Giáo án Địa lý 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 6: Đất nước nhiều đồi núi - Mẫu giáo án số 1

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM

BÀI 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

I- Mục tiêu của bài học:

Sau bài học HS cần :

1.Về Kiến thức :

- Biết được đặc điểm chung của địa hình VN; đồi núi chiếm phần lớn diện tích đất liền của lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

- Hiểu được sự phân hoá địa hình đồi núi ở VN, đặc điểm mỗi khu vực địa hình và sự khác nhau giữa các khu vực đồi núi.

2.Về Kỹ năng:

Đọc và khai thác kiến thức trong bản đồ

3.Thái độ :

Hiểu và thông cảm với điều kiện kinh tế -xã hội vùng miền núi

II-Phương tiện dạy học :

-Bản đồ giáo khoaĐịa lí tự nhiên VN

-Tranh ảnh về cảnh quan các vùng địa hình đồi núi .

III-Tiến trình dạy học :

1. Ổn định :

2.Kiểm tra bài cũ :

Giai đoạn tân kiến tạo đã ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tự nhiên VN như thế nào ?

3.Giới thiệu bài mới :

Đất nước ta địa hình đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình VN,làm cho thiên nhiên VN có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi…bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu và làm rõ vấn đề này..

Tgian

Hoạt động của Thầy và Trò

Nội dung chính

10’

20’

5’

15’

HĐ1: Cá nhân

GV cho HS quan sát trên bản đồ địa lý tự nhiên ( treo bảng ) kết hợp với Atlát , bản đồ SGK để trả lời các câu hỏi :

- Các dạng địa hình chính của nước ta ?

- Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất ?

- Hướng nghiêng chung của địa hình ?

- Hướng chính của các dãy núi?

để rút ra đặc điểm chung của địa hình .

+ Khu vực đồi núi :

HĐ2 : Nhóm

GV chia lớp thành 4 nhóm chính để hoàn thành nội dung phiếu học tập ( phụ lục 1)

Các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét. GV đưa thông tin phản hồi , kết hợp cho HS xem một số tranh ảnh về vùng đồi núi : Đông Bắc, Tây bắc, Trường sơn Bắc, Trường sơn Nam

Phát triển thêm : Địa hình đồi núi chia cắt, cùng với hướng nghiêng như vậy sẽ có ảnh hươởg như thế nào đối với các yếu tố tự nhiên khácvà đối với sự phát triển kinh tế -xã hội nước ta ?

HĐ3 : cá nhân

GV cho HS xem trên bản đồ tự nhiên VN và xác định các vùng

1. Đặc điểm chung của địa hình :

a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tíchnhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

Đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng chiếm ¼ diện tích .

Đồng bằng và đồi núi thấp chiếm 85%, trên 1000m: 1%

b)Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:

-Có tính phân bậc rõ rệt

-Thấp dần từ TB xuống ĐN

-Cấu trúc 2 hướng chính:

+Hướng TB-ĐN

+Hướng vòng cung

(Hướng Tây bắc- đông nam : núi vùng Tây bắc, Bắc Trường sơn

Hướng vòng cung : núi vùng đông bắc, Nam Trường Sơn)

c) Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: Cắt xẻ mạnh,xói mòn rửa trôi,nhiều hang động..

d)Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

2. Các khu vực địa hình :

a) Khu vực đồi núi :

-Địa hình chia làm 4 vùng :

+ Vùng Đông Bắc : 4 cánh cung và đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích . Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc – Đông Nam .

+ Vùng Tây Bắc : Địa hình cao

. Phía đông :dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ

. Phía tây : núi trung bình dọc biên giới V-L

. Giữa thấp hơn đan xen các cao nguyên , sơn nguyên

Xen giữa là các sông : sông Đà, sông Mã, sông Chu.

+ Trường sơn Bắc ::núi chạy song song hướng TB-ĐN, phía bắc và nam cao, ở giữa thấp

+ Trường sơn Nam : Gồm các khối núi và cao nguyên Nam Trung Bộ và khối núi Kon Tum,các cao nguyên nhiều tầng bậc.

- Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du :

Nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng: Đông Nam Bộ , rìa phía bắc và tâyĐBSH , rìa ven biển miền Trung.

IV- Củng cố :

- Những điểm khácnhau về địa hình giữa hai vùng núi ĐB và TB ?

-Địa hình vùng núi TS Bắc và TS Nam khác nhau như thế nào ?

V-Bài tập về nhà :

- Nêu các đặc điểm chung của địa hình VN

VI- Phụ lục:

Phụ lục 1

Vùng núi

Vị trí

Đặc điểm chính


Đông Bắc

( nhóm 1)

 

-Hướng nghiêng chung :

-Độ cao địa hình :

-Các cánh cung, thung lũng sông :

-Các đỉnh núi cao :

Tây Bắc

( nhóm 2)

   

Trường sơn Bắc

( nhóm 3)

   

Trường sơn Nam

( nhóm 4)

   

Ảnh đính kèm

Giáo án Địa lý 12 Bài Đất nước nhiều đồi núi – Mẫu giáo án số 2

BÀI 6: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Đặc điểm : đất nước nhiều đồi núi, chủ yếu là đồi núi thấp

- Hiểu rõ sự phân hoá địa hình đồi núi Việt Nam, đặc điểm mỗi vùng và sự khác biệt giữa các vùng.

