Giáo án Địa lý 12 bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo) mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (Tiếp theo) – Mẫu giáo án số 1

Bài 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (tiếp theo)

I - Mục tiêu của bài học

1.Về kiến thức:

-Hiểu được đặc điểm của địa hình đồng bằng ở nước ta và sự khác nhau giữa các vùng đồng bằng.

-Đánh giá được các mặt thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất ở mỗi vùng đồng bằng.

-Hiểu được ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên các khu vực đồi núi và đồng bằng đối với phát triển kinh tế-xã hội nước ta.

2.Về kĩ năng

-Khai thác các kiến thức từ bản đồ địa lí tự nhiên VN

-Phân tích mơi quan hệ của các yếu tố tự nhiên.

II - Các phương tiện dạy học

-Bản đồ Địa lí tự nhiên VN

-Atlat Địa lí VN

-Tranh ảnh cảnh quan đồng bằng nếu có

-Phiếu học tập.

III - Tiến trình dạy học

1.Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ

Nêu các đặc điểm chung của địa hình VN ?

3.Giới thiệu bài mới :

Nước ta có những ĐB lớn nào và được hình thành ra sao, giữa những ĐB này có gì khác nhau.bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu

 

*Đồng bằng châu thổ :

HĐ1 : cá nhân

Bước 1 : Cho HS xác định vị trí các đồng bằng trên bản đồ

Bước 2 : Nhóm

Cho các nhóm hoàn thành phiếu học tập ( phụ lục 2) để so sánh2 đồng bằng lớn

*Đồng bằng ven biển :

HĐ2 : nhóm( cặp )

2 HS quan sát bản đồkết hợp với Átlat để xác định ranh giới các đồng bằng duyên hải miền Trung :

Thanh-Nghệ-Tĩnh

Bình-Trị-Thiên

Nam-Ngãi-Bình-Phú

Ở mỗi đồng bằng cần nêu được :

+Nguồn gốc hình thành

+ Đặc điểm địa hình

+ Điểm giống nhau, khác nhau của các đồng bằng.

HĐ3 : Cá nhân

GV dùng phương pháp đàm thoại gợi mở , nêu ra từng câu hỏi nhỏ cho từng tiêu mục để HS trả lời , kết hợp với bản đồ

+ Xác định một số mỏ khoảng sản ở miền đồi núi

+ Xác định một số vùng chuyên canh CCN

+Một số nhà máy thuỷ điện lớn

+Một số điểm nghỉ mát

+ Nêu lên một số khó khăn do địa hình đồi núi đem lại.

Kết hợp với kiến thức thực tiễn bằng

cách xem tranh ảnh: Giao thông miền núi , Thuỷ điện , lũ quét , vùng cà phê , bão lũ ở miền Trung …

b) Khu vực đồng bằng :

- Đồng bằng châu thổ sông: Do phù sa sông bồi tụ trên vịnh biển nông

+Đồng bằng sông Hồng :Do bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng,sông Thái Bình

Rộng khoảng 15000 km2, đã đượckhai thác lâu đời,cao ở rìa phía tây và tây bắc,thấp dần ra biển.có hệ thống đê,và các ô trũng

+Đồng bằng sông Cửu Long :Được bồi tụ phù sa của song Tiền,song Hậu. Diện tích khoảng 40000km2, thấp và bằng phẳng,không có đê,có hệ thống song ngòi, kênh rạch chằng chịt. Mùa lũ ngập nước trên diện rộng , mùa cạn nước biển xâm lấn

- Đồng bằng ven biển :

Tổng diện tích khoảng 15000km2,đất thường nghèo,nhiều cát,ít phù sa.Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ

3.Thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của các khu vực đồi núi và ĐB đối với phát triển kinh tế - xã hội :

a) Khu vực đồi núi :

- Các Thế mạnh :

+ Khoáng sản :Tập trung nhiều loại KS nội sinh : Đồng , chì, thiếc,sắt, crôm, vàng…

Ngoại sinh : Than đá , đá vôi, Bô xit, Apatit…

+ Rừng và đất trồng: giàu có về thành phần loài ; đất trồng nhiều loại , mặt bằng cao nguyên rộng lớn tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh CCN.

