Giáo án Địa lý 12 bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm– Mẫu giáo án số 1

BÀI 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH

CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

+ Hiểu và trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành CN trọng điểm ở nước ta.

2. Kĩ năng:

- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, về CN năng lượng, CN chế biến LTTP

- Phân tích cơ cấu ngành của một số trung tâm CN và phân bố của một số ngành CN trọng điểm .

II - THIẾT BỊ DẠY HỌC

-Bản đồ địa chất- khoáng sản VN

-Atlat địa lí VN

III - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm, sau đó giới thiệu cho HS biết các ngành công nghiệp trọng điểm sẽ tìm hiểu.

Hoạt động của GV-HS

Nội dung chính

Hoạt động 1; GV sử dụng sơ đồ cơ cấu công nghiệp năng lượng để giới thiệu cho HS những ngành CN hiện có ở nước ta và những ngành sẽ phát triển trong tương lai.

Hoạt động 2: tìm hiểu CN khai thác nguyên – nhiên liệu (cặp)

- Bước 1; HS dựa vào SGK, bản đồ địa chất- khống sản và kiến thức đã học:

+ Trình bày ngành CN khai thác than và công nghiệp khai thác dầu khí theo phiếu HT 1 và 2

- Bươc 2: HS trình bày, GV đưa thông tin phản hồi để đối chiếu.

Hoạt động 3: tìm hiểu ngành công nghiệp điện lực (cá nhân/cặp)

- Bước 1: HS dừa vào kiến thức:

+ Phân tích khái quát những thế mạnh về tự nhiênđối với việc phát triển ngành công nghiệp điện lực nước ta

+ Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp điện lực của nước ta.

+ Tại sao có sự thay đổi về cơ cấu sản lượng điện?

- Bước 2: đại diện HS trình bày, Gv chuẩn kiến thức

- Bước 3: tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố ngành thủy điện và nhiệt điện nước ta

+ Tại sao nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không được xây dựng ở miền Nam?

- Bước 4: HS trả lời, GV bổ sung, chuẩn KT.

Hoạt động 4: tìm hiểu ngành công nghiệp chế biến LT - TP

- Bước 1; GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ nông nghiệp, sơ đồ, bảng biểu trong SGK và kiến thức đã học:

+ Chứng minh cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP đa dạng

+ Giải thích vì sao CN chế biến LT-TP là ngành công nghiệp trọng điểm.

+ Tại sao nói: việc phân bố CN chế biến LT-TP mang tính qui luật?

- Bươc 2; HS trả lời, GV chuẩn Kiến thức.

1. Công nghiệp năng lượng:

a) CN khai thác nguyên nhiên liệu:

- CN khai thác than (thông tin phản hồi PHT 1)

- CN khai thác dầu khí (thông tin phản hồi PHT 2)

b) CN điện lực:

* Khái quát chung:

- Nước ta có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực

- Sản lượng điện tăng rất nhanh

- Cơ cấu sản lương điện phân theo nguồn có sự thay đổi:

+ Giai đoạn 1991-1996 thủy điện chiếm hơn 70%.

+ Đến năm 2005 nhiệt điện chiếm khoảng 70%.

- Mạng lưới tải điện đáng chú ý nhất là đường dây siêu cao áp 500kW

* Ngành thủy điện và ngành nhiệt điện:

- Thủy điện:

+ Tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai

+ Hàng loạt các nhà máy thủy điện công suất lớn đang hoạt động: Hòa Bình, Yaly

+ Nhiều nhà máy đang triển khai xây dựng: Sơn La, Na Hang

-Nhiệt điện:

+ Nhiên liệu dồi dào: than, dầu khí; nguồn nhiên liệutiềm tàng: năng lượng mặt trời, sức gió…

+ Các nhà máy nhiệt điện phía bắc chủ yếu dựa vào tha ở Quảng Ninh, các nhà máy nhiệt điện ở miền Trungvà miền Nam chủ yếu dựa vào dầu, khí

+ Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công suất lớn đi vào hoạt động: Phả Lại, Uông Bí và Uông Bí mở rộng, Phú Mĩ 1, 2, 3, 4…

+ Một số nhà máy đang được xây dựng

2. CN chế biến lương thực, thực phẩm:

-Cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính và nhiều phân ngành khác

-Dựa vào nguồn nguyên liệu của ngành trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản

-Hàng năm sản xuất một lượng rất lớn

-Việc phân bố CN ngànhmang tính chất qui luật. Nó phụ thuộc vào tính chất nguông nguyên liệu , thị trường tiêu thụ.

IV - ĐÁNH GIÁ

Kể tên 4 nhà máy thuỷ điện , trong đó có 2 cơ sở của địa phương

Nêu cấu trúc của ngành công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm

V - HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

Sưu tầm hình ảnh về các cơ sở sản xuấtđiện , chế biến lương thực-thực phẩm

5/ Phụ lục :

Thác Bà

110MW

Buôn KuÔp

280

Hủa Na (Nghệ An)

180

Đức Xuyên

58

Bản Chát (Lai Châu)

220

Dray H’Linh

28

Sông Tranh3

49

Hoà Bình

1900

Buôn Tua Srah

86

Tuyên Quang

342

Xê rê pok 3

70

Sơn La

2400

Xê rê pok 4

33

Ngòi San

36

Sông Ba Hạ

220

Bản Vẽ

320

Đại Ninh

300

Rào Quán

64

Đa Nhim

160

A Lưới

170

Đa Mi – Hàm Thuận

475

Hương Điền

81

Sông Hinh – Vĩnh Sơn

136

Bình Điền

44

Trị An

400

A Vương

210

Thác Mơ

150

Sông Tranh2

190

Đồng Nai3

180

Y a Ly

720

Đồng Nai4

340

Xê xan 3

280

Xê xan 4

330

Giáo án Địa lý 12 Bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm mới nhất – Mẫu giáo án số 2

Bài 27: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM

I. Mục tiêu bài học

1.Kiến thức

- Hiểu và trình bày được tình hình phát triển và phân bố của một số ngành CN trọng điểm ở nước ta.

- GD tích hợp BVMT: Vai trò của nguồn tài nguyên đối với việc PT ngành CN trọng điểm è việc khai thác ảnh hưởng tới môi trường.

2. Kĩ năng

- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, về CN năng lượng, CN chế biến LTTP

- Sử dụng bản đồ và Atlat để phân tích cơ cấu ngành của một số trung tâm công nghiệp và phân bố của các ngành công nghiệp trọng điểm.

3. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học;Năng lực giải quyết vấn đề;Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ, xử lí số liệu

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ Công nghiệp VN, Bản đồ địa chất- khoáng sản VN, Atlat địa lí VN

2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập, SGK. Đọc tìm hiểu trước nội dung bài

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ – 5'

Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối da dạng và đang có sự chuyển biến. Nguyên nhân của sự chuyển dịch

a) Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta tương đối đa dạng:

- Theo cách phân loại hiện nay, nước ta có 29 ngành công nghiệp, được chia làm 3 nhóm:

+ Nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành).

+ Nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành).

+ Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).

b) Cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến rõ rệt:

-theo hướng tăng tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng 2 nhóm ngành còn lại, nhằm thích nghi với tình hình mới để có cơ hội hội nhập vào thị trường khu vực và TG

- Trong cơ cấu ngành hiện nay đang nổi lên một số ngành công nghiệp trọng điểm như: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt may, công nghiệp vật liệu xây dựng,…

c, Nguyên nhân:

- Do tác động của công cuộc đổi mới nền kinh tế-xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

- Các nguồn lực phát triển công nghiệp được phát huy.

- Các nguyên nhân khác: thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, tăng nhanh nguồn nhân lực có kĩ thuật cao,...

3. Tiến trình

Hoạt động 1: Khởi động

GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm ngành công nghiệp trọng điểm, sau đó giới thiệu cho HS biết các ngành công nghiệp trọng điểm sẽ tìm hiểu.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Nội dung 1: Tìm hiểu ngành công nghiệp năng lượng

Hình thức: Nhóm, cá nhân

Phương pháp: dạy học hợp tác; đàm thoại; khai thác bản đồ, biểu đồ.

Hoạt động của HS, GV

Nộidung chính

GV nêu cơ cấu ngành CN năng lượng

GV sử dụng sơ đồ cơ cấu công nghiệp năng lượng để giới thiệu cho HS những ngành CN hiện có ở nước ta và những ngành sẽ phát triển trong tương lai.

* Nhóm

B1: Chia nhóm, giao nhiệm vụ

- N1: Tìm hiểu CN khai thác than:

+ Các loại than (trữ lượng và phân bố)

+ Tình hình sản xuất

- N2: Tìm hiểu CN khai thác dầu khí: Trữ lượng, phân bố, tình hình SX

B2: HS tìm hiểu, thảo luận

B3: Đại diện nhóm trình bày

B4: GV chuẩn xác kiến thức

* Cá nhân

- Nêu điều kiện để phát triển ngành điện lực nước ta?

- Khai thác hình ảnh và kiến thức nêu tình hình phát triển ngành CN điện lực?

+ Tại sao có sự thay đổi về cơ cấu sản lượng điện?

+ Sự khác biệt trong sử dụng nhiên liệu giữa các nhàmáy nhiệt điện phía Bắc và phía Nam?

- HS trình bày.

- GV chuẩn kiến thức

I. Công nghiệp năng lượng:

1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu

a. CN khai thác than

Các loại

Trữ lượng

Phân bố

Tình hình SX

Antraxit

Vài tỉ tấn (QN 3 tỉ tấn) đứng đầu ĐNB

Vùng ĐB (QN 90%)

- Khai thác sớm, chủ yểu ở phía Bắc

- Sản lượng tăng; hiện nay 34 triệu tấn/năm)

-

Than nâu

Hàng chục tỉ tấn

ĐB sông Hồng

Than bùn

Lớn

ĐBSCL (đặc biệt U Minh)

Than mỡ

Nhỏ

Thái Nguyên

b. CN khai thác dầu, khí

- Trữ lượng: Dầu mỏ vài tỉ tấn; Khí vài trăm tỉ m3

- Phân bố: Bể trầm tích ngoài thềm lục địa:

+ Bể trầm tích Cửu Long trữ lượng lớn, một số mỏ đã được khai thác (Rồng, Bạch Hổ...)

+ Bể trầm tích Nam Côn sơn có trữ lượng lớn nhất, ưu thế về khí, mỏ Đại Hùng đã được khai thác

Ngoài ra còn có ở SH, Trung bộ, Thổ Chu - Mã Lai

- Tình hình sản xuất:

+ Năm 1986 bắt đầu khai thác.

+ Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng (2005-18,5 tr.tấn, 2009-19,5 tr.tấn).

+ Ngành công nghiệp lọc-hóa dầu vừa mới ra đời với nhà máy lọc dầu Dung Quốc (Quảng Ngãi), CS 6,5 triệu tấn/năm.

+ Khí tự nhiên đang được khai thác cho các tuốc bin khí của nhà máy điện Phú Mĩ và dự án điện ở Cà Mau, là nguyên liệu để SX phân đạm (Phú Mĩ, Cà Mau).

·

3. Công nghiệp điện lực

a, Điều kiện phát triển

- Nguồn năng lượng phong phú: thán, dầu mỏ, thủy năng, năng lượng mới,...

- Nhu cầu tiêu dùng, sản xuất tăng

- Chính sách phát triển của Nhà nước

* Tình hình phát triển chung

- SL điện tăng rất nhanh: 5,2 tỉ kw(1985) -> 52,1 tỉ kw

+ 1991 - 1996: Thuỷ điện chiếm 70%

+ 2005: Nhiệt điện chiếm 70%

- Mạng lưới tải điện: Đáng chú ý nhất đường dây siêu cao áp 500kw

* Thuỷ điện:

- Tiềm năng rất lớn: khoảng 30 triệu kw, tập trung ở hệ thống sông Hồng, sông Đồng Nai

- Nhiều nhà máy thuỷ điện công suất lớn đang hoạt động: Hoà Bình 1920 Mw, Yaly 720 MW...

- Nhiều nhà máy đang xây dựng: Sơn La, Na Hang...

* Nhiệt điện:

- Nhiên liệu dồi dào: Than, dầu khí, năng lượng MT, gió….

- Phía bắc: Than ở QN; phía Nam: Dầu khí

- Hàng loạt nhà máy nhiệt điện có công suất lớn đi vào hoạt động: Phả Lại 1,2; Uông Bí; Phú Mỹ 1,2,3,4....

- Một số nhà máy đang xây dựng.

Nội dung 2: tìm hiểu ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm

Hình thức: Cả lớp

Phương pháp: đàm thoại, khai thác bản đồ, biểu đồ, bảng số liệu

- HS dựa vào bản đồ công nghiệp, sơ đồ, bảng biểu trong SGK và kiến thức đã học:

+ Chứng minh cơ cấu ngành CN chế biến LT-TP đa dạng.

Gọi HS trả lời

GV nhận xét, chuẩn KT

II. CN chế biến lương thực, thực phẩm

- Thế mạnh:

+ Nguồn nguyên liệu phong phú từ nông, lâm, thủy sản

+ Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong nước và ngoài nước.

- Tình hình phát triển:

+ Tỉ trọng giá trị sản xuất: tăng

+ Giá trị sản xuất: tăng

+ Cơ cấu rất phong phú và đa dạng với 3 nhóm ngành chính

Chế biến sản phẩm trồng trọt(phân ngành:… ….)

Chế biếnsản phẩmchăn nuôi (phân ngành:… ….)

Chế biến thủy hải sản(phân ngành:… ….)

- Phân bố mang tính chất qui luật: phụ thuộc vào tính chất nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ

Hoạt động 3: Luyện tập

Câu 1. Than có chất lượng tốt nhất của nước ta tập trung chủ yếu ở

A. Quảng Ninh.

B. Thái Nguyên.

C. Đồng bằng sông Hồng.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 1.

A. Quảng Ninh.

Câu 2. Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam, kể tên 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất ở miền Bắc và miền Nam của nước ta. Cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp đó.

Mức độ nhận thức: vận dụng

Hướng dẫn trả lời

- Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh là 2 trung tâm công nghiệp lớn ở hai miền Bắc và Nam nước ta.

- Cơ cấu ngành công nghiệp của 2 trung tâm:

+ Hà Nội: cơ khí, điện tử, sản xuất ô tô, hoá chất, vật liệu xây dựng, luyện kim đen, sản xuất giấy, chế biến nông sản, dệt may.

+ TP Hồ Chí Minh: cơ khí, điện tử, sản xuất ô tô, đóng tàu, hoá chất, vật liệu xây dựng, luyện kim đen, luyện kim màu, sản xuất giấy, chế biến nông sản, dệt may.

Hoạt động 4: Vận dụng

Giải thích vì sao CN chế biến LT-TP là ngành công nghiệp trọng điểm.

Gọi HS trả lời:

GV nhận xét, Hướng dẫn học sinh:

Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo

Câu hỏi: Tại sao nói: việc phân bố CN chế biến LT-TP mang tính qui luật?

Gọi HS trả lời:

GV nhận xét, Hướng dẫn học sinh:

4.Tổng kết, đánh giá – 4'

GV đặt câu hỏi : Qua bài học em hãy Chứng minh một ngành CN là ngành kinh tế trọng điểm?

Gọi HS trả lời:

GV nhận xét, Hướng dẫn học sinh:

Chứng minh 1 ngành CN là ngành trọng điểm:

+ Thế mạnh lâu dài: nguồn nguyên liệu, lao động, thị trường, chính sách,...

+ Hiệu quả kinh tế cao: khai thác từ biểu đồ trong Atlat ( tỉ trọng, giá trị sản xuất, sản lượng, cơ cấu, ...)

+ Tác động đến các ngành kinh tế khác:

5. Hướng dẫn về nhà 30'':

- Học và trả lời câu hỏi SG.

- Tìm hiểu trước bài Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp