Giáo án Địa lý 12 bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ mới nhất

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN LÃNH THỔ

Giáo án Địa lý 12 Bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ - Mẫu giáo án số 1

BÀI 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

I-Mục tiêu của bài học :

Sau bài học, HS cần :

1.Về Kiến thức :

- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ nước ta : các điểm cực ( Bắc,Nam,Đông,Tây ) của phần đất liền, vùng biển,vùng trời và diện tích lãnh thổ

- Phân tích để thấy được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ có ý nghĩa rất quan trọng đối với đặc điểm địa lí tự nhiên, kinh tế- xã hội và quốc phòng

         2.Về Kỹ năng:

- Xác địnhđược trên bản đồ về phạm vi, vị trí lãnh thổ nước ta, xác định được

toạ độ địalí các điểm ở cực Bắc, Nam , Đông, Tây.

3.Về Thái độ :

- Củng cố lòng yêu quê hương đất nước , tựhào về tiềm năng của nước ta.

II-Phương tiện dạy học :

- Bản đồ các nước Đông Nam Á ( hoặc Châu Á )

- Bản đồ về đường cơ sở trên biển nước ta với các nước trong biển Đông

III-Tiến trình dạy học :

1-Ổn định :

2-Kiểm tra bài cũ : (5’)

* Cho biết hoàn cảnh trong nước, khu vựcquốc tế khi nước ta tiến hành công cuộc Đổi mới ?

* Khi nền kinh tế thị trường phát triển thì mặt trái của nó là những vấn đề nào ?

3-Giới thiệu bài mới :

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của một quốc gia có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia đó. Cùng nằm cùng vĩ độ với một số nước Tây Nam Á, Bắc Phi nhưng VN có những điều kiện thuận lợi hơn đó là nhờ vào vị trí và phạm vi lãnh thổ nước ta có những nét đặc biệt. Bài học nầy sẽ làm rõ vấn đề đó .

Tgian

Hoạt động của Thầy và Trò

Nội dung chính

10’

15’

10’

HĐ1: cá nhân

GV treo bản dồ tự nhiên Đông Nam Á

Cho HS xác định vị trí và phạm vi lãnh thổ VN trên bản đồ

Trên bản đồ tự nhiên VN , xác định và ghi lên bảng toạ độ địa lý các điểm cực B,N, Đ,T

Tại sao nước ta nằm ở múi giờ thứ 7 ?

Thuỵ Sĩ ở múi giờ số 2 , ta xem bóng đá lúc 1h45 thì lúc đó ở Thuỵ Sĩ là mấy giờ ?

HĐ2 : Nhóm

Chia lớp thành 6 nhóm

Nhóm 1,4 : (a)

Nhóm 2,5 : (b)

Nhóm 3,6 : (c)

Bước 1: Căn cứ vào bản đồ hành chính VN (trang 5 SGK )cho biết tên các tỉnh giáp biên giới trên đất liền ở nước ta

(a): Việt –Trung

(b) : Việt – Lào

(c): Việt –Campuchia

Bước 2: Căn cứ vào nội dung SGK , vẽ một sơ đồ về vùng biển để xác định các khái niệm đó ( a,b,c)

Bước 3 : GV dùng bản đồ vùng biển để chuẩn kiến thức về vùng biển

HĐ3: Cá nhân

- Những ý nghĩa tự nhiên được rút ra từ vị trí của nước ta ? ( thuận lợi, khó khăn )

- Những ý nghĩa kinh tế-xã hội rút ra từ vị trí của nước ta ?

1. Vị trí địa lí :

- Phíađông bán đảo Đông dương, gần trung tâm của ĐNÁ.

- Toạ độ địa lý : phần đất liền

Bắc:23023’B

Nam: 8034’B

Tây:102009’Đ

Đông: 109024’Đ

-Thuộc múi giờ thứ 7

2. Phạm vi lãnh thổ :

Gồm vùng đất , vùng trời, vùng biển

a) Vùng đất :Tổng diện tích 331212km2

biên giới đất liền : 4600km

+ Việt – Trung : 1400km

+ Việt –Lào:2100km

+ Việt – Campuchia : 1100km

đường bờ biển 3260km

có >4000 đảo , quần đảo

b) Vùng biển : bao gồm : vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa

Chủ quyền vùng biển khoảng 1 triệu km2

c)Vùng trời : khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ: vùng đất và vùng biển

3.Ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Nam :

a) Ý nghĩa tự nhiên :

→tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

→ có nhiều tài nguyên khoáng sản, sinh vật

→ Sự đa dạng của thiên nhiên

→ chịu nhiều thiên tai

b) Ý nghĩa kinh tế , văn hoá-xã hội và quốc phòng :

→ nằm trên ngã tư đường giao thông quốc tế thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế mở.

