Giáo án Địa lý 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng – Mẫu giáo án số 1

Bài 11: THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG

I/Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Phân tích và giải thích được sự phân hoá thiên nhiên theo vĩ độ (nguyên nhân và hệ quả ), phân hoá theo kinh độ (đông- tây) và phân hoá theo độ cao

2. Kỹ năng:

+ Đọc , hiểu các bản đồ địa hình, khí hậu, đất, sinh vật trong Átlát

+ Đọc được biểu đồ nhiệt ẩm SGK

+ Giải thích được sự phân hoá tự nhiên theo từng mùa, lãnh thổ

II/Phương tiện dạy học :

Bản đồđịa lý tự nhiên VN

Một số tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên theo vùng , độ cao khác nhau

III/Tiến trình dạy học :

1.Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ :

Chứng tỏ địa hình và sông ngòi nước ta mang đậm nét nhiệt đới gió mùa?

Đặc điểm cơ bản của đất feralit ở VN ?

3.Giới thiệu bài mới :         

Tgian

Hoạt động của Thầy và Trò

Nội dung chính


20’

15’

15’

HĐ1 : Nhóm/cặp

GV treo bản đồ địa lý tự nhiên VN, chỉ cho HS ranh giới dãy Bạch Mã , kết hợp ôn một số kiến thức địa lý tự nhiên đại cương lớp 10 về sự phân hoá khí hậu theo vĩ độ

HS trả lời các câu hỏi :

- Nguyên nhân làm chothiên nhiên nước ta phân hoá theo B-N ?

- Biểu hiện về thiên nhiên của từng vùng ?

( Cho HS làm việc với biểu đồ (hình 13) để nhận xét về chế độ nhiệt , mưa ở 2 địa điểm và nêu lên đặc điểm khí hậu phía Bắc)

Chuyển ý :

“Hải Vân đèo lớn khó qua

Mưa xuân ai bỗng đổ ra nắng hè”

HĐ2 : cá nhân

-Biểu hiện thiên nhiên của vùng biển- thềm lục địa ?

Dựa vào hình 8.1 nhận xét về mối quan hệ giữa địa hình lục địa với địa hình ven biển

-Cho biết các dạng địa hình chính ở đồng bằng duyên hải ?

-Kể tên và xác định trên bản đồ một số đồng bằng duyên hải MTrung ? một vài đầm phá ?

- Giải thích hiện tượng Trường Sơn Đông nắng Tây mưa ?

- Cho HS xem một số tranh ảnh về cồn cát , đầm phá ven biển.

1. Thiên nhiên phân hoá theo Bắc – Nam:

Nguyên nhân :

-Sự thay đổi góc nhập xạ ( từ B vào N)

- Ảnh huởng của gió mùa Đông Bắc

a/ Phía Bắc : ( Bắc dãy Bạch Mã )

-Có mùa đông lạnh

-Nhiệt độ TB năm 20-250C , có 2-3 tháng nhiệt độ dưới 180C ( rõ nét ở ĐBBB và TDMNBắc bộ )

Cảnh quan :

Rưừg nhiệt đới gió mùa

Mùa Đông : thời tiết lạnh , ít mưa, cây rụng lá

Mùa Hạ : Thời tiết nắng nóng, mưa nhiều , cây cối xanh tốt.

Rừng có cả cây cận nhiệt đới , mùa đông có thể trồng rau ôn đới, cận nhiệt.

b/ Phía Nam :( Nam dãy Bạch Mã )

-mang sắc thái cận xích đạo gió mùa

-Nhiệt độ > 250C , biên độ nhiệt /năm nhỏ ; có 2 mùa rõ rệt

Cảnh quan : đới rừng cận xích đạo gió mùa, rừng nhiệt đới khô ( Tây Nguyên )

2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây :

a/ Vùng biển và thềm lục địa :

Rộng lớn , nông , sâu, rộng , hẹp khác nhau,. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa , hải lưu thay đổi theo mùa , thường xuyên có bão.

b/ Đồng bằng ven biển :

Mở rộng hay thu hẹp phụ thuộc vào núi ăn lan ra biển. Dạng địa hình chính : bồi tụ , mài mòn, cồn cát , đầm phá ven biển.

Đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ : mở rộng với các bãi triều , thấp, rộng , trù phú

Đồng bằng ven biển miền Trung : Hẹp , vỡ vụn, khắc nghiệt, đất xấu , tiềm năng du lịch ,

kinh tếbiển

c/ Vùng đồi núi :

Vùng núi thấp ĐB : mùa đông lạnh đến sớm

Vùng núi thấp Tây Bắc : mùa đông bớt lạnh , khô, mưa ít

Vùng Tây Bắc : lạnh do địa hình cao

Tây nguyên : mùa đông khô trong khi Đông Trường Sơn mưa đón gió và ngược lại.