+ Thuỷ năng :tiềm năng thủy điện lớn

+ Tiềm năng du lịch :Phát triển các loại hình du lịch

- Các mặt hạn chế :

Chia cắt mạnh,lắm song suối, gây trở ngại cho giao thông , khai thác tài nguyên, gây xói lỡ, lũ quét….

b) Khu vực đồng bằng :

-Các thế mạnh :

+Là cơ sở phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới

+Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên

+Là nơi có điều kiện để tập trung các thành phố, các khu công nghiệp , trung tâm thương mại

-Hạn chế : Ảnh hưởng của thiên tai.

IV - Củng cố :

-So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa ĐBSH và ĐBSCL về đặc điểm: Nguồn gốc hình thành,địa hình, đất.

-Nêu đặc điểm của ĐB ven Biển

-Các thế mạnh và hạn chế về tự nhiên của Khu vực đồi núi và KV ĐB

Giáo án Địa lý 12 Bài 7: Đất nước nhiều đồi núi (Tiếp theo) – Mẫu giáo án số 2

BÀI 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI (Tiếp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Biết đặc điểm địa hình đồng bằng, so sánh sự khác nhau giữa các đồng bằng ở nước ta.

- Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế ở mỗi vùng.

2. Kỹ năng

- Nhận biết các vùng đồng bằng trên bản đồ.

- Biết nhận xét mối quan hệ giữa địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển.

3. Thái độ

- Nhận thấy được sự đa dạng của địa hình nước ta.

- Củng cố thêm lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc

4. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, tư duy lãnh thổ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ TNVN, (- Bản đồ hành chính Việt Nam)

2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức - 1phut

2. Ôn và kiểm tra bài cũ

So sánh đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc?

3. Tiến trình bài học

Hoạt động 1: Khởi động, tình huống xuất phát

PA2: Khi nói về thiên nhiên nước ta, các em thường được nghe câu nói sau “ Rừng vàng biển bạc, đất phì nhiêu”.Vậy em hiểu thế nào là “rừng vàng”, “đất phì nhiêu”.

GV gọi HS trả lời. Gv tóm lược từ nội dung HS trả lời để vào bài.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Nội dung 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC ĐỒNG BẰNG

Hình thức: cả lớp, nhóm

Phương pháp: đàm thoại, thảo luận, khai thác hình ảnh.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

Gọi Hs nhắc lại k/n ĐB châu thổ, ĐB ven biển và chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

Nhóm

B1: Chia nhóm – giao nhiệm vụ.

- Nhóm 1: Tìm hiểu ĐBSH

- Nhóm 2: Tìm hiểu ĐBSCL

- Nhóm 3: Tìm hiểu ĐB ven biển

Nội dung tìm hiểu của từng vùng:

- Nguồn gốc hình thành

-Diện tích

-Đặc điểm địa hình.

- Đất.

- Tác động của thuỷ triều, con người.

B2: Học sinh tiến hành thảo luận thống nhất ý kiến – 5 phút

B3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung, đặt câu hỏi

B4: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức

2. Khu vực đồng bằng

- Chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ

- Gồm 2 loại ĐB:

+ ĐB châu thổ: ĐBSH; ĐBSCL

+ ĐB ven biển

Yếu tố

ĐB sông Hồng

ĐB sông Cửu Long

ĐB ven biển

Nguồn gốc hình thành

Do phù sa sông Hồng và sông TB bồi đắp

Do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp

Do phù sa biển bồi đắp

Diện tích

15.000 km2

40.000 km2

15.000 km2

Hình dạng

Địa hình

- Hình tam giác

- Cao ở Phía Tây, tây Bắc, thấp dần ra biển.