→có điều kiện chung sống, hoà bình, hợp tác và hữu nghị với các nước trong khu vực

→ nằm trong vùng nhạy cảm, năng động trong việc phát triển kinh tế, ổn định về chính trị

IV/Củng cố : (5’)

+ Tạisao nước ta không có khí hậu khắc nghiệt như một số nước Bắc Phi, Tây Nam Á mặc dù nước ta cùng chung vĩ độ ?

+Vì sao thềm lục địa nước ta rộng ? Giá trị kinh tế của thềm lục địa nước ta ?

V-Bài tập về nhà :

Chuẩn bị một lưới ô vuông gồm 8 x 5 = 40 ô vuông trên giấy bìa lịch ( 1 tờ/ bàn), bút chì, tẩy, Átlat địa lí VN.

VI-Phụ lục :

Ảnh đính kèm

VII-Rút kinh nghiệm

Giáo án Địa lý 12 Bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ - Mẫu giáo án số 2

Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – PHẠM VI LÃNH THỔ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Trình bày vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam : các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền ; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ.

- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế – xã hội và quốc phòng.

2. Kỹ năng

Xác định được trên bản đồ vị trí và phạm vi lãnh thổ nước ta.

3. Thái độ

Củng cố thêm lòng yêu quê hương đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc

4. Định hướng năng lực cho học sinh

- Năng lực chung: Năng lực tự học;Năng lực giải quyết vấn đề;Năng lực hợp tác; Năng lực giao tiếp; Năng lực tính toán.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng bản đồ, bảng số liệu, sơ đồ....; Năng lực tổng hợp theo lãnh thổ.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: - Bản đồ Tự nhiên Việt Nam

- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982)

2. Học sinh: Vở ghi, Át lát. Đọc và tìm hiểu các vấn đề có liên quan

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Ôn và kiểm tra bài cũ – 5'

(?) Bối cảnh quốc tế những năm cuối thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc đổi mới của nước ta?

(?) Tìm một số dẫn chứng về thành tựu của công cuộc đổi mới ở nước ta?

3.Tiến trình bài dạy

Hoạt động 1: Tình huống xuất phát

Em hãynêu sự khác biệt về cảnh quan thiên nhiên giữa khu vực Tây Nam Á với nước ta? Vì sao có sự khác nhau đó?

GV gọi HS trả lời.

Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng tới thành phần tự nhiên, phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Vị trí địa lí và lãnh thổ nước ta có đặc điểm và có ảnh hưởng như thế nào?=> chúng ta cùng tìm hiểu.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

Nội dung 1: Tìm hiểu đặc điểm vị trí địa lí nước ta

Hình thức: cả lớp

Phương pháp: Đàm thoại, Khai thác bản đồ, lược đồ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

(?) Quan sát bản đồ, atlat cho biết đặc điểm vị trí nước ta?

HS: Chỉ bản đồ, trả lời.

GV: Chuẩn xác kiến thức.

1.Vị trí địa lý

- Nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, phía nam lục địa Á – Âu.

- Hệ toạ độ địa lý:

+ Trên đất liền: Vĩ độ: 23023’B -> 8034’B

Kinh độ: 102009’Đ - 109024’Đ

+ Trên biển: Vĩ độ 23023’B -> 6050’B;

Kinh độ 1010Đ -> 117020’Đ.

- Tiếp giáp:

+ Đất liến- Trung Quốc, Lào, Campuchia.

+ Biển: 8 quốc gia.

- Nằm ở múi giờ thứ 7.

Nội dung 2: Tìm hiều phạm vi lãnh thổ nước ta

Hình thức: Cặp bàn

Phương pháp: Đàm thoại phát vấn,

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

GV yêu cầu học sinh quan sát bản đồ, sơ đồ phạm vi vùng biển và trả lời câu hỏi sau:

(?) Cho biết phạm vi lãnh thổ nước ta gồm những bộ phận nào? Đặc điểm từng bộ phận?

- Nêu đặc điểm vùng đất nước ta?

(Gợi ý: diện tích, tọa độ, tiếp giáp, đường biên giới, đường biển, đảo và quần đảo)

- Đặc điểm vùng biển nước ta?

(Diện tích, các bộ phận?)

- Em hãy cho biết ranh giới đất liền trên biển, ranh giới biển?

HS: Tìm hiểu, trả lời bổ sung.

GV: Chuẩn xác kiến thức kết hợp chỉ sơ đồ phạm vi vùng biển.

2. Phạm vi lãnh thổ

a. Vùng đất

- Diện tích đất liền và các đảo 331.212 km2.

- Tọa độ đất liền

- Biên giới: > 4600 km, chủ yếu rừng núi hiểm trở

(Trung Quốc: >1400km; Tây giáp Lào: > 2100km, Campuchia > 1100km)

- Đường bờ biển dài 3260 km.

- Đảo: Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Trường Sa (Khánh Hoà), Hoàng Sa (Đà Nẵng).

b. Vùng biển

- Diện tích khoảng 1 triệu km2

- Tiếp giáp với 8 quốc gia.

