Giáo án Địa lý 12 bài 24: Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp mới nhất

Giáo án Địa lý 12 Bài 24: Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp – Mẫu giáo án số 1

Bài 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

I/Mục tiêu :

1.Kiến thức :

+ Hiểu và trình bày được điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thủy sản và một số phương hướng phát triển ngành thủy sản của nước ta.

+ Hiểu và trình bày được vai trò, tình hình phát triển, phân bố ngành lâm nghiệp, một số vấn đề lớn trong phát triển lâm nghiệp của nước ta.

2. Kỹ năng:

- Phân tích bản đồ nông lâm ngư , Atlat đại lý VN để xác định các khu vực SX, khai thác lớn,các vùng nuôi trồng thủy sản quan trọng.

-Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về lâm, ngư nghiệp.

II/Phương tiện dạy học :

-Bản đồ nông nghiệp VN

-Một số hình ảnh về khai thác và nuôi trồng thuỷ sản , lâm nghiệp

III/Tiến trình dạy học :

1/ Ổn định :

2/Giới thiệu bài mới :

Hoạt động của Thầy và Trò

Nội dung chính

Hoạt động 1: tìm hiểu những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản .

Hình thức: cá nhân/lớp

-Bước 1: Gv yêu cầu HS dựa vào kiến thức SGK và kiến thức đã học, hãy điền các thế mạnh và hạn chế đối với việc phát triển ngành thủy sản của nước ta.

-Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức

Hoạt động 2: tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành thủy sản

Hình thức: cá nhân, cặp

-Bước 1:

+ Gv yêu cầu HS căn cứ vào bảng số liệu 24.1, nhận xét tình hình phát triển và chuyển biến chung của ngành thủy sản

+ Kết hợp sgk và bản đồ nông – lâm – ngư nghiệp của VN, cho biết tình hình phát triển và phân bố của ngành khai thác

-Bước 2: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.

-Bước 3: tìm hiểu tình hình phát triển và phân bố hoạt động nuôi trồng thủy sản.


+ GV đặt câu hỏi: tại sao hoạt động nuôi trồng thủy sản lại phát triển mạnh trong những năm gần đây và ý nghĩa của nó?

+ HS khai thác bảng số liệu 24.2, cho biết ĐBSCL có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng nuôi cá tôm lớn nhất nước ta?

-Bước 4: HS trả lời, GV chuẩn kiến thức

Hoạt động 3: tìm hiểu ngành lâm nghiệp (HS làm việc cá nhân)

-Bước 1:

+ Gv yêu cầu HS cho biết ỹ nghĩa về mặt KT và sinh thái đối với phát triển lâm nghiệp

.

-Bước 2:HS trả lời, GV chuẩn kiến thức

-Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp

+ Yêu cầu HS đọc SGK và nêu :

Sự PT

Phân bố

1.Ngành thủy sản

a)Những điều kiện thuận lợi và khó khăn để phát triển thủy sản.

-Thuận lợi :

+Bờ biển dài,vùng đặc quyền kinh tế rộng,nguồn lợi hải sản phong phú,trữ lượng lớn.

+Có nhiều ngư trường lớn

+Có bãi triều, đầm phá ,rừng ngập măn: Nuôi trồng

+Nhiều sông suối, ao hồ,ô trũng

+ ND có kinh nghiệm, các phương tiện ngày càng tốt

+Nhu cầu thị trường ngày càng tăng

+ Chính sách của Nhà nước.

-Khó khăn :

+ Bão ,gió mùa ĐB

+Phương tiện chậm được đổi mới,chế biến còn nhiều hạn chế

b)Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản.

