Giáo án Địa lý 12 bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp mới nhất– Mẫu giáo án số 1

Bài 22. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

I/Mục tiêu :

1.Kiến thức :

-Hiểu và trình bày được cơ cấu ngành NN: trồng trọt và chăn nuôi; tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của nước ta.

2. Kỹ năng:

- Đọc và phân tích biểu đồ, bảng số liệu.

Xác định trên bản đồ các vùng trọng điểm về trồng cây lương thực, thực phẩm, về cây công nghiệp . Đọc và giải thích được đặc điểm phân bố ngành chăn nuôi .

II/Phương tiện dạy học :

-Bản đồ nông nghiệp VN

-Biểu đồ , bảng số liệu

-Lược đồ trống VN

III/Tiến trình dạy học :

1/ Ổn định :

2/ Kiểm tra bài cũ :

3/Giới thiệu bài mới :

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

HĐ1:

Bước 1: Cá nhân:

GV yêu cầu HS dựa vào bài 20: Hãy cho biết đặc điểm chủ yếu của cơ cấu ngànhNN ở nước ta hiện nay?

GV yêu cầu HS dựa vào hình 22, hãy nhận xét về cơ cấu SX ngành trồng trọt và xu hướng chuyển dịch của ngành này?

-HS dựa vào hình 22 để trả lời:

+ Các nhóm cây trồng chủ yếu. Xếp thứ tự theo tỉ trọng từ cao xuống thấp.

+ Sự thay đổitỉ trọng của các nhóm cây trong giá trị SX ngành trồng trọt.

Bước 2: Thảo luận nhóm

-Chia lớp thành 4 nhóm

+ Nhóm 1,3: nghiên cứu vềSX lương thực.

+ Nhóm 2,4: nghiên cứu về cây CN và cây ăn quả

Nội dung nghiên cứu:

- Ý nghĩa.

- Điều kiện SX.

- Tình hình SX và phân bố.

Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.

GV sử dụng bản đồ địa lí TNVN (Atlát địa lí VN) yêu cầu HS xác định 2 đồng bằng lớn của nước ta và các đồng bằng nhỏ hẹp ở duyên hải miền Trung.

Yêu cầu HS kể tên một số cánh đồng lúa nổi tiếng ở Trung du Băc Bộ và Tây Nguyên

GV bổ sung:

- Ở Trung du Bắc Bộ: Điện Biên, Than Uyên, Nghĩa Lộ.

- Ở Tây Nguyên: An Khê, Krông .

?Vì sao hiện nay sản xuất cây thực phẩm được phát triển mạnh?

- GV yêu cầu HS xem lại hình 22 để thấy được vị trí của cây rau đậutrong cơ cấu ngành trông trọt.

-GV cần cho HS thấy được ý nghĩa sâu sắc của viêc hình thành các vùng chuyên canh cây CN, đặc biệt là việc đẩy mạnh phát triển các cây CN nhiệt đới.

?Tại sao các cây CN lâu năm ở nước ta lại đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây CN?

- GV sử dụng bản đồ KT chung yêu cầu HS xác định vùng phân bố của các cây CN.

-Yêu cầuHS điền vào lược đồ trống (đã chuẩn bị) các vùng phân bố chủ yếu của các cây CN.

GV chuẩn kiến thức.

HĐ 2: Cá nhân

GV yêu cầu HS dựa vào SGK để trả lời các câu hỏi:

?Ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay được phát triển theo xu hướng nào ?

Việc phát triển chăn nuôi ở nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì?

?Hãy phân tích các nguồn thức ăn cho chăn nuôi ở nước ta.

-GV cần cho HS hiểu được ngành chăn nuôiở nước ta tuy còn chiếm tỉ trọng thấp trongcơ cấu NN nhưng không ngừng tăng lên.

-GV sử dụngbảng số liệu về sản lượng thịt các loại YCHS rút ra nhận xét.

?Vì sao chăn nuôi lợn và gia cầm lại tập trung nhiều ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long?

?Vì sao trâu lại được nuôi nhiều ở trung du miền núi BB?

Vì sao chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội?

*Ngành chăn nuôi dê nói thêm ( giảm tải )

1.Ngành trồng trọt:

chiếm 75% giá trị ngành nông nghiệp

a)Sản xuất lương thực:

-Ý nghĩa:

+ Đảm bảo an ninh lương thực.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

+ Xuất khẩu.

+ Đa dạng hoá SX nông nghiệp.

-Điều kiện sản xuất

+ Thuận lợi: Đất, nước, khí hậu.

+ Khó khăn: Thiên tai, sâu bệnh.