2. Kỹ năng

- Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình, xác định bốn vùng đồi núi, đặc điểm các vùng trên bản đồ

- Xác định vị trí các dãy núi, khối núi, các dạng địa hình chủ yếu dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, dãy Trường Sơn, Tây Nguyên; các sông : Hồng, Thái Bình,...

3. Thái độ

- Nhận thấy được sự đa dạng của địa hình nước ta.

- Củng cố thêm lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc

4. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học;Năng lực giải quyết vấn đề;Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp;

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, sơ đồ

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ TNVN, (- Bản đồ hành chính Việt Nam)

2. Học sinh: Vở ghi, Át lát, vở bài tập, đọc và chuẩn bị bài.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức - 1p

2. Ôn và kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra bài thực hành

3. Tiến trình bài học

Hoạt động 1: Khởi động/Tình huống xuất phát

Gọi học sinh hát một đoạn hoặc cả bài Tàu anh qua núi, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây.Trong khi bạn hát HS bên dưới ngeh và liệt kê các dạng địa hình được nhắc đến trongbài hát --> Qua bài hát đó em thấy địa hình được nhắc đến chủ yếu ở nước ta là dạng địa hình nào.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Nội dung: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

Hình thức: Cả lớp

Phương pháp: đàm thoại phát vấn, khai thác bản đồ.

HOẠT ĐỘNG CỦA HS, GV

NỘI DUNG CHÍNH

Giáo viên yêu cầu HS đọc SGK, sử dụng Atlat địa lí Việt Nam:

- Nêu khái quát bốn đặc điểm của địa hình VN.

- CM địa hình nước ta chủ yếu là địa hình đồi núi thấp?

- Quan sát hình 6 xác định các hướng núi chính của nước ta? Kể tên 1 số dãy núi tương ứng.

+ Hướng TB-ĐN: Hoàng Liên Sơn, Pu đen đinh, Pu Sam Sao, Trường Sơn Bắc.

+ Hướng vòng cung: 4 cánh cung

(?) Nêu biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa ?

Hang, động, khe rãnh, bãi bồi, ...

(?) Lấy ví dụ về địa hình chịu tác động của con người?

Lần lượt trả lời các câu hỏi.

HS khác bổ sung

GV: Nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức.

I. Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam

1. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

- Địa hình đồi núi chiếm ¾ diện tích, đồng bằng chiếm ¼ diện tích

- Đồi núi thấp chiếm ưu thế:

+ Địa hình núi thấp 500-1000m chiếm 60% diện tích

+ Địa hình 1000-2000m chiếm 14% diện tích

+ Địa hình >2000m chiếm 1% diện tích

2. Cấu trúc địa hình khá phức tạp

- Hướng địa hình: TB-ĐN và hướng vòng cung.

- Địa hình thấp dần từ TB xuống ĐN

- Địa hình được Tân kiến tạo làm trẻ lại và phân bậc à đầy đủ các dạng địa hình.

3. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa

- Xâm thực mạnh ở miền núi

- Bồi tụ nhanh ở đồng bằng

4. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch…

Nội dung 2: TÌM HIỂU CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH

Hình thức: Nhóm bàn

Phương pháp: thảo luận, đàm thoại, khai thác bản đồ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

Giáo viên:

giới thiệu các dạng địa hình chính:Miền núi, trung du, đồng bằng.

Nhóm

GV chỉ trên bản đồ 4 địa hình vùng núi

B1: Chia nhóm – giao nhiệm vụ.

Nhóm 1,2,3 sử dụng Atlat trang 13

- Nhóm 1: Tìm hiểu vùng núi Đông Bắc

- Nhóm 2: Tìm hiểu vùng núi Tây Bắc

- Nhóm 3: Tìm hiểu vùng núi TSB

- Nhóm 4: Sử dụng Atlat trang 14, tìm hiểu vùng núi TSN

Nội dung tìm hiểu của từng vùng:

- Giới hạn của vùng

- Đặc điểm địa hình:

+ Độ cao

+ Hướng địa hình, một số dạng địa hình, dãy núi, sông chính

+ Hướng nghiêng địa hình

B2: Học sinh tiến hành thảo luận thống nhất ý kiến

B3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung

B4: Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức

- Xác định và chứng minh trên bản đồ địa hình Việt Nam các cao nguyên có sự phân bậc.

CN Kon Tum, Đăk lăk, Plâycu, Đăk Nông, Lâm Viên, Di linh.

Cá nhân

GV đặt dâu hỏi

- Xác định vị trí và đặc điểm vùng bán bình nguyên, đồi, trung du ở nước ta?

Gọi HS trả lời

HS khác nhận xét.

GV nhận xét, bổ sung nếu cần.