- Bề mặt chia cắt thành nhiều ô vì có hệ thống đê kiên cố.

- Hình tứ giác (thang)

- Địa hình thấp, bề mặt tương đối bằng phẳng

- Chưa có hệ thống đê; kênh rạch chằng chịt.

- Nhiều vùng trũng ngập nước.

- Bề ngang hẹp

- Bề mặt chia cắt bởi các dãy núi =>ĐB nhỏ, phân thành 3 dải: Cồn cát, đầm phá; Vùng trũng thấp; trong là dải ĐB.

- Chia cắt bởi các dãy núi ven biển

Đất

- Đất phù sa trong đê không được bồi tụ, canh tác à bạc màu.

- Đất phù sa bồi thường xuyên ngoài đê < 15%.

Đất phù sa được bồi thường xuyên có sự phân hóa, đất phèn mặn chiếm diện tích lớn.

Đất phù sa pha cát, chua, nghèo dinh dưỡng

T/đ của thuỷ triều và con người

- ít có tác động của thuỷ triều (ngoài đê)

- Tác động nhiều của con người

- Tác động mạnh của thuỷ triều => Mang t/c tự nhiên

- Chưa có tác động nhiều của con người

- Chịu tác động của thuỷ triều

- Có tác động của con người

         

Nội dung 2: TÌM HIỂU THẾ MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA TỪNG KHU VỰC – 12p

Hình thức: cả lớp, nhóm

Phương pháp: đàm thoại, thảo luận, khai thác hình ảnh.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

GV yêu cầu học sinh đọc SGK và hiểu biết trả lời câu hỏi:

(?) Em hãy nêu thế mạnh và hạn chế của vùng núi, cao nguyên. Cho ví dụ chứng minh

(?) Em hãy nêu thế mạnh và hạn chế của đồng bằng?

HS: Tìm hiểu, trả lời và bổ sung

GV: Chuẩn xác kiến thức

III. Thế mạnh và hạn chế của vùng đồi núi và đồng bằng

(Bảng thông tin phần phụ lục)

Yếu tố

Vùng núi - cao nguyên

Vùng đồng bằng

Thế mạnh

- Giàu khoáng sản có nguồn gốc nội sinh =>phát triển CN khai thác, CB khoáng sản.

- Tài nguyên rừng: Phong phú về thành phần(nhiều loại quý hiếm) điển hình là rừng nhiệt đới ẩm, một số nơi có rừng cận nhiệt => phát triển lâm nghiệp, CB lâm sản

- Các cao nguyên, thung lũng rộng => phát triển vùng chuyên canh cây CN, chăn nuôi đại gia súc, cây ăn quả

- Sông nhiều thác ghềnh => phát triển thuỷ điện

- KH mát, phong cảnh đẹp => phát triển du lịch

- Đất phù sa, địa hình thấp, bằng phẳng => phát triển NN nhiệt đới (LTTP, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc nhỏ) và TS

- Một số nơi có khoáng sản ngoại sinh => phát triển CN khai thác và CB KS (dầu mỏ, khí đốt, than nâu...)

- Ven biển phát triển rừng ngập mặn, nuôi cá nước lợ...

- Xây dựng trung tâm CN, đô thị, khu CN, thương mại lớn

- Phát triển GTVT đường bộ, đường sông

Khó khăn

- Địa hình dốc, cắt xẻ => khó khăn cho phát triển GTVT=> xói mòn, sạt lở đất

- Địa hình cao => Sương muối, giá rét

- Thiên tai: Bão, lụt...

- Hạn hán

- Lũ: ĐB duyên hải, ĐBSCL

Hoạt động 3: luyện tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG

GV đọc câu hỏi, yêu cầu chọn 1 đáp án đúng.

Gọi HS trả lời, giải thích vì sao chọn đáp án đó.