-Tình hình sản xuất:

+ Diện tích gieo trồng lúa tăng mạnh (d/chứng).

+ Năng suất lúa tăng mạnh (d/chứng).

+Sản lượng lúa tăng mạnh (d/chứng).

+ Xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới (d/chứng).

+ Bình quân lương thực có hạt đầu người hơn 470 kg/năm.

+ Đồng bằng sông Cửu long là vùng lớn nhất, ĐBSH là vùng lớn thứ hai về SX lương thực.

b)Sản xuất cây thực phẩm:( Giảm tải )

c) Sản xuất cây công nghiệp :

- Điều kiện thuận lợi :

+ Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiều loại đất thích hợp nhiều loại cây CN

+ Nguồn lao động dồi dào,đã có mạng lưới các cơ sở chế biến

-Khó khăn : Thị trường thế giới có nhiều biến động, Sản phẩm chưa đáp ứng đượcyêu cầu của thị trường khó tính.

- Cây CN lâu năm ( Dẫn chứng ), Cây CN hàng năm ( dẫn chứng)

-Cây ăn quả: chuối, cam, xoài, nhãn, vải thiều, chôm chôm... trồng nhiều nhất ở ĐBSCL và ĐNB,TDMN BB.

2. Ngành chăn nuôi:

- Xu hướng phát triển:

+ Ngành chăn nuôi đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hoá.

+Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

+Các sản phẩm không qua giết mổ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tỉ trọng SX ngành chăn nuôi.

- Điều kiện phát triển:

+ Thuận lợi: Cơ sở thức ăn được đảm bảo, dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ....

+Khó khăn: dịch bệnh, giống vật nuôi chưa đảm bảo về chất lượng...

- Tình hình phát triển và phân bố:

Tỉ trọng của ngành chăn nuôi trong giá trị SXNN của nước ta từng bước tăng vững chắc.

a) Chăn nuôi lợn và gia cầm:

- Đànlợn: 27 triệucon (2005);

- Gia cầm:220 triệu con (2005)

Phân bố: chủ yếu ở ĐBSH và ĐBSCL.

c.Chăn nuôi gia súc ăn cỏ:

-Trâu: 2,9 triệu con, nuôi nhiều nhất ở trung du miền núi BB (hơn ½ đàn trâu cả nước).

-Bò: 5,5 trệu con, nuôi nhiều ở BTB, DHNTB và Tây Nguyên.

-Bò sữa: 50.000 con, chủ yếu ở ven TPHCM và HN.

IV/ Đánh giá :

IV/ Đánh giá :

Câu 1: Trong thời gian qua, diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn cây công nghiệp hàng năm, nguyên nhân chính là:

a. Yếu tố thị trường;                        b. Hiệu quả kinh tế;

c. Điều kiện về đất đai                    d. Công nghiệp chế biến.

Câu 2: Xu hướng nổi bật trong chăn nuôi nước ta hiện nay là:

a. Giảm tỉ trọng gia súc lớn tăng tỉ trọng gia súc nhỏ;

b. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp;

c. Đẩy mạnh việc chăn nuôi phân tán theo hình thức gia đình;

d. Tất cả các xu hướng trên.

Câu 3: Yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự phân bố chăn nuôi của nước ta là:

a.Thị trường;                  c. Điều kiện khí hậu;

b.Nguồn thức ăn;          d. Cơ sở chế biến.

Câu 4: Ở nước ta trong thời gian qua số lượng đàn trâu có xu hướng giảm vì:

a.Điều kiện khí hậu không thích hợp để nuôi trâu;

b.Nhu cầu sức kéo giảm, dân ta ít có tập quán ăn thịt trâu;

c.Nuôi trâu hiệu quả kinh tế không cao bằng nuôi bò;

d.Trâu bị chết nhiều do rét đậm và dịch lở mồm long móng.

Câu 5: Nhân tố có ý nghĩa quyết đinh đến quy mô, cơ cấu và phân bố cây trồng của nước ta là:

a. Đất đai;         b. Khí hậu;       c. Lực lượng lao động;        d. Nguồn nước.

V/ Bài tập về nhà :

Vẽ biểu đồ thể hiện nội dung bảng số liệu ( bài tập 4 –SGK). Nhận xét

VI/ Rút kinh nghiệm

Giáo án Địa lý 12 Bài 22: Vấn đề phát triển nông nghiệp– Mẫu giáo án số 2

Bài 22. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP (tiếp)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Hiểu được đặc điểm cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta và sự thay đổi cơ cấu trong từng phân ngành (chăn nuôi).

 Đọc bản đồ và giải thích được đặc điểm phân bố ngành chăn nuôi.

2. Kĩ năng

+ Đọc và phân tích biểu đồ.

