Giáo án Địa lý 12 bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập – Mẫu giáo án số 1

BÀI 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I-Mục tiêu của bài học :

Học xong bài này, HS cần:

1.Về Kiến thức :

- Biết được công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế- xã hội.

- Biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tếvà khu vực của nước ta

- Biết một số định hướng để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới

2. Về kỹ năng:

- Phân tích biểu đồ và các bảng số liệu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng ….

- Biết liên hệ kiến thức địa lý với lịch sử, GDCD và thực tiễn cuộc sống khitìm hiểu về các thành tựu của công cuộc Đổi mới.

3.Về thái độ :

Xác định tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp phát triển của đất nước .

II-Phương tiện dạy học :

- Hình ảnh, tư liệu về các thành tựu của công cuộc Đổi mới ( tranh ảnh về CN,

nông thôn mới , dịch vụ công ..

-Một số tư liệu về sự hội nhập quốc tế và khu vực

III-Tiến trình dạy học :

1-Ổn định : 5’

Giới thiệu về phương pháp học bộ môn, các sách, vở bài tập , tập bản đồ

Tgian

Hoạt động của Thầy và Trò

Nội dung chính

15’

10’

10’

HĐ1 : Nhóm ( cặp )

Bước 1: GV cho HS ( cặp ) sử dụng SGK để rút ra nội dung : Bối cảnh, diễn biến, và thành tựu .

Bước 2 : GV phân tích biểu đồ (hình 1.1) để cho HS thấy về việc ngăn chặn và đẩy lùi nạn lạm phát.

Bước 3 : Cho HS giải thích về 3 xu thế , tập trung vào “ Dân chủ hoá “ , “Nền kinh tế hàng hoá, nhiều thành phần” , “quan hệ giao lưu, hợp tác”

Bước 3 : Đàm thoại

GV cho HS dựa vào hình 1.1 và kênh chữtrang 8,9 để trả lời các câu hỏi chứng tỏ những thành tựu của công cuộc Đổi mới :

- Nạn lạm phát đã được đẩy lùi như thế nào ?

- Chứng tỏ tốc độ tăng trưởng kinh tế có tăng ?

- Chứng tỏcơ cấu kinh tếđã dịch chuyển theo hướng CNH,HĐH ?

Kết hợp GV cho HS xem một số tranh ảnh về công nghiệp, nông thôn mới… , cung cấp thêm các kiến thức về các vùngkinh tế trọng điểm, vùng chuyên canh… phân tích bảng 1.

HĐ2: Nhóm (cặp )

Hình thức tổ chức hoạt động như ở HĐ1

Gv chú trọng giải thích thêm về vừa hợp tác vừa cạnh tranh .

Giải thích các nguồn vốn :

ODA , FDI , FPI

Phân tích hình 1.2 để thấy được vai trò của nền kinh tế nhiều thành phần trong sự phát triển kinh tế , bổ sung thêm các số liệu về xuất nhập khẩu.

HĐ3 : cá nhân

GV cho HS nghiên cứu kênh chữ SGK và rút ra nội dung chính

GV giải thích thêm về nền kinh tế tri thức , sự phát triển kinh tế bền vững , những mặt trái của nền kinh tế thị trường

1. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế-xã hội :

a)Bối cảnh :

- Nước ta vừa thoát ra khỏi chiến tranh với hậu quả nặng nề,nạn lạm phát kéo dài.

- Thực hiện công cuộc Đổi mớitrên cơ sở nền nông nghiệp là chính

- Bối cảnh trong và ngoài nước rất phức tạp

b)Diễn biến :

- Manh nha từ 1979

- Thực sự từ Đại hội VI của Đảng (1986),thể hiệnở 3 xu thế :

+ Dân chủ hoá đời sống kinh tế -xã hội.

+ Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

+ Tăng cường quan hệ giao lưu hợp tác với các nước trên thế giới.

c)Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn :

- Nước ta thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế kéo dài, lạm phát đã được ngăn chặn và đẩy lùi

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH,HĐH

- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ chuyển biến rõ nét.

- Đời sống của nhân dân được cải thiện một bước.

