sông ngòi : -Dày đặc 2360 con sông (>10km) -lưu lượng lớn , giàu phù sa tổng lưu lượng : 839tỷm3/năm lượng cát bùn sông Hồng 120tr tấn/ năm ; sông Cửu long : 70tr tấn/ năm - Chế độ nước theo mùa c/ Đất : Quá trình feralit diễn ra mạnh mẽ d/ Sinh vật : Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh . Động vật nhiệt đới tiêu biểu 3/ Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống : a/ Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp : - Nền nhiệt cao , ánh sáng nhiều , mưa lớn → xen canh, tăng vụ , đa dạng hóa cây trồng , vật nuôi - Hoạt động của gió mùa , nhiệt ẩm thất thường→ thừa ,thiếu nước trong nông nghiệp , ngập úng, hạn hán . Tính bất ổn định của thời tiết → sản xuất bấp bênh. b/ Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống : -Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa → phát triển các ngành vào mùa khô thuận lợi Khó khăn : -Hoạt động theo mùa - Độ ẩm lớn gây khó khăn trong việc bảo quản máy móc, nông sản -Thiên tai gây tổn thất lớn cho mọi ngành Thời tiết thất thường ảnh hưởng đến SX và đời sống -Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái. |
IV/ Củng cố :
Cho HS điền nội dung vào bảng sau :
Các thành phần tự nhiên |
Biểu hiện |
Nguyên nhân |
Địa hình |
Quá trình xâm thực, xói mòn ở miền núi, bồi tụ ở đồng bằng |
Địa hình dốc , lớp thực vật mỏng , phong hoá mạnh , mưa nhiều , theo mùa |
Sông ngòi |
Dày đặc, lưu lượng lớn, theo mùa, giàu phù sa |
Độ chia cắt địa hình lớn , mưa nhiều , mưa theo mùa , phong hoá mạnh |
Đất |
Quá trình feralit mạnh mẽ |
Địa hình đồi núi, nhiệt cao, mưa nhiều |
Sinh vật |
Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm lá rộngthường xanh,hệ động thực vật nhiệt đới |
kết quả tác động của các yếu tố khí hậu, địa hình , đất |
V/ Bài tập về nhà :
Giải thích sự khác nhau về khí hậu giữa sườn Đông và Tây Trường Sơn
VI/Rút kinh nghiệm
Giáo án Địa lý 12 Bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (Tiếp theo) – Mẫu giáo án số 2
Bài 10: THIÊN NHIÊN NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA (tiếp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Biết được biểu hiện của nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: Địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng.
- Giải thích được đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên.
- Hiểu được thuận lợi và trở ngai của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới hoạt động sản xuất, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp.
2. Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ Tự nhiên, Átlat Địa lí Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất đai, thực động vật và nhận xét mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng.
- Vẽ và phân tích thuỷ chế sông ngòi.
- Có kỹ năng liên hệ thực tế để thấy thuận lợi và khó khăn của khí hậu đối với sản xuất.
3. Thái độ
- Chia sẻ với đồng bào khi gặp thiên tai.
4. Định hướng năng lực cho học sinh
- Năng lực chung: Năng lực tự học;Năng lực giải quyết vấn đề;Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bản đồ TNVN, (- Bản đồ hành chính Việt Nam)
2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập, đọc và chuẩn bị trước ở nhà
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ(5p)
Nêu đặc điểm của gió mùa mùa đông, hoặc gió mùa mùa hạ. Liên hệ địa phương
3. Tiến trình:
Hoạt động 1: Tình huống xuất phát
Khí hậu là một nhân tố quan trọng chi phối các thành phần tự nhiên khác? em hãy lấy ví dụ chứng minh?