-Tình hình chung

+Ngành thủy sản có bước phát triển đột phá

+Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao

-Khai thác thủy sản:

+Sản lượng khai thác liên tục tăng

+Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhất là các tỉnh duyên hải NTB và Nam Bộ

-Nuôi trồng thủy sản:

+Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh do:

+ Tiềm năng nuôi trồng thủy sản còn nhiều

+ Các sản phẩm nuôi trồng có giá trị khá cao và nhu cầu lớn trên thị trường

- Ý nghĩa:

+ Đảm bảo tốt hơn nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp chế biến, nhất là xuất khẩu

+ Điều chỉnh đáng kể đối với khai thác thủy sản

- Hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh nhất là nuôi tôm ở ĐBSCL và đang phát triển ở hầu hết các tỉnh duyên hải

- Nghề nuôi cá nước ngọt cũng phát triển, đặc biệt ở đòng bằng sông Cửu Long và ĐBSH.

2.Lâm nghiệp

a) Ngành lâm nghiệp ở nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái.

-Kinh tế:

+ Tạo nguồn sống cho đông bào dân tộc ít người

+ Bảo vệ các hồ thủy điện, thủy lợi

+ Tạo nguồn nguyên liệu cho một số ngành CN

+ Bảo vệ an tồn cho nhân dân cả ở trong vùng núi, trung du và vùng hạ du.

-Sinh thái:

+ Chống xói mòn đất

+ Bảo vệ các lồi động vật, thực vật quí hiếm

+ Điều hòa dòng chảy sông ngòi, chống lũ lụt và khô hạn

+ Đảm bảo cân bằng sinh thái và cân bằng nước.

b) Tài nguyên rừng nước ta vốn giàu có nhưng đã bị suy thoái nhiều:

c)Sự phát triển và phân bố lâm nghiệp

-Sự pt :

-Phân bố

IV - ĐÁNH GIÁ:

1.Rừng nước ta hiện nay tập trung nhiều nhất ở đâu, vì sao phải bảo vệ rừng?

2.Những khó khăn để phát triển thủy sản của nước ta.

V - HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

HS làm bài tập 2 SGK

PHỤ LỤC:

PHIẾU HỌC TẬP

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện xã hội

Thuận lợi

Khó khăn

Thuận lợi

Khó khăn

       

Thông tin phản hồi

Điều kiện tự nhiên

Điều kiện xã hội

Thuận lợi

Khó khăn

Thuận lợi

Khó khăn

- Có bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng

- Nguồn lợi hải sản khá phong phú

- Thiên tai, bão lụt thường xuyên

- Một sốù vùng ven biển môi trường bị suy thối

- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm và truyền thống đánh bắt nuôi trồng thủy sản

- Phương tiện tàu thuyền, các ngư cụ trang bị ngày càng tốt

- Dich vụ và chế biến thủy sản được mở rộng

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Chính sách khuyến ngư của Nhà nước

- Phương tiện đánh bắt còn chậm đổi mới.

- Hệ thống các cảng cá còn chứa đáp ứng yêu cầu

- Công nghiệp chế biến còn hạn chế…

VI - Rút kinh nghiệm

Giáo án Địa lý 12 Bài 24: Vấn đề phát triển thủy sản và lâm nghiệp – Mẫu giáo án số 2

Bài 24: VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN THUỶ SẢN VÀ LÂM NGHIỆP

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

+ Phân tích được các thuận lợi và khó khăn để phát triển ngành thuỷ sản.

+ Hiểu được đặc điểm phát triển và phân bố ngành thuỷ sản (đánh bắt và nuôi trồng).

+ Biết được các vấn đề chính trong phát triển và phân bố sản xuất lâm nghiệp ở nước ta.

2. Kĩ năng

+ Đọc và phân tích biểu đồ cột chồng về sản lượng tôm nuôi năm 1995 và 2005 phân theo vùng.

+ Kĩ năng đọc và hệ thống hoá một số kiến thức qua các đoạn văn trong SGK.

3. Về thái độ, hành vi

+ Ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; Liên hệ với tình hình phát triển ngành thuỷ sản, lâm nghiệp ở địa phương.