GV nhận xét

Câu 1-NB: Đặc trưng nổi bật ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta là

A. địa hình thấp và bằng phẳng.

B. đồng bằng phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.

C. hàng nằm toàn đồng bằng được phù sa sông mới bồi đắp.

D. có hệ thống đê ngăn lũ.

Câu 2-VD: Bão, lũ lụt, hạn hán, gió tây khô nóng là thiên tai xảy ra chủ yếu ở vùng

A. Đồng bằng sông Hồng.B. Tây Bắc.

C. Duyên hải miền Trung.D. Tây Nguyên.

Câu 3-NB: Đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất nước ta là

A. đồng bằng sông Cửu Long.B. đồng bằng sông Hồng.

C. đồng bằng sông Mã.D. đồng bằng sông Cả.

Câu 1

D. có hệ thống đê ngăn lũ.

(Hệ thống điều kiên cố, được xd sớm)

Câu 2:

C. Duyên hải miền Trung. (do ảnh hưởng của vị trí, hướng địa hình)

Câu 3:

A. đồng bằng sông Cửu Long.

(khoảng 4.000km2)

Hoạt động 4: Vận dụng (12A1, 12D1)

Sử dụng tài liệu địa lí địa phương

Em hãy kể tên các dạng địa hình ở tỉnh Hà Nam?

Gọi Hs trả lời.

Gv nhận xét, bổ sung

Địa hình Hà Nam:

-Đồi, núi ở phía Tây, TB.

-Đồng bằng ở phía đông

Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo (12A1, 12D1)

Sử dụng tài liệu địa lí địa phương

Tỉnh Hà Nam đã và đang khai thác các yếu tố thuận lợi của địa hình để phát triển kinh tế như thế nào?

Gọi Hs trả lời.

Gv nhận xét, bổ sung

Địa hình Hà Nam:

-Đồi, núi ở phía Tây, TB: khai thác KS đá vôi, đá sét à VLXD, chăn nuôi, trồng cây ăn quả.

-Đồng bằng ở phía đông: sx lúa, hoa màu, cây CN hàng năm.

4. Tổng kết, đánh giá

Qua bài học, em đã hiểu rõ hơn về câu nói “ Rừng vàng , đất phì nhiêu” chưa? GV gọi 1 Hs trả lời.

Gv nhận xét, bổ sung.

-Rừng vàng – biểu tượng của núi nhiều lâm đặc sản, gỗ quý, khoáng sản.

-Đất phì nhiêu - đồng bằng, đất đai màu mỡ.

àCủng cố tình yêu quê hương đất nước. Nhưng nếu như các em nghĩ rằng đất nước ta giầu đẹp rồi hưởng thụ, lười biếng không chịu phấn đấu học tập và làm việc thì có giầu và đẹp được không? Không bao giờ.

Trong sự phát triển ngày nay, không phải chỉ dựa vào điều kiện tài nguyên, đang có nguy cơ bị cạn kiệt, yếu tố – mang tính quyết định là phải dựa vào “tài nguyên trí tuệ”“tài nguyên công nghệ”, Vì vậy, các em – những chủ nhân tương lai của đất nước cần phải quyết tâm cố gắng học tập và rèn luyện để đưa đất nước “sánh vai các cường quốc năm châu” .

5. Hướng dẫn về nhà

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK..

- Hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy

Từ khóa Trung tâm: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

Nhánh chính 3 nhánh:

+ Đặc điểm chung của địa hình.

+ Các khu vực địa hình.

+ Ảnh hưởng của các khu vực địa hình đối với phát triển kinh tế.

- Đọc và tìm hiểu trước bài mới: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

Gợi ý tìm hiểu:

+ Khái quát về biển Đông.

+ Ảnh hưởng của Biên Đông đến thiên nhiên nước ta: Khí hậu, địa hình, hệ sinh thái, tài nguyên thiên nhiên vùng biển, thiên tai.