GọiHS trả lời, --> GV vào bài
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới – 25 phút
Hình thức: Nhóm (bàn), cặp đôi, cả lớp
Phương pháp: thảo luận, đàm thoại, kĩ thuật XYZ
HĐ CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG CHÍNH |
|||||||||||||
* Nhóm Bước 1 Chia nhóm - giao nhiệm vụ - Nhóm 1: Tìm hiểu địa hình - Nhóm 2: Tìm hiểu sông ngòi - Nhóm 3: Tìm hiểu đất - Nhóm 3: Tìm hiểu sinh vật * Nội dung tìm hiểu - Biểu hiện - Nguyên nhân của từng yếu tố - Liên hệ địa phương Bước 2: HS tìm hiểu theo sự phân công, nhóm thống nhất ý kiến Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức |
II. Các thành phần tự nhiên khác 1.Địa hình a, Biểu hiện - Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi + Bề mặt địa hình bị cắt xẻ, nhiều nơi đất trơ sỏi đá. + Địa hình ở vùng núi đá vôi có nhiều hang động, thung khô. + Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu. + Hiện tượng đất trượt, đá lở xảy ra khi mưa lớn. - Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông. ĐBSH và ĐBSCL hằng năm lấn ra biển vài chục đến trăm mét. b, Nguyên nhân - Nhiệt độ cao, mưa nhiều, mưa theo mùa => quá trình phong hoá, bóc mòn vận chuyển mạnh. - Địa hình dốc, bề mặt nham thạch dễ phong hoá.
|
|||||||||||||
* Cả lớp GV yêu cầu HS đọc SGK. trả lời câu hỏi: - Nêu ảnh hưởng của TN NĐÂGM đến hoạt động sản xuất và đời sống? HS: Tìm hiểu, trả lời GV: Chuẩn kiến thức. Liên hệ địa phương |
III. Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống. 1, Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp: - Nền nhiệt ẩm cao thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, phát triển mô hình Nông - Lâm kết hợp, nâng cao năng suất cây trồng. - Khó khăn: Lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, khí hậu thời tiết không ổn định, mùa khô thiếu nước, mùa mưa thừa nước… 2, Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống - Thuận lợi để phát triển các nghành lâm nghiệp, thuỷ sản, GTVT, du lịch…đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng… vào mùa khô. - Khó khăn: + Các hoạt động GTVT, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông. + Độ ẩm cao gây khó khăn cho quản lý máy móc, thiết bị, nông sản. + Các thiên tai như: mưa bão, lũ lụt hạn hán và diễn biến bất thường như dông, lốc, mưa đá, sương muối, rét hại, khô nóng… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất. + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái. |
|||||||||||||
Hoạt động 3: Luyện tập
Hoạt động của GV, HS |
Nội dung |
GV đưa câu hỏi, gọi HS trả lời, giải thích vì sao Câu 1. Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. A. Lượng nước phân bố không đều giữa các hệ sông. B. Phần lớn sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam. C. Phần lớn sông đều ngắn dốc, dễ bị lũ lụt. D. Sông có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao. Câu 2. Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là : A. Rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh. B. Rừng gió mùa thường xanh. C. Rừng gió mùa nửa rụng lá. D. Rừng ngập mặn thường xanh ven biển. Câu 3. Đất phe-ra-lit ở nước ta thường bị chua vì : A. Có sự tích tụ nhiều Fe2O3. B. Có sự tích tụ nhiều Al2O3. C. Mưa nhiều trôi hết các chất badơ dễ tan. D. Quá trình phong hoá diễn ra với cường độ mạnh. Câu 4. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành gió mùa là: A.Sự chênh lệchkhí áp giữa lục địa và đại dương B. Sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm C. Sự hạ khí áp đột ngột D. Sự chênh lệch nhiệt và khí áp giữa lục địavà đại dương |
Câu 1 C Vi nước ta có mưa nhiều, địa hình dốc--> xam thực--> phù sa Câu 2 A Vì Khí hậu nước ta là KH nhiệt đới ẩm gió mùa Câu 3 C – Vì mưa nhiều rủa trôi các chất bazo tích tụ axit Câu 4 A |
Hoạt động 4: Vận dụng
-Em hãy xác định các loại đất ở địa phương em? giải thích tại sao?
-Cảnh quan thiên nhiên ở địa phương em thay đổi như thế nào trong 1 năm? Vì sao có sự thay đổi đó
Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo
Hãy sưu tầm những câu cac dao, câu thơ, bài hát nói lên sự đa dạng của thiên nhiên nước ta.
4. Tổng kết - đánh giá – 5 p
Hướng dẫn HS vẽ sơ đồ hệ thống hóa nội dung bài học
(Nêu khái quát nguyên nhân tạo thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa?)
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học, trả lời câu hỏi SGK
- Đọc tìm hiểu trước bài mới: Thiên nhiên phân hóa đa dạng theo chiềuBắc - Nam