II. CHUẨN BỊ

+ Bản đồ giáo khoa treo tường Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Việt Nam.

+ Bản đồ treo tường kinh tế chung Việt Nam.

+ Một số hình ảnh và video clip về ngành thuỷ sản và ngành lâm nghiệp.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Hoạt động 1: Kiểm tra kiến thức cũ

Khởi động (2’): Vấn đề phát triển thuỷ sản và lâm nghiệp hiện nay là vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm; Không chỉ có ý nghĩa về kinh tế, mà còn có ý nghĩa môi trường, sinh thái, bảo vệ chủ quyền đất nước.

GV chuẩn kiến thức.

Hoạt động 2: (Hoạt động cá nhân) Tìm hiểu về sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản.

- Sản lượng (đánh bắt, nuôi trồng)

- Cơ cấu sản lượng.

- Đánh bắt

- Nuôi trồng

- Phân bố.

Hoạt động 1: (Hoạt động nhóm) Tìm hiểu về điều kiện phát triển ngành thuỷ sản.

- Nhóm 1: Điều kiện tự nhiên (Diện tích mặt nước, ngư trường, hải văn, bão, gió….)

- Nhóm 2: Điều kiện KT-XH (Dân cư- lao động, CSVC- KT, đường lối chính sách, thị trường…)

Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét,

HS dựa vào BSL phần phụ lục để nhận xét cơ cấu sản lượng giữa đánh bắt và nuôi trồng.

HS dựa vào bản đồ Lâm- ngư nghiệp để trình bày sự phân bố.

I. Ngành thuỷ sản

1. Điều kiện phát triển

+ Vùng biển rộng hàng triệu km2, là vùng biển nóng, nơi hội tụ của nhiều loài sinh vật; Nên tài nguyên sinh vật biển rất phong phú đa dạng (hơn 2000 loài cá, 1647 loài giáp xác, hơn 2500 loài nhuyễn thể, hải sâm, sò, điệp….)

+ Vùng biển nước ta có 4 ngư trường lớn (Hải Phòng- Quảng Ninh; Ninh Thuận- Bình Thuận- Bà Rỵa- Vũng Tầu; Cà mau- Kiên Giang; QĐ Hoàng Sa- Trường Sa), thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ, hải sản.

+ Doc bờ biển có nhiều bãi triều, đầm phá, rừng ngập mặn, vũng, vịnh, …có thể phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản.

+ Nước ta có nhiều sông, suối, kênh rạch, ao hồ, đầm….Có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt, nước lợ...

+ Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản.

+ Các phương tiện tầu thuyền, ngư cụ, bến bãi, nhà kho, các cơ sở chế biến ngày càng tốt hơn.

+ Chất lượng sản phẩm của nước ta ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới như Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật bản….

+ Chính sách của Nhà nước ta ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ngành thuỷ sản, gắn khai thác với bảo vệ chủ quyền biển đảo.

+ Khó khăn: Bão, gió mùa ĐB…Gây thiệt hại nhiều. Phương tiện nói chung vẫn còn lạc hậu, năng suất thấp.

2. Sự phát triển và phân bố

+ Sản lượng thuỷ sản tăng nhanh: Từ 2,25 triệu tấn- 2000 tăng lên 3,4 triệu tấn- 2005.

+ Cơ cấu sản lượng: Khai thác giảm từ 73,8%- 2000 xuống còn 57,4%- 2005; Nuôi trồng tăng từ 26,2%- 2000 lên 42,6%- 2005.

+ Khai thác thuỷ sản: Đạt 1,79 triệu tấn- 2005, trong đó cá biển 1,36 triệu tấn (76%); Tập trung các tỉnh Kiên Giang, Bà Rịa- Vũng Tầu, Bình Thuận, Cà Mau, Bình Định...