II. Các khu vực địa hình

1. Khu vực đồi núi

1.1. Vùng núi

a, Vùng núi Đông Bắc

- Giới hạn: Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

- Đặc điểm địa hình:

+ Là khu vực đồi núi thấp nhất nước ta.

+ Hướng địa hình:

·Hướng chính -vòng cung: 4 dãy núi cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

·Hướng TB – ĐN: Dãy núi con Voi; sông Hồng, sông Chảy.

+ Hướng nghiêng địa hình: Thấp dần từ TB àĐN.

b,Vùng núi Tây Bắc.

- Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Đặc điểm địa hình:

+ Là khu vực địa hình cao nhất nước ta, nhiều đỉnh núi cao >2000m (Phanxiphang: 3143m; Pusilung: 3076m; Phuluong: 2985m…)

+ Hướng địa hình: TB – ĐN

+ Chia 3 dải rõ rệt.

c, Vùng núi Trường Sơn Bắc

- Giới hạn: Từ phía nam sông Mã đến dãy Bạch Mã.

- Đặc điểm địa hình:

+ Địa hình núi thấp, bề ngang hẹp, nhiều dãy núi song song và so le nhau, Cao hai đầu, thấp ở giữa..

+ Hướng địa hình: TB – ĐN, thỉnh thoảng có dãy núi đâm ngang.

+ Hướng nghiêng địa hình: TB – ĐN

d, Vùng núi Trường Sơn Nam

- Giới hạn: Vùng núi phía Nam dãy Bạch Mã

- Đặc điểm địa hình: bất đối xứng giữa 2 sườn.

+ Khu vực núi cao: Các khối núi cao đồ sộ có đỉnh trên 2000m (khối Kon Tum, khối cực Nam trung bộ)

+ Cao nguyên xếp tầng bề mặt bằng phẳng.

+ Địa hình: Dốc đứng ở phía Đông, thoải xuống phía Tây.

+ Hướng núi: vòng cung

1.2. Vùng bán bình nguyên, đồi, trung du

vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng với miền núi

- Bán bình nguyên: Đông Nam Bộ là bậc thềm phù sa cổ cao 100m, 200m.

- Đồi trung du:

+ Thềm phù sa cổ bị chia cắt --> đồi bát úp

+ Rộng ở phía Bắc, phía Tây ĐBSH; hẹp ở miền Trung.

Hoạt động 3: luyện tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

GV đọc câu hỏi. Gọi HS trả lời, giải thích.

Gv nhận xét, bổ sung nếu cần.

Câu 1-NB. Cấu trúc địa hình nước ta gồm các hướng núi chính

A.tây-đông và bắc-nam

B.tây bắc- đông nam và vòng cung

C.tây bắc – đông nam và bắc –nam

D.vòng cung và tây- đông

Câu 2 - NB. Đặc điểm chung của địa hình vùng đồi núi Đông Bắc

A.địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế

B.địa hình đồi núi cao chiếm ưu thế

C.địa hình chủ yếu là cao nguyên, sơn nguyên

D.gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây bắc –Đông nam

Câu 1-NB.

Cấu trúc địa hình nước ta gồm các hướng núi chính

B.tây bắc- đông nam và vòng cung

(Atlat trang 13 hoặc hình 6–SGK)

Câu 2 - NB. Đặc điểm chung của địa hình vùng đồi núi Đông Bắc

A.địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế

(Căn cứ vào Atlat trang 13 để giải thích: màu sắc thể hiện độ cao 500-1000m)

Hoạt động 4: Vận dụng

Yêu cầu HS Lập bảngSo sánh các khu vực đồi núi nước ta? (gợi ý: độ cao chung, hướng núi, các dạng địa hình chính, các dãy núi chính)

 

Vùng núi

Đông Bắc

Vùng núi

Tây Bắc

Vùng núi

Trường Sơn Bắc

Vùng núi

Trường Sơn Nam

Phạm vi

       

Độ cao chung

       

Hướng núi

       

Các dạng địa hình chính

       

Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo.

Các em tìm nghe bài hát “ Dòng sông quê em, dòng sông quê anh”? Bài hát đó đề cập đến những dạng địa hình nào, ảnh hưởng của địa hình đó đến sản xuất và sinh hoạt như thế nào?

4. Tổng kết, đánh giá:

Gọi 1 HS tổng kết nội dung bài học:

- Đặc điểm chung của địa hình nước ta.

- Các vùng núi có đặc điểm khác biệt tạo nên sự đa dạng của địa hình nước ta.

- Vùng đồi, bán bình nguyên cũng có sự khác biệt rõ nét giữa miền Bắc với miền Nam.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Hoàn thiện nhiệm vụ hoạt động 4,5.

- Học và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc và tìm hiểu tiết tiếp theo

Gợi ý: Tìm hiểu đặc điểm của các đồng bằng nước ta theo gợi ý: Diện tích, nguồn gốc hình thành, đặc điểm địa hình, đất, tác động của thủy triều.

Tìm hiểu ảnh hưởng của các khu vực địa hình đến sản xuất và sinh hoạt.