IV- Củng cố :

làm bài tập 1 trang 55 SGK

VI/ Phụ lục :

PHIẾU HỌC TẬP

Tên miền

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ

Miền Tây bắc và Bắc Trung Bộ

Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Phạm vi

Tả ngạn sông Hồng

Hữu ngạn sông Hồng đến Bạch mã

Nam Bạch Mã

Đặc điểm chung

Tân kiến tạo nâng yếu

Gió mùa ĐB xâm nhập mạnh

Tân kiến tạo nâng mạnh

Gió mùa ĐB giảm về phía Tây và phía Nam

Các khối núi cổ , các cao nguyên ba dan

Khí hậu cận xích đạo gió mùa

Địa hình

- Hướng vòng cung

- Đồi núi thấp ( TB 600m)

- Nhiều đá vôi

-ĐBBB mở rộng , bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo

- Núi TB và núi cao chiếm ưu thế, chia cắt mạnh

Hướng TB-ĐN , nhiều sơn, cao nguyên , đồng bằng giữa núi

Duyên hải ĐB hẹp, nhiều cồn cát , bãi tắm đẹp

Các cao nguyên tầng bậc , núi sườn đông dốc , sườn tây thoải

ĐB ven biển hẹp vỡ vụn, ĐBNam bộ mở rộng , thấp

Khí hậu

Mùa hạ nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh ít mưa, thời tiết biến động

Gió mùa ĐB suy giảm.

BắcTB có fơn Tây Nam , mưa mùa thu đông , bão chậm dần từ Bắc vào Nam

Khí hậu cận xích đạo ( > 200C). Hai mùa mưa và khô rõ nét. Nam Bộ và Tây Nguyên mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Duyên hải NTBộ mưa từ tháng 9 đến tháng 12 , ảnh hưởng của bão.

Khoáng sản

Giàu khoáng sản : Than, sắt, thiếc, vônfram…

Khoáng sản chủ yếu : Thiếc, Crôm, Titan , Sắt

Dầu khí , Bô xít

Giáo án Địa lý 12 Bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng – Mẫu giáo án số 2

BÀI 11: THIÊN NHIÊN PHÂN HOÁ ĐA DẠNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo Bắc – Nam là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc – Nam, ranh giới là dãy Bạch Mã.

- Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc và lãnh thổ phía Nam.

2. Kỹ năng

- Đọc, phân tích bản đồ, bảng số liệu.

- Khai thác kiến thức từ bản đồ, Atlat.

3. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học;Năng lực giải quyết vấn đề;Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ

II. CHUẨN BỊ

1.Giáo viên: - Bản đồ TNVN, (- Bản đồ hành chính Việt Nam)

- Máy tính, máy chiếu

2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ:

Chứng minh sông ngòi nước ta thể hiện đặc điểm của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

Nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió màu đối với sản xuất và đời sống.

3. Tiến trình

Hoạt động 1: tình huống xuất phát

- Gọi 1HS hoặc GV hát cho HS nghe bài hát Gửi nắng cho em. Yêu cầu học sinh nghe và trả lời câu hỏi: Bài hát nói lên nội dung gì? giải thích nội dung đó.

Gọi HS trả lời. Gv từ câu trả lời của hS để vào bài.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Nội dung 1: Tìm hiểu biểu hiện của Thiên nhiên phân hóa Bắc – Nam

Hình thức: nhóm

Phương pháp: đàm thoại, thảo luận, khai thác hình ảnh

HĐ CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

Bước 1

Chia nhóm - giao nhiệm vụ

- Nhóm 1, 3: Tìm hiểu thiên nhiên lãnh thổ phía Bắc.

- Nhóm 2, 4: Tìm hiểu thiên nhiên lãnh thổ phía Nam.

* Nội dung tìm hiểu

- Giới hạn

- Khí hậu:

+ Kiểu khí hậu

+ Nhiệt độ TB

+ Số tháng lạnh <200C

+ Sự phân hoá mùa

- Cảnh quan:

+ Đới cảnh quan

+ TP sinh vật

Bước 2: HS thảo luận theo sự phân công, nhóm thống nhất ý kiến

Bước3: Đại diện các nhóm trình bày

Bước 4: GV chuẩn xác kiến thức

I. Thiên nhiên phân hóa Bắc – Nam

1. Biểu hiện

Yếu tố

Thiên nhiên lãnh thổ phía Bắc

Thiên nhiên lãnh thổ phía Nam

Giới hạn

Từ dãy Bạch Mã

trở ra

Từ dãy Bạch Mã trở vào

Khí hậu

- Nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

- Nhiệt độ TB từ 20 đến 240C

- Số tháng lạnh: 2->3 tháng

- Phân 2 mùa: Mùa Đông; mùa hạ

- Cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm

- Nhiệt độ TB >250C

- Không có

- Mùa mưa; mùa

Cảnh quan

- Đới cảnh quan rừng nhiệt đới gió mùa

- Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế

- Ngoài ra: Cận nhiệt đới: dẻ, re... ôn đới: thông, pơmu.. và thú lông dày

- Đới rừng cận xích đạo gió mùa

- Các loài động thực vật cận xích đạo và cây nhiệt đới; Xuất hiện câ

chịu

ạn rụng lá theo mùa; ĐV tiêu biểu là thú lớn

Nội dung 2: Tìm hiểu Nguyên nhân của Thiên nhiên phân hóa Bắc – Nam

Hình thức: Cả lớp

Phương pháp: phát vấn

HĐ CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

Cả lớp

Bằng kiến thức đã học, trả lời:

Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam?

1.2 Nguyên nhân:

- Lãnh thổ nước ta kéo dài từ bắc xuống nam khoảng 150 vĩ tuyến. Vị trí của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam.

- Tác động của gió mùa đông bắc và các khối khí khác.

- Ảnh hưởng của bức chắn địa hình.

è Sự thay đổi của khí hậu từ Bắc vào Nam theo vĩ độ (2 yếu tố nhiệt độ và gió) => Sự thay đổi cảnh quan địa lí

Hoạt động 3: luyện tập

Hoạt động của GV, HS

Nội dung

GV đưa câu hỏi, gọi HS trả lời, giải thích vì sao

Câu 1. Ở nước ta, nơi có chế độ khí hậu với mùa hạ nóng ẩm, mùa đông lạnh khô, hai mùa chuyển tiếp xuân, thu là :

A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB.

B. Khu vực phía đông dãy Trường Sơn.

C. Khu vực phía bắc vĩ tuyến 16ºB.

D. Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.

Câu 2. Mưa phùn là loại mưa:

A. Diễn ra vào đầu mùa đông ở miền Bắc.

B. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào đầu mùa đông.

C. Diễn ra vào nửa sau mùa đông ở miền Bắc.

D. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.

1. A. Khu vực phía nam vĩ tuyến 16ºB.

2.D. Diễn ra ở đồng bằng và ven biển miền Bắc vào nửa sau mùa đông.

Hoạt động 4: Vận dụng

- Tại sao miền Bắc nước ta lại có 2-3 tháng nhiệt độ dưới 180C

- Nếu không có ảnh hưởng của gió mùa mùa đông thì cảnh quan thiên nhiên ở miền Bắc nước ta sẽ như thế nào?

- Vào tháng 1, cảnh quan thiên nhiên nước ta thay đổi như thế nào khi đi từ Bắc vào Nam?

Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo

Em đã nghe bài hát Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây chưa? bài hát đó nói lên điều gì? về luyện hát để tiết sau cô trò cùng tìm hiểu nhé.

4. Tổng kết - đánh giá:

- Giáo viên chốt lại KTCB.

- Gọi HS hát một bài thể hiện sự phân hóa thiên nhiên theo chiểu Bắc Nam.

- Giải thích hiện tượng thời tiết trong câu thơ của Tản Đà:

Hải Vân đèo lớn vừa qua

Mưa xuân ai bỗng đổi ra nắng hè

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Hướng dẫn học sinh Bài tập 1 – SGK Địa lí 12 trang 50

Chú ý: yêu cầu của bài chỉ là nhận xét và so sánh, không yêu cầu phải giải thích.

Cụ thể:

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ TB năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh nhưng chế độ nhiệt của TP. Hồ Chí Minh điều hòa hơn, còn ở Hà Nội có sự phân mùa.

+ Nhiệt độ TB tháng lạnh nhất…

+ Nhiệt độ TB tháng nóng nhất …

à biên độ nhiệt độ TB năm ở Hà Nội khá cao, đạt 12,50C còn ở TP. Hồ Chí Minh chỉ chênh nhau rất ít, biên độ nhiệt TB năm là 3,20C.

Kết luận: Trong chế độ nhiệt, Hà Nội có một mùa nóng và một mùa lạnh, biên độ nhiệt TB năm khá cao. Tp. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, chế độ nhiệt điều hòa hơn.

- Chế độ mưa:+ So sánh tổng lượng mưa

+ phân mùa: mùa mưa và mùa khô, thời gian mùa mưa.

- Đọc và tìm hiểu trước mội dung phân hóa đông Tây, theo độ cao.