+ Nuôi trồng thuỷ sản: Chủ yếu là tôm, cá; Đạt 1,48 triệu tấn- 2005, trong đó cá 0,97 triệu tấn, tôm 0,33 triệu tấn, khác 0,18 triệu tấn; Tập trung các tỉnh An Giang, Cà Mau, Đồng Tháp, Bạc Liệu, Cần Thơ…(Nuôi tôm nhiều là Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc trăng..) (Nuôi cá nhiều- Cá tra, cá ba sa là An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ…)

Hoạt động 5: Trình bày sự phát triển và phân bố rừng ở nước ta. Nêu biện pháp để khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nước ta ?

Hoạt động 4: Dựa vào BSL, Bài 14 và hiểu biết của em; Nêu đặc điểm rừng nước ta ?

HS dựa vào bản đồ Lâm- ngư ngiệp, Bản đồ nông nghiệp, Bản đồ tự nhiên nước ta.

II. Lâm nghiệp

1. Vai trò

+ Vai trò về kinh tế: Cung cấp gỗ, củi, lâm thổ sản, thuốc quý...

+ Vai trò về sinh thái: Bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, bảo vệ các nguồn gen…

2. Đặc điểm

+ Rừng nước ta bị suy giảm nhiều, nhưng đang được phục hồi; Diện tích rừng 1943 là 14,3 triệu ha, 1983 là 7,2 triệu ha, 2005 là 12,7 triệu ha; Trong đó rừng tự nhiên chiếm chủ yếu.

+ Rừng nước ta chia 3 loại chính:

- Rừng phòng hộ: 7 triệu ha gồm rừng đầu nguồn, phòng hộ…

- Rừng đặc dụng: Cúc Phương, Ba Vì, Ba Bể, Bạch Mã, Cát Tiên…

- Rừng sản xuất: 5,4 triệu ha, chủ yếu giao và cho thuê.

3. Sự phát triển và phân bố

+ Diện tích rừng nước ta là 12,7 triệu ha- 2005 trong đó rừng TN là 10,2 triệu ha, rừng trồng là 2,5 triệu ha; So với năm 1983 tổng diện tích tăng 5,5 triệu ha; Tuy nhiên hàng năm vẫn có hàng trăm nghìn ha rừng bị chặt phá và cháy, đặc biệt Tây Nguyên.

+ Rừng trồng chủ yếu nguyên liệu làm giấy, rừng gỗ trụ mỏ, rừng thông nhựa, rừng phòng hộ...

+ Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản:

- Mỗi năm ta khai thác khoảng 2,5 triệu m3 gỗ, 120 triệu cây tre luồng, gần 100 triệu cây nứa;

- Cả nước có hơn 400 nhà máy cưa xẻ, vài nghìn xưởng xẻ gỗ thủ công.

- Sản xuất giấy Bãi Bằng- Phú Thọ, Liên hợp giấy Tân Mai- Đồng Nai.

- Khai thác gỗ củi và than củi.

V. Đánh giá bài học (4’)

Câu 1: (Chọn đáp án đúng nhất) Tỉnh nào sau đây ở ĐBSCL nổi tiếng về nuôi cá tra, cá ba sa ?

a. Kiên Giang

c. An Giang*

b. Cà Mau

d. Bến Tre

. Câu 2: (Chọn đáp án đúng nhất) Loại rừng có diện tích lớn nhất nước ta là:

a. Rừng phòng hộ*

c. Rừng khoanh nuôi

b. Rừng sản xuất

d. Rừng đặc rụng

Câu 3: (Chọn đáp án đúng nhất) Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động lâm sinh:

a. Trồng rừng

c. Bảo vệ rừng

b. Khoanh nuôi rừng

d. Chế biến gỗ*

VI. Hướng dẫn về nhà (1’)

+ Trình bày ngành thuỷ sản, lâm nghiệp ở địa phương ?

+ Giải thích sự biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943- 1983; 1983- 2005; Phương hướng, biện pháp ?