- Bao gồm:

+ Vùng nội thuỷ.

+ Vùng lãnh hải.

+ Vùng tiếp giáp lãnh hải.

+ Vùng đặc quyền kinh tế.

+ Vùng thềm lục địa.

c. Vùng trời

khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và vùng biển

Ảnh đính kèm

Nội dung 3: tìm hiểu ý nghĩa của vị trí địa lí

Hình thức: Nhóm

Phương pháp: thảo luận, đàm thoại.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

* B1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:

- N1, 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến tự nhiên.

- N3, 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến kinh tế.

- N5, 6: Tìm hiểu ảnh hưởng của vị trí địa lí đến VH – XH, QP.

* B2: HS tìm hiểu thảo luận, thống nhất trong nhóm.

* B3: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

* B4: GV chuẩn xác kiến thức.

3. Ý nghĩa của vị trí địa lý

a. Ý nghĩa đối với tự nhiên

- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng châu Á - Thái Bình Dương nên có tài nguyên khoáng sản phong phú.

- Nước ta nằm trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật nên tài nguyên sinh vật phong phú và đa dạng.

- Vị trí và hình thể (dài hẹp ngang) tạo nên sự phân hoá đa dạng về tự nhiên giữa các vùng miền.

- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…

b. Ý nghĩa về KT, VH, XHvà quốc phòng

- Về kinh tế:

+ Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng.

+ Nước ta còn là cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho các nước Lào, Thái Lan, Đông Bắc CamPu Chia và khu vực Tây Nam Trung Quốc.

-->Vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Về văn hoá, xã hội: thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Về an ninh, quốc phòng: vị trí đặc biệt quan trọng ở vùng Đông Nam Á, Biển đông có hướng chiến lược trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.

* Khó khăn: Bảo vệ chủ quyền và sức ép thù địch

Hoạt động 3: Luyện tập

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

GV đọc câu hỏi. Gọi HS trả lời, yêu cầu giải thích vì sao lựa chọn đáp án đó.

Câu 1. Đường biên giới trên đất liền nước ta dài:

A. 3600km.B. 4600km.

C. 4360km.D. 3460km

Câu 2. Vùng biển Đông giáp với bao nhiêu quốc gia?

A. 7.B. 8.C. 9.D. 10

Câu 3. Lãnh thổ nước ta trải dài :

A. Trên 12º vĩ tuyến.B. Gần 15ºvĩ tuyến

C. Gần 17º vĩ tuyếnD. Gần 18º vĩ tuyến

Câu 4. Nội thuỷ là :

A. Vùng nước tiếp giáp với đất liền nằm ven biển.

B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.

C. Vùng nước cách đường cơ sở 12 hải lí.

D. Vùng nước cách bờ 12 hải lí.

Câu 5. Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt.

A. Cầu TreoB. Xà Xía.

C. Mộc Bài.D. Lào Cai.

Câu 1. Đường biên giới trên đất liền nước ta dài:

B. 4600km.

Câu 2. Vùng biển Đông giáp với bao nhiêu quốc gia?

B. 8.

Câu 3. Lãnh thổ nước ta trải dài :

B. Gần 15ºvĩ.

Câu 4. Nội thuỷ là :

B. Vùng nước tiếp giáp với đất liền phía bên trong đường cơ sở.

Câu 5. Đây là cửa khẩu nằm trên biên giới Lào - Việt.

A. Cầu Treo(Hà Tĩnh)

Hoạt động 4: Vận dụng

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG CHÍNH

GV đọc câu hỏi. Gọi HS trả lời, yêu cầu giải thích vì sao lựa chọn đáp án đó.

Câu 1. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ :

A. Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng.

B. Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa.

C. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.

D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Câu 1. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ :

D. Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Hoạt động 5: Tìm tòi, sáng tạo

Tìm một số bài hát thể hiện được đặc điểm vị trí địa lí và ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta. (Việt Nam đất nước bên bờ sóng, ,…).

4. Tổng kết,đánh giá

- Giải quyết vấn đề đã nêu bằng câu hỏi.:

Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng độ vĩ ở Tây Á, châu Phi là do nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông và hình dạng lãnh thổ trải dài theo chiều Bắc Nam và hẹp theo chiều Đông Tây với chiều dài bờ biển trên 3260 km.

- GV nhận xét tình hình, thái độ học tập của lớp.

5. Hướng dẫn học ở nhà – 30'':

- Làm các câu hỏi trong sách bài tập.

- Chuẩn bị bài 3: Thực hành

Vẽ ở nhà lưới ô vuông trên giấy A4, Atslat, đọc trước bài ở nhà.

GV hướng dẫn HS vẽ khung ô vuông gồm 32 ô, đánh số thứ tự theo trật tự bên ngoài : theo hàng từ trái qua phải (từ A đến E), theo hàng dọc từ trên xuống dưới (từ 1 đến 8). Để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30 cm để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (3,4cm).