+ Đọc bản đồ và giải thích được đặc điểm phân bố ngành chăn nuôi.

3. Về thái độ, hành vi

+ HS biết quý trọng lao động nông nghiệp, phát huy truyền thống lao động cần cù của cha ông ta.

II. CHUẨN BỊ

+ Bản đồ Kinh tế chung Việt Nam.

+ Biểu đồ bảng số liệu về trồng trọt và chăn nuôi.

+ Lược đồ trống Việt Nam (HS tự chuẩn bị trước).

+ Một số hình ảnh hoặc băng hình về các thành tựu trong nông nghiệp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

 

Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ

 

Hoạt động 1: HS nghiên cứu ngành chăn nuôi.

+ Bước 1: GV hướng dẫn HS phân tích BSL để thấy tỷ trọng của ngành chăn nuôi trong ngành nông nghiệp.

GV chuẩn kiến thức.

+ Bước 2: HS phân tích điều kiện phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta ?

+ Bước 3: Hoạt động nhóm nghiên cứu về địa lí các ngành chăn nuôi (Đặc điểm, phân bố...)

- Nhóm 1: Chăn nuôi lợn và gia cầm.

- Nhóm 2: Chăn nuôi gia súc ăn cỏ.

- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét;

 

II. Ngành chăn nuôi

+ Tỷ trọng còn thấp trong NN; Tuy nhiên đang ngày càng tăng.

1. Điều kiện phát triển

+ Nguồn thức ăn phong phú: Từhoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm ngành thuỷ sản, thức ăn chế biến CN,

+ Dịch vụ về giống, thú y...

2. Chăn nuôi lợn và gia cầm

+ Lợn: 2,7 triệu con -2005, cung cấp 3/4 sản lượng thịt các loại.

+ Gia cầm: 250 triệu con-2003, đặc biệt nuôi gà CN ven các TP lớn (HN, TPHCM)

+ Phân bố: Lợn và gia cầm tập trung nhiều ở ĐBSH và TPHCM.

3. Chăn nuôi gia súc ăn cỏ.

+ Trâu: 2,9 triệu con (2005), phân bố nhiều ở TDMNBB, BTB

+ Bò: 5,5 triệu con (2005), có xu hướng tăng nhanh hơn trâu, bò phân bố nhiều ở BTB, DHNTB, Tây Nguyên; Chăn nuôi bò sữa đang phát triển ở ven HN và TPHCM.

+ Dê, cừu: Từ 540.000 con (2000) lên 1314.000 con (2005).

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về xu hướng biến động của cây CN hàng năm và lâu năm.

+ Diện tích

+ Phân bố

 

II. Bài 2: Diện tích gieo trồng cây CN hàng năm và cây CN lâu năm.

1. Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây CN hàng năm và cây CN lâu năm.

+ Diện tích cây CN hàng năm và lâu năm đều tăng, tuy nhiên cây lâu năm tăng mạnh hơn.

+ Cơ cấu diện tích cây CN, thì tỷ trọng cây CN lâu năm có xu hướng tăng, còn tỷ trọng cây CN hàng năm có xu hướng giảm.

2. Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây CN hàng năm và lâu năm có liên quan như thế nào đến sự thay đổi trong phân bố sản xuất cây CN.

+ Sự hình thành các vùng chuyên canh cây CN ngày càng rõ nét, đặc biệt là cây CN dài ngày (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ...)

+ Các cây CN chủ yếu: Cà phê, chè, điều, hồ tiêu...

 

V. Đánh giá bài học (4’)

Câu 1: GV chấm 2 bài thực hành của HS.

Câu 2: (Chọn đáp án đúng nhất) Trong cơ cấu diện tích cây CN của nước ta hiện nay.

a. Cây CN ngắn ngày tăng chậm, nhưng có diện tích lớn hơn

 

b. Cây CN ngắn ngày tăng chậm hơn và chỉ chiếm độ 50% diện tích

 

c. Cây CN lâu năm tăng chậm, nhưng chiếm tỷ trọng cao hơn

 

d. Cây CN lâu năm tăng nhanh và chiếm trên 65% diện tích*

 

VI. Hướng dẫn về nhà (1’)

+ Tiếp tục hoàn thiện bài thực hành

VII. Phụ lục

Bảng phụ lục 1

 

Tổng số

Lương thực

Rau đậu

Cây CN

Cây ăn quả

Cây khác

1990

100

100

100

100

100

100

1995

133,4

126,5

143,3

181,5

110,9

122

2000

183,2

165,7

182,1

325,5

121,4

132,1

2005

217,5

191,8

256,8

382,3

158

142,3