2.Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực :

a) Bối cảnh :

- Toàn cầu hoá và khu vưc hoá

-VN bình thường hóa quan hệ với Hoa Kì, là thành viên của ASEAN (7/1995); tham gia diễn đàn APEC; là thành viên thứ 150 của WTO

b) Công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực đã đạt được những thành tựu to lớn.

- Thu hút mạnh nhiều nguồn vốn: ODA, FDI, FPI

- Hợp tác kinh tế-khoa học kỹ thuật, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường , an ninh khu vực được đẩy mạnh

- Ngoại thương phát triển mạnh

3) Một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập

-Thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo

- Hoàn thiện và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường

- Đẩy mạnh CNH,HĐH gắn liền với phát triển kinh tế tri thức

- Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế

-Có các giải pháp hữu hiệu bảo vệ tài nguyên , môi trường và phát triển kinh tế bền vững.

- Đẩy mạnh phát triển giáo dục, y tế, phát triển nền văn hoá mới, chống các tệ nạn xã hội, mặt trái của nền kinh tế thị trường.

IV-Củng cố :

Tìm hiểu hoàn cảnh trong nước, khu vựcquốc tế khi nước ta tiến hành công cuộc Đổi mới ?

Những thành tựu lớncủa công cuộc Đổi mới ở nước ta ?

V-Bài tập về nhà :

Xác định toạ độ địa lý các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của nước ta

Tìm hiểu các khái niệm : Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa . Trên cơ sở đó vẽ một lát cắt minh hoạ các khái niệm trên .

VI-Rút kinh nghiệm.

Giáo án Địa lý 12 Bài1: Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập – Mẫu giáo án số 2

Bài 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Biết được các thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới ở đất nước ta.

+ Hiểu được tác động của bối cảnh quốc tế và khu vực đối với công cuộc Đổi mới và những thành tựu đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.

+ Biết được một số định hướng chính để xây dựng công cuộc đổi mới.

2. Kĩ năng

+ Biết liên hệ các kiến thức địa lí với các kiến thức về lịch sử, giáo dục công dân trong lĩnh hội tri thức mới.

+ Biết liên hệ SGK với các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, khi tìm hiểu các thành tựu của công cuộc Đổi mới.

3. Về thái độ, hành vi

+ Xác định tinh thần trách nhiệm của mỗi người đối với sự nghiệp phát triển của đất nước.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên:

+ Một số hình ảnh, tư liệu, vi deo...về các thành tựu của công cuộc Đổi mới .

+ Một số tư liệu về sự hội nhập quốc tế và khu vực.

2. Học sinh.

+ Tìm hiểu về những thành tựu đổi mới của địa phương

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1:

I. Công cuộc đổi mới là một cuộc cải cách toàn diện về KT-XH

Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài.

GV hỏi HS

+ Sau chiến tranh nước ta đã gặp những khó khăn gì ?

+ Đảng và Nhà nước ta đã làm gì để vượt qua khó khăn đó ?

Bước 3: GV khẳng định công cuộc đổi mới là đúng đắn, phù hợp với tình hình lúc đó, bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng.

GV đưa ví dụ dẫn chứng.

Bước 2: Bằng kiến thức về lịch sử, HS trả lời câu hỏi đó

1. Bối cảnh và diễn biến

+ Đất nước sau 1975 đến 1986, đất nước gập nhiều khó khăn (Chiến tranh tàn phá, nông nghiệp mang tính tiểu nông, khủng hoảng, kinh tế bao cấp…)

+ Công cuộc đổi mới manh nha từ 1979 (Từ nông nghiệp, khoán 100, khoán 10), Đảng và Nhà nước ta đã xác định được đường lối phát triển KT đúng đắn và được khẳng định ở ĐH VI của Đảng 1986..

+ Xu thế toàn cầu hoá dẫn đến nền KTTG có nhiều thay đổi, cần có sự hợp tác, liên kết giữa các quốc gia và châu lục.

2. Công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu (20 năm).

+ Thoát khỏi khủng hoảng KT, lạm phát kiềm chế ở 1 con số.

+ Tốc độ tăng trưởng KT khá cao (8,4%-2005)

+ Cơ cấu KT chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng trong GDP của CN và DV, giảm tỉ trọng của nông nghiệp.

+ Cơ cấu KT theo lãnh thổ cũng chuyển biến rõ rệt: 3 vùng KT trọng điểm, phát triển các vùng trọng điểm SXLT-TP, vùng chuyên canh; Trung tâm CN, khu CN, khu chế xuất…

+ Đời sống nhân dân cải thiện, xoá đói giảm nghèo…

Hoạt động 2.

II. Nước ta trong hội nhập quốc tế và khu vực.

Bước 2: GV nhấn mạnh sự chuyển dịch cơ cấu KT theo ngành, theo lãnh thổ và sự phát triển của đất nước

+ Theo ngành: Giảm tỉ trọng ngành N-L-NN, tăng CN.

+ Theo lãnh thổ: Hình thành các vùng trọng điểm SXLT-TP; Hình thành các vùng động lực phát triển KT, vùng chuyên canh và các khu CN, khu chế xuất; Trên cả nước hình thành 3 vùng KT trọng điểm.

+ Theo TPKT: Giảm tỉ trọng TPKT Nhà nước, tăng TPKT ngoài Nhà nước và KT có vốn đầu tư nước ngoài.

Bước 4. GV chuẩn kiến thức

Bước 1: HS quan sát hình 1.1, bảng 1 và hiểu biết của em, cho biết ( Hoạt động cá nhân )

+ Những thành tựu của công cuộc đổi mới ?

Bước 3: Hoạt động theo nhóm (2 bàn cạnh nhau một nhóm), HS dựa vào hình 1.2 và SGK trả lời câu hỏi:

+ Cơ hội và thách thức khi nước ta hội nhập quốc tế và khu vực ?

Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét

1. Cơ hội

+ Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với ASEAN, bình thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ-1995, gia nhập WTO-2007…

+ Tranh thủ nguồn lực bên ngoài (Vốn, công nghệ, thị trường…)

- Thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài (Hình thức ODA, FDI, FPI…)

- Hợp tác KT-KHKT, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường..

- Ngoại thương phát triển (XK hàng dệt may, thiết bị điện tử, gạo, cà phê, thuỷ sản…)

2. Thách thức

+ Cạnh tranh quyết liệt với nền KT khu vực và TG.

+ Tác động của mặt trái KT thị trường (Văn hoá, xã hội…)

Hoạt động 3.

III. Một số định hướng chính

Bước 1: Hoạt động cá nhân, GV hỏi:

+ Những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc đổi mới

Bước 3. GV chuẩn kiến thức

Bước 2. HS trả lời .

+ Đổi mới một cách toàn diện, đồng bộ; Tăng trưởng đi đôi với xoá đói giảm nghèo, đi đôi với sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

+ Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ thể chế KT thị trường định hướng XHCN.

+ Đẩy mạnh CN hoá, hiện đại hoá gắn với nền KT tri thức.

+ Đẩy mạnh phát triển GD, VH, YT, chống các tệ nạn XH…

Hoạt động 4. ………

Câu 1: (Chọn đáp án đúng nhất) Yếu tố giúp Việt Nam hòa nhập nhanh chóng vào khối ASEAN là ?

a. Đường lối đổi mới của VN

c. Xu hướng từ đối đầu sang đối thoại của vùng

b. Vị trí địa lí

d. Tất cả các yếu tố trên*

Câu 2: (Chọn đáp án đúng nhất) Yếu tố nào không phải là chủ trương của xu thế dân chủ hóa đời sống KT-XH ?

a. Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung bao cấp

c. Nâng cao nhận thức của người dân về quyền lợi và nghĩa vụ

b. Để người dân được toàn quyền trong mọi sinh hoạt và SX*

d. Trao dần cho dân quyền tự chủ trong SX và đời sống

Câu 3: Câu sau đúng hay sai

+ Chỉ số giá tiêu dùng ở nước ta thời kỳ 1986 đến năm 2000 có xu hướng giảm, phản ánh giảm lạm phát. đ

+ Đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam gọi là FPI. s

Câu 4: Những thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta ?

. Hướng dẫn về nhà (1’)

-Học bài theo câu hỏi SGK trang 11.

- Soạn bài tiếp theo