Giáo án Địa lý 12 bài 19: Thực hành: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 19: Thực hành Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng – Mẫu giáo án số 1

Bài 19: THỰC HÀNH

VẼ BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH

SỰ PHÂN HOÁ VỀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI GIỮA CÁC VÙNG

I/Mục tiêu :

1.Kiến thức :

- Biết được mức sống của nhân dân ta ngày càng được cải thiện, tuy nhiên có sự phân hóa giữa các vùng.

2. Kỹ năng:

- Vẽ và phân tích biểu đồ, bảng số liệu về sự phân hóa thu nhập bình quân/người giữa các vùng.

II/Phương tiện dạy học :

-Bảng số liệu về thu nhập bình quân đầu người của các vùng nước ta trong SGK.

-Các dụng cụ để đo, vẽ (compa, thước, bút chì…)

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Khởi động:Một trong những tiêu chí quan trọngđể đánh giá chất lượng cuộc sống là thu nhập bình quân đầu người. Vậy thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng trong cả nước có đồng đều không? Nguyên nhân nào dẫn đến sự chênh lệch về thu nhập bình quân trên đầu người giữa các vùng? Bài thực hành hôm nay sẽ giúp các em trả lời những câu hỏi đó.

Bài mới

1/ Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng năm 2004

Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ

Hình thức tổ chức: Cả lớp

Bước 1: (5phút) Xác định yêu cầu của bài thực hành và xác định dạng biểu đồ thích hợp.

Câu hỏi: GV gọi 1HS đọc đề bài và yêu cầu cả lớp theo dõi.

-Bài thực hành yêu cầu làm những việc gì?

-Với yêu cầu như vậy, theo em vẽ dạng biểu đồ nào là thích hợp?

Bước 2: (15 phút) Vẽ biểu đồ

- Sau khi học sinh xác định được dang biểu đồ thích hợp, GV yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ. Cả lớp vẽ trong vở (Yêu cầu: vẽ chính xác, đầy đủ thông tin, đẹp…)

Ảnh đính kèm

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI/THÁNG

GIỮA CÁC VÙNG NĂM 2004

- Sau khi học sinh vẽ xong trên bảng, GV yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét về bài làm của bạn. GV nhận xét – đánh gia.

2/ So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm.

Hoạt động 2: So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm.

Hình thức tổ chức: Nhóm

Bước 1: (7 phút) GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ: Dựa vào bảng số liệu SGK các nhóm thảo luận rút ra những nhận xét cần thiết và giải thích nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân giữa các vùng (thảo luận trong 5 phút).

Các nhóm làm việc. GV theo dõi và hướng dẫn các nhóm làm việc.

Bước 2: (13 phút) Sau khi hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu đại diện 1 nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại bổ sung.

GV chuẩn kiến thức:

-Mức thu nhập bình quân của các vùng đều tăng (trừ Tây Nguyên giảm ở giai đoạn 1990 – 2002) nhưng tốc độ tăng không đều. Lấy VD để chứng minh.

-Mức thu nhập bình quân giữa các vùng luôn có sự chênh lệch. Lấy VD chứng minh.

GV nhận xét thái độ làm việc của từng nhóm và đánh giá.

V/ ĐÁNH GIÁ

VI/ HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

GV yêu cầu HS về hoàn thành nốt bài thực hành và soạn trước bài mới.

VII/ Rút kinh nghiệm

Giáo án Địa lý 12 Bài 19: Thực hành Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng – Mẫu giáo án số 2

Bài 19: THỰC HÀNH: VẼ BIỂU ĐỒ VÀ PHÂN TÍCH

SỰ PHÂN HOÁ VỀ THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI GIỮA CÁC VÙNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Nhận biết và hiểu được sự phân hoá về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng.

+ Biết được một số nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng.

2. Kĩ năng

+ Vẽ biểu đồ.

+ So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân theo đầu người giữa các vùng

3. Về thái độ, hành vi

+ HS tự mình làm thực hành, dưới sự hướng dẫn của giáo viên và trao đổi với bạn.

II. CHUẨN BỊ

1, Giáo viên:

+ Biểu đồ thu nhập BQ đầu người/ tháng của các vùng năm 2004 (GV chuẩn bị).

+ Các dụng cụ để đo, vẽ (compa, thước, bút chì…).

2,Học sinh: compa, thước, bút chì…).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ

I. Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng nước ta, năm 2004.

Khởi động (2’): Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển; Nền KT tăng trưởng khá, tuy nhiên còn có sự chênh lệch giữa các vùng. Bài hôm nay chúng ta cùng nghiên cứu:

+ GV chấm 2 HS, sau đó nhận xét.

Hoạt động 1: HS vẽ biểu đồ

+ HS nghiên cứu BSL và yêu cầu của đề bài, hãy chọn biểu đồ phù hợp.

+ HS nêu các bước vẽ, GV đánh giá và bổ sung.

+ HS tự vẽ, sau đó hoàn thiện biểu đồ.

+ GV chấm 2 HS, sau đó nhận xét.

+ Chọn biểu đồ hình cột (Hoặc thanh ngang), vì thể hiện sự so sánh BQ thu nhập đầu người giữa các vùng.

+ Vẽ biểu đồ.

+ Ghi các số liệu cần thiết lên biểu đồ.

+ Hoàn thiện biểu đồ.

II. So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm.

GV chuẩn kiến thức

Hoạt động 2: Nhận xét biểu đồ

Bước 1: Nhận xét

+ So sánh giữa các vùng

+ Sự tăng giảm qua các năm

+ Tốc độ tăng trưởng các vùng

Bước 2: Giải thích

II. So sánh và nhận xét mức thu nhập bình quân đầu người/tháng giữa các vùng qua các năm.

+ Thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng có sự phân hoá rõ rệt: Cao nhất là ĐNB, sau đó là ĐBSH, sau đó là ĐBSCL, thấp nhất là TB, BTB.

+ Mức thu nhập BQ theo đầu người giữa các vùng đều tăng, riêng Tây Nguyên từ 1999-2002 giảm, sau đó tăng.

+ Các vùng có sự thay đổi lớn qua các năm là: ĐBSH; TDMNBB; ĐNB…

+ Giải thích:

- ĐBSH có mức tăng trưởng cao nhưng dân số đông.

- ĐBSCL tuy không tăng trưởng cao nhưng dân số ít.

- ĐNB là vùng có mức tăng trưởng KT nhanh, tổng thu nhập lớn.

V. Đánh giá bài học (4’)

Câu 1: (Chọn đáp án đúng nhất) Hiện nay, ở nước ta mức thu nhập hàng tháng có sự chênh lệch lớn nhất giữa:

a. Các vùng ĐB và MNTD

c. Vùng PT nhất và chậm PT nhất

b. Thành thị và nông thôn

d. Nhóm 20% thu nhập cao nhất và 20% thu nhập thấp nhất*

Câu 2: (Chọn đáp án đúng nhất) Chỉ số có ý nghĩa hàng đầu để đánh giá chất lượng cuộc sống là:

a. GDP

c. GDP/người*

b. Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử

d. Trình độ học vấn

VI. Hướng dẫn về nhà (1’)

+ Tiếp tục hoàn thiện